Lời khai của bà Trương Mỹ Lan về bữa trưa bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ
Bà Trương Mỹ Lan tranh thủ bữa cơm trưa tại trụ sở Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM để mời một số “át chủ bài” đến bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ đồng thông qua việc phát hành 25 gói trái phiếu khống.
Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, cơ quan điều tra (CQĐT) cho rằng, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ năm 2018 – 2020, bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện mất khả năng thanh toán.
Tổng giá trị 25 gói trái phiếu này là hơn 30.869 tỷ đồng, đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng. CQĐT xác định người bị hại là 35.824 trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra tại thời điểm ngày khởi tố vụ án (7/10/2022).
Theo lời khai của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tại CQĐT, năm 2018, bà Lan được cấp dưới báo cáo việc Ngân hàng SCB phải chịu áp lực trả lãi cho dân, trả nợ nhiều khoản tài chính còn tồn tại từ khoản nợ 133.000 tỷ đồng khi hợp nhất 3 ngân hàng vào năm 2012.
Bà Trương Mỹ Lan được cấp dưới báo cáo việc Ngân hàng SCB phải chịu áp lực trả nợ và trả lãi cho dân. Ảnh: VietNamNet
Mặt khác, năm 2017, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra Ngân hàng SCB. Kết quả thanh tra đã đưa SCB từ một ngân hàng được hỗ trợ để tái cơ cấu thành ngân hàng hoạt động bình thường, bị hạn chế về hạn mức tín dụng và nhiều hoạt động khác, dẫn đến hoạt động của Ngân hàng SCB lâm vào bế tắc.
Lúc này, bà Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB nhiều lần đề xuất bà Lan cho sử dụng Công ty An Đông và các công ty khác thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành trái phiếu để có nguồn xử lý các khoản nợ, giúp SCB vượt qua khó khăn.
Bà Lan khai rằng, khi đó bà đã đồng ý chủ trương cho sử dụng Công ty An Đông để phát hành trái phiếu.
Ban đầu bà Phương Hồng đề xuất phát hành trái phiếu Công ty An Đông từ 10.000 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng, nhưng sau đó, do tình hình thực tế phát sinh nhiều áp lực tài chính nên đã phát hành trái phiếu Công ty An Đông lên tới 25.000 tỷ đồng cùng nhiều công ty khác.
Video đang HOT
Bà Lan tranh thủ bữa cơm trưa tại trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở TPHCM để mời một số “át chủ bài” đến bàn chuyện.
Cụ thể, bà Lan đã mời ông Đinh Văn Thành, Chủ tịch SCB; ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB; bà Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng giám đốc SCB; ông Nguyễn Tiến Thành, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SVSI và ông Hồ Bửu Phương, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đến ăn cơm.
Trong bữa cơm, bà Lan ra chủ trương đồng ý cho mượn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, huy động nguồn tiền cho hoạt động của Ngân hàng SCB, giao cho các cá nhân trên chủ động nghiên cứu thực hiện.
Trong đó, ông Võ Tấn Hoàng Văn có vai trò chỉ đạo, điều hành Ngân hàng SCB triển khai thực hiện việc giới thiệu, tư vấn, bán trái phiếu do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành cho người dân.
Bà Nguyễn Phương Hồng có vai trò chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để lên phương án thực hiện việc phát hành trái phiếu, điều phối dòng tiền và sử dụng tiền thu được từ huy động trái phiếu; quản lý, theo dõi việc sử dụng tiền. Các “át chủ bài” khác cũng được phân công cụ thể từng việc khác nhau.
Cam kết khắc phục hậu quả của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát
Quá trình làm việc với CQĐT, bà Trương Mỹ Lan thừa nhận việc ra chủ trương phát hành trái phiếu của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là trái quy định của pháp luật vì không dùng tiền bán trái phiếu để đầu tư, sản xuất, tạo nguồn thu trả nợ cho trái chủ mà dùng để xử lý khủng hoảng tài chính của SCB, dẫn đến không có khả năng chi trả.
Bà Lan xin chịu trách nhiệm về sai phạm của mình, trả nợ trái phiếu cho các trái chủ bằng các hình thức sau:
Sử dụng toàn bộ tiền, tài sản của bà Lan đã bị kê biên phong tỏa, ngăn chặn, thu giữ và toàn bộ các khoản tiền, tài sản mà TAND TPHCM đã tuyên các cá nhân, tổ chức phải trả lại hoặc bồi thường cho bà Lan để ưu tiên thanh toán nợ và lãi trái phiếu cho các trái chủ.
Ngoài ra, bà Lan mong muốn những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc sử dụng tiền huy động được từ trái phiếu của các công ty này cũng phải có trách nhiệm để đảm bảo việc trả hết nợ và lãi trái phiếu cho người dân.
Tiền trái phiếu được đưa xuống hầm, giao cho lái xe của bà Trương Mỹ Lan
Gian dối trong hoạt động phát hành 25 gói trái phiếu "khống", thu về tổng số hơn 30 ngàn tỷ đồng, tiền được đưa xuống hầm, giao cho lái xe của bà Trương Mỹ Lan chở về nhà riêng hoặc điểm đến chỉ định.
Theo kết luận điều tra, với chuỗi hành vi, thủ đoạn liên tiếp, các bị can trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 đã hoàn thành hành vi gian dối trong hoạt động phát hành 25 gói trái phiếu "khống" của 4 công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny Word và Setra, bán cho nhà đầu tư, thu về tổng số hơn 30 ngàn tỷ đồng để sử dụng.
Đến nay còn dư nợ hơn 30 ngàn tỷ đồng của 35.824 trái chủ và không có khả năng thu hồi. CQĐT làm rõ, sau khi Công ty Chứng khoán TVSI chuyển tiền về, các đối tượng đã thực hiện giao dịch rút tiền để sử dụng tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành bằng 2 hình thức:
Thứ nhất là rút tiền mặt trực tiếp, đưa xuống hầm giao cho lái xe của bà Trương Mỹ Lan chở về nhà riêng hoặc điểm đến chỉ định.
Ngoài ra, có thể đưa trực tiếp cho Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) nhận hoặc một số cá nhân mà Nguyễn Phương Hồng yêu cầu giao trực tiếp tại Chi nhánh.
Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Phương thức thứ hai, cho các cá nhân được thuê đứng tên ký chứng từ rút tiền mặt, nộp tiền mặt vào các tài khoản chỉ định. Sau đó, tiếp tục đi lệnh chuyển tiền vào các tài khoản để sử dụng cho mục đích như: Trả nợ khoản vay, thanh toán thẻ tín dụng, chuyển tiền cho các công ty, cá nhân cụ thể...
Bằng phương thức và thủ đoạn trên, các bị can trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 đã che giấu được dòng tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu, cũng như những tổ chức, cá nhân hoặc tài khoản thụ hưởng tiền bán trái phiếu.
Hơn 25.000 bị hại trình báo
CQĐT xác định người bị hại là 35.824 trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World, Setra tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự ngày 7/10/2022 (F1).
Căn cứ thông tin trái chủ do Công ty Chứng khoán TVSI cung cấp và kết quả ủy thác điều tra, CQĐT ghi nhận yêu cầu thu hồi tài sản của các bị hại F1. Đối với trường hợp người đã mất thì ghi nhận yêu cầu của người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Các nhà đầu tư mua lại trái phiếu của các bị hại (F1) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Theo CQĐT, những người này nếu có yêu cầu đề nghị thì sẽ được giải quyết theo các vụ việc dân sự.
CQĐT đã ban hành các thông báo tìm bị hại và các quyết định ủy thác điều tra gửi đến Cơ quan CSĐT Công an tại 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, lấy lời khai của 35.824 người bị hại để làm rõ các sai phạm trong việc tư vấn, giới thiệu, bán trái phiếu của các cá nhân, tổ chức có liên quan...
Số lượng hồ sơ ủy thác chuyển về là 25.140/35.824 hồ sơ trái chủ (tỷ lệ 70,17%). Đến nay, CQĐT đã xác định rõ thông tin từng cá nhân và thu thập đầy đủ ý kiến của người bị hại. Tuy nhiên, còn nhiều bị hại đã chuyển nơi cư trú, chưa hợp tác đến trình báo.
Tại CQĐT, bà Trương Mỹ Lan khai, năm 2018 bà được Nguyễn Phương Hồng báo cáo việc SCB phải chịu áp lực trả lãi cho dân, trả nợ nhiều khoản tài chính còn tồn tại từ khoản nợ 133.000 tỷ đồng khi hợp nhất 3 ngân hàng để lại từ năm 2012.
Mặt khác, năm 2017, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN đã thanh tra Ngân hàng SCB, kết quả thanh tra đã đưa Ngân hàng SCB từ một ngân hàng cần được hỗ trợ để tái cơ cấu thành một ngân hàng hoạt động bình thường, bị hạn chế về hạn mức tín dụng và nhiều hoạt động khác, dẫn đến hoạt động của Ngân hàng SCB lâm vào bế tắc.
Lúc này, bị can Nguyễn Phương Hồng nhiều lần đề xuất bà Lan cho sử dụng Công ty An Đông và các công ty phát hành trái phiếu để có nguồn xử lý nợ và giúp SCB vượt qua giai đoạn khó khăn. Bị can Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB cũng báo cáo, đề xuất việc này.
Cuối cùng, bà Trương Mỹ Lan đã quyết định ra chủ trương cho mượn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, giao các bị can Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch SCB; Võ Tấn Hoàng Văn; Nguyễn Phương Hồng và Nguyễn Tiến Thành, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI "chủ động nghiên cứu, thực hiện".
Trương Huệ Vân giúp bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 13 nghìn tỷ ra sao? Liên quan đến vụVạn Thịnh Phát giai đoạn 2, cháu gái bà Trương Mỹ Lan là Trương Huệ Vân bị đề nghị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trương Huệ Vân bị cho là đã đồng phạm giúp Chủ tịch Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt 13 nghìn tỷ đồng. Kết quả điều tra cho thấy, Trương Huệ Vân là cháu...