Lợi ích sức khỏe của cá hồi
Omega 3 trong cá hồi cải thiện chức năng cơ tim, protein hỗ trợ giảm cân, vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ ung thư.
Ảnh minh họa
Cá hồi sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Không chỉ là món ăn ngon, cá hồi còn tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều dưỡng chất, theo Live strong.
Omega 3
Axit béo omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất. Do đó, chúng ta phải bổ sung bằng thực phẩm hoặc vitamin để cung cấp chất dinh dưỡng. Omega 3 thúc đẩy các khớp và da khỏe mạnh, hỗ trợ phát triển thần kinh ở trẻ chưa sinh.
Cá hồi Đại Tây Dương có nồng độ omega 3 cao nhất trong họ cá hồi. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên bổ sung hai phần omega 3 mỗi tuần để duy trì lợi ích sức khỏe tối ưu. Theo Worlds Healthiest Food, omega 3 cải thiện chức năng cơ tim và giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Protein
Cá hồi chứa 58% lượng protein cho mỗi khẩu phần 113 g. Cá hồi chứa các axit amin thiết yếu thúc đẩy sự tăng trưởng và giúp duy trì khối lượng mô cơ. Protein có trong cá hồi giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất hỗ trợ giảm cân. Ăn cá hồi ba ngày trở lên trong một tuần cũng sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Cá hồi có thể ăn kèm rau củ hấp tươi vào bữa tối tốt giúp cung cấp năng lượng, chống cơn đói.
Vitamin
Cá hồi cung cấp vitamin thiết yếu. Một miếng phi lê nướng 85 g cung cấp hơn 40% lượng vitamin B12 hàng ngày, hơn 30% niacin, hơn 25% vitamin B6, hơn 10% thiamin và axit pantothenic. Vitamin D thúc đẩy xương và răng khỏe mạnh, giảm nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng và một số loại ung thư.
Video đang HOT
Khoáng chất
Một khẩu phần cá hồi nướng 85 g cung cấp khoảng 50% lượng selen, phòng bệnh tim, ung thư, suy giảm tinh thần đi kèm với tuổi tác và bệnh tuyến giáp, theo Viện Y tế Quốc gia. Khẩu phần cá hồi tương tự cũng cung cấp 20% lượng phốt pho cho cơ thể.
Theo MedlinePlus.com, phốt pho giúp xương và răng chắc khỏe, bảo vệ thận và trái tim khỏe mạnh
Thùy An
Theo VNE
Những người bị tiểu đường hãy bỏ ngay thói quen ăn uống này nếu không muốn chết ngay lập tức
Người bị tiểu đường rất nên chú ý tới chú ý tới vấn đề ăn uống để cải thiện sức khỏe và bệnh tình đỡ bị trầm trọng lên.
Ăn ít rau
Rau xanh có chứa nhiều chất xơ nên sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trong cơ thể làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn đủ lượng rau cần thiết mỗi ngày thì quá trình hấp thụ đường vào máu sẽ diễn ra nhanh hơn, từ đó làm gia tăng sự sản sinh insulin của tuyến tụy và gây ra bệnh tiểu đường.
Không ăn cá
Trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ... đều có chứa nhiều axit béo Omega 3 nên giúp cân bằng huyết áp trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường nếu bạn bổ sung thường xuyên vào cơ thể. Do đó, hãy sửa ngay thói quen không động đến cá trong mỗi bữa ăn để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Bỏ bữa sáng thường xuyên
Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp bạn cung cấp năng lượng để hoạt động suốt cả ngày. Thế nên, việc bỏ bữa sáng thường xuyên vô tình kéo theo hàng loạt nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn, trong đó có cả bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thói quen này còn khiến lượng đường trong máu bạn giảm thấp, cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng... Vậy nên, cần sửa ngay việc bỏ bữa sáng thường xuyên nếu không muốn gặp phải những vấn đề sức khỏe tai hại về sau.
Ăn trái cây không kiểm soát
Cứ vô tư tiêu thụ nhiều trái cây vào cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bạn chỉ nên ăn trái cây ở một lượng vừa phải để giữ mức đường huyết trong cơ thể luôn ở tình trạng cân bằng. Một số loại trái cây giàu đường và ít nước như xoài, nho, cherry... nên chú ý hạn chế ăn quá nhiều để không khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn, đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.
Theo nghiên cứu, tăng tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ II.
Ăn uống không cân bằng
Ăn quá nhiều tinh bột, không đủ rau củ và các protein nạc có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Bữa ăn cân bằng giúp bạn cảm thấy no và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn cần.
Sử dụng protein nạc (như các loại thịt không xương, không da gà) cùng với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột (như gạo) có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà chỉ gây tác động tối thiểu lên đường huyết sau bữa ăn, cô nói.
Thường xuyên ăn tối muộn
Những người quá bận rộn với công việc trong ngày và thường có thói quen ăn tối muộn, đặc biệt là gần với thời gian ngủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác. Do càng về khuya, khi bạn nạp đồ ăn vào cơ thể thì lượng đường huyết cũng sẽ tăng lên và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vậy nên, hãy cố gắng duy trì thói quen ăn tối trước 7 giờ hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Lời khuyên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường:
Chia thành nhiều bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ.- Nên ăn dầu mỡ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe được chế biến từ đậu phụ, vừng, hạt lạc, cá...- Không ăn mặn.- Không nhậu nhẹt và các chất kích thích.
Theo phunutoday.vn
Ăn gì tốt cho mỗi bộ phận cơ thể? Cà rốt, trứng và ngô giúp mắt sáng, người chơi thể thao thì nên bổ sung chuối, đậu phụ. Theo Washington Post, mỗi loại thực phẩm chứa dưỡng chất riêng có lợi cho từng bộ phận cơ thể. Mắt Lòng đỏ trứng, ngô vàng, cà rốt giàu lutein, beta-caroten và chất chống oxy hóa. Ăn các loại thực phẩm này sẽ sáng mắt,...