Lợi ích từ củ sen đối với sức khỏe
Củ sen là thực phẩm có dinh dưỡng đa dạng, chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, tăng cường sức khỏe của não bộ, hệ tiêu hóa và tim mạch.
Theo đó, củ sen ngọt nhẹ được ví như hạt dẻ nước với hương vị hấp dẫn và kết cấu tương tự như khoai tây. Do có độ giòn hấp dẫn khi được nấu chín, nên củ sen được ứng dụng đa dạng trong nấu ăn như xào, luộc, hấp, chiên giòn, hầm canh.
Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng được sử dụng để làm tinh bột củ sen, hoặc thái lát được sấy khô để làm thuốc trong y học cổ truyền (liên ngẫu). Chính vì vậy, củ sen được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam gợi ý, một số tác dụng của củ sen như sau:
Giúp da tươi sáng
Củ sen là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C mà củ sen có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau.
Da được cung cấp vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra, đồng thời giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa. Vitamin C cũng giúp làm giảm các dấu hiệu tăng sắc tố, như các mảng sẫm màu (nám) và sự đổi màu của da.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Video đang HOT
Củ sen được coi là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng đồng. Đồng không chỉ giúp thúc đẩy mức năng lượng, củng cố xương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của các đường dẫn thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt đồng có thể liên quan đến sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, sử dụng củ sen sẽ kích thích hoạt động trí óc.
Ngoài ra, một lượng lớn các hợp chất polyphenolic trong củ sen giúp cải thiện chức năng thần kinh bằng cách kích thích sản xuất các yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não trong các tế bào thần kinh đệm, loại tế bào phong phú nhất trong hệ thần kinh trung ương.
Hỗ trợ tăng năng lượng
Sử dụng củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa và quản lý cân nặng
Củ sen cung cấp một lượng chất xơ. Do đó, củ sen hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa chỉ ra rằng, ngoài việc giảm táo bón, tiêu thụ chất xơ giúp giảm cảm giác đói, do đó giảm tổng năng lượng ăn vào và ngăn ngừa tăng cân.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng, có mối liên hệ nghịch giữa việc ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan với huyết áp và mức cholesterol.
Củ sen cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali chịu trách nhiệm đảm bảo nhịp tim khỏe mạnh. Những người có lượng kali thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là bị đột quỵ.
Điều này là do kali kết hợp với các khoáng chất như magie và calci, ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong tế bào. Qua đó, nó giúp giảm mức huyết áp và các vấn đề tim mạch như tim đập nhanh, lưu thông kém và hẹp động mạch.
Củ sen cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau. Vitamin C hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động thu gom chất oxy hóa và thúc đẩy tiêu diệt vi sinh vật.
Do vậy, thiếu vitamin C có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn.
'Gọi tên' những loại hạt ngày Tết vừa ngon, vừa ngăn tóc bạc sớm
Hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, óc chó là những món ăn vặt quen thuộc trong ngày Tết giúp tăng cường 'sức khỏe' mái tóc, ngăn tóc bạc sớm.
Hạt hướng dương giúp tăng cường 'sức khỏe' mái tóc, ngăn tóc bạc sớm. (Nguồn: Organic Food)
1. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa hàm lượng lớn sắt, kẽm, vitamin E và vitamin B6, giúp tăng cường sức khỏe mái tóc, ngăn ngừa tóc trắng.
2. Hạt bí
Hạt bí cung cấp các thành phần dinh dưỡng như sắt, kẽm, đồng, magie, giúp ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm. Hạt bí có thể rang ăn chơi, chế biến thành sữa hạt, nấu canh hoặc xào để làm chậm quá trình lão hóa tóc.
3. Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân chứa catalase giúp phân hủy hydrogen peroxide. Đây là gốc tự do làm hỏng nang tóc, dẫn đến tóc bạc sớm. Ăn hạnh nhân giúp giảm lượng hydrogen peroxide trong cơ thể, ngăn tóc bạc.
4. Hạt óc chó
Các tài liệu Đông y chỉ ra hạt óc chó hỗ trợ thông kinh mạch, làm đen tóc. Theo Tây y, óc chó giàu vitamin B, C, beta-carotene, protein và chất béo có lợi, có tác dụng bổ thận, nuôi dưỡng máu, có tác dụng trong việc kích thích tóc mọc đen, chắc khỏe.
5. Đậu phộng
Đậu phộng cung cấp hàm lượng lớn vitamin E, đồng, mangain, biotin và folate, các dưỡng chất này đều có lợi cho sức khỏe của tóc và ngăn tóc bạc.
Chạy bộ có đốt nhiều calo hơn đạp xe không? Chạy bộ và đạp xe đều là những hình thức vận động quen thuộc, giúp duy trì vóc dáng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc rằng chạy bộ hay đạp xe giúp đốt cháy nhiều calo hơn? Nếu muốn giảm cân nhanh, nên lựa chọn hình thức nào? 1. Chạy bộ hay đạp xe giúp...