Lợi và hại khi sử dụng rau húng bạc hà trong chế biến món ăn
Rau húng bạc hà hay còn gọi là rau húng, rau thơm là một trong những loại rau gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Mùi thơm và hương vị đặc trưng của rau húng bạc hà khiến chúng xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc.
Không thể phủ nhận vitamin và khoáng chất có trong rau húng rất có lợi cho sức khỏe người dùng nhưng loại rau này cũng có những hạn chế riêng. Người tiêu dùng cũng nên thận trọng trong sử dụng cũng như chế biến.
Lợi ích từ rau húng bạc hà
Rau húng bạc hà có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Ngoài việc được sử dụng trong các món ăn, húng bạc hà còn được sử dụng để chữa bệnh hoặc làm đẹp vì trong lá bạc hà giàu mangan, vitamin A, vitamin C. Đây cũng là nguồn cung chất xơ, folate, sắt, kali dồi dào cho cơ thể.
Menthol trong tinh dầu húng bạc hà có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh đường ruột.
Lá húng bạc hà còn có tác dụng chống ung thư, rất tốt cho gan và giúp ổn định lượng đường trong máu.
Lá húng bạc hà còn có tác dụng chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ tim, chống lại các thiệt hại do oxy hóa cho cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng
Tuy vậy, rau bạc hà còn có những thành phầm không tốt cho người sử dụng, đặc biệt là người mắc bệnh gout.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau bạc hà nấu với canh chua là món ăn làm tăng axit uric trong máu. Axit uric là một loại phế phẩm, nếu không được bài tiết kịp thời chất này sẽ kết tủa trong khớp, đường tiết niệu, dưới da gây nên tình trạng đau nhức cho bệnh nhân bị gout.
Bên cạnh đó, vì là rau ăn sống nên không phải ai cũng thích hợp sử dụng rau bạc hà. Các loại rau sống hiện nay đều có thể bị phun hóa chất hoặc dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thu hoạch không đúng thời hạn. Rau sống lại không qua chế biến nên các độc tố tồn dư sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Trẻ em dưới một tuổi cũng không nên cho ăn rau bạc hà.
Theo Depplus.vn/MASK
Tác dụng chữa bệnh ngạc nhiên của cần tây
Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt. Bên cạnh là một loại thực phẩm ngon, cần tây còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng đáng ngạc nhiên của cần tây bạn nên biết.
Các rối loạn về máu
Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và càrốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết...
Bệnh đường hô hấp
Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.
Táo bón
Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.
Mất ngủ
Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.
Giúp xương khỏe mạnh
Loại rau gia vị này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
Huyết áp cao
Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Bệnh gout
Kiềm trong cần tây có tác dụng trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout.
Chống ung thư
Những hợp chất như phthalide và polyacetylene giúp loại khử các chất sinh ung thư. Coumarin giúp ngăn chặn những tổn hại ở các tế bào do các gốc tự do gây ra. Acetylenics ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. A-xít phenolic có khả năng khóa chặt sự hoạt động của các prostaglandin (vốn là tác nhân kích thích sự phát triển của các tế bào ở khối u). Nhờ đó, sẽ ngăn không cho các khối u phát triển.
Lợi tiểu
Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
Giúp giảm cân
Cần tây là loại rau chứa rất nhiều khoáng chất, axit glutamic đồng thới có chứa 1 lượng tinh dầu nhỏ. Ngoài mùi thơm rất đặc trưng nên đươc làm gia vị cho các món ăn, cần tây còn có tác dụng giải nhiệt, ngăn ngừa tích tụ mỡ nên giảm cân rất tốt. Cần cũng cung cấp rất ít năng lượng và giúp đào thải lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể ép cần tây lấy nước để uống trong ngày để giảm cân tại nhà. Đây là cách không quá khó lại giúp bạn tận dụng được hết dưỡng chất và công dụng giảm cân của loại rau này.
Theo VNE
Biến những thứ bỏ đi thành hữu ích cho sức khỏe Đầu cá, vỏ cam, vỏ nho... là những thứ mọi người thường vứt bỏ mà không biết rằng chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Giáo sư Fariba Dehghani, đến từ trường công nghệ hóa học và sinh học phân tử (ĐH Cornell, ở New York), đứng đầu một nhóm nghiên cứu nhằm tìm ra cách tốt nhất để tận...