Lợi ích của nước muối đối với làn da
Nước muối không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho làn da.
Từ khả năng làm dịu các vấn đề da liễu như chàm và vảy nến đến việc hỗ trợ tẩy tế bào chết. Nước muối là một giải pháp chăm sóc da tự nhiên, an toàn và hiệu quả nếu sử dụng đúng cách.
Nước muối tự nhiên, đặc biệt là nước biển sâu, chứa hàng loạt khoáng chất có lợi cho da như magie, canxi, kali, kẽm và selen. Những khoáng chất này không chỉ có đặc tính kháng khuẩn mà còn giúp cải thiện các tình trạng da nhờn, ngứa hoặc viêm nhiễm.
Theo một nghiên cứu, nước biển sâu – lấy từ độ sâu hơn 200m – có độ tinh khiết cao, giàu dinh dưỡng và ít vi khuẩn. Việc sử dụng nước này để chăm sóc da có thể giúp giảm tình trạng khô da, viêm, nứt nẻ và cải thiện cân bằng khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt hữu ích cho những người mắc hội chứng viêm da dị ứng.
Ảnh minh họa
Nước muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Với những người bị vảy nến mảng và viêm khớp vảy nến, liệu pháp tắm khoáng (balneotherapy) sử dụng nước muối tự nhiên như Biển Chết hoặc thêm muối biển vào bồn tắm, đã được chứng minh là giảm đau, làm mềm da, và hỗ trợ loại bỏ các mảng vảy.
Khoáng chất như sulfur trong nước muối giúp phá vỡ các mảng vảy nến, trong khi magie hỗ trợ giảm các yếu tố kích ứng da và gián tiếp tăng cường khả năng tái tạo.
Một lợi ích khác của nước muối là khả năng tẩy tế bào chết. Khi dùng như một chất tẩy da chết vật lý, nước muối giúp loại bỏ tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng da.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tẩy tế bào chết bằng nước muối không phù hợp với da mặt hoặc da nhạy cảm vì có thể gây kích ứng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước muối cho cơ thể hoặc các vùng da dày hơn.
Ảnh minh họa
Nước muối có tác dụng giảm ngứa, viêm da và các phản ứng dị ứng nhờ vào khả năng làm giảm kháng thể gây dị ứng IgE cùng histamin. Đồng thời, việc ngâm mình trong nước muối ấm còn thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho da, mang lại làn da mịn màng và rạng rỡ hơn.
Nước muối không chỉ hữu ích cho da mặt mà còn có thể sử dụng cho tóc. Nó giúp loại bỏ gàu, kích thích tuần hoàn máu trên da đầu và hấp thụ dầu thừa cũng như độ ẩm, ngăn chặn sự phát triển của nấm.
Video đang HOT
Dù có ít nghiên cứu khoa học về việc đưa nước muối vào quy trình chăm sóc da, bạn có thể thử các phương pháp sau dựa trên kinh nghiệm thực tế:
Bắt đầu sử dụng nước muối 1-2 lần mỗi tuần để quan sát phản ứng của da.
Ngừng sử dụng nếu da bị khô hoặc kích ứng.
Ưu tiên muối biển thay vì muối ăn để tận dụng các khoáng chất vi lượng.
Sử dụng muối hạt mịn thay vì muối hạt to để tránh làm tổn thương da.
Thử lau mặt bằng bông tẩm dung dịch nước muối, tránh chà xát mạnh
Đun sôi 2 cốc nước.
Thêm 1 thìa cà phê muối biển.
Để nguội và bảo quản ở nhiệt độ phòng để sử dụng khi cần.
Nước muối giúp giải quyết nhiều vấn đề từ mụn, viêm đến tình trạng da khô hoặc tổn thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy lắng nghe làn da và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu cần. Với cách sử dụng hợp lý, nước muối sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng để mang lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Cách trị rụng tóc từ củ gừng
Có thể sử dụng củ gừng hoặc chiết xuất từ gừng để làm nước gội đầu trị rụng tóc, dưỡng tóc mềm.
Vậy cách sử dụng như thế nào?
Tác dụng trị rụng tóc của củ gừng?
Thành phần trong củ gừng khá đa dạng, có khả năng làm đẹp da, chống rụng tóc rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng có lợi cho làm đẹp gồm:
Chất đạm
Chất béo
Vitamin B3, vitamin B6, vitamin C, niacin, riboflavin
Các chất khoáng như sắt, kẽm, magie, phốt pho...
Các vitamin và chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp phục hồi mái tóc hư tổn, giúp cho da đầu khỏe, nuôi dưỡng nang tóc. Kẽm có tác dụng kháng viêm hữu hiệu. Do đó gừng có tác dụng làm sạch da đầu nên giúp hạn chế gàu, ngăn ngừa một số tình trạng viêm nhiễm da đầu.
Dùng gừng tươi làm nguyên liệu gội đầu để trị rụng tóc...
Ngoài các chất trên, trong củ gừng còn có các dưỡng chất như zingiberol, zingiberene, citral, chavicol, nonanal... Đây là các hoạt chất rất có lợi cho cho tóc và da đầu, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa gàu, cải thiện rụng tóc.
Các công thức trị rụng tóc bằng củ gừng
Gội đầu với nước gừng tươi : Có thể sử dụng củ gừng tươi để đun nước gội đầu giúp hạn chế rụng tóc đồng thời kích thích tóc mọc mới.
- Cách 1: Dùng củ gừng tươi, còn nguyên thân, rửa sạch. Thái củ gừng thành từng lát mỏng, cắt thân cây gừng thành từng đoạn. Đem gừng bỏ vào nồi, đổ 1lít nước rồi đun sôi 5-7 phút, để nguội. Dùng nước gừng đã đun gội đầu mỗi tuần 2 lần.
- Cách 2: Kết hợp gừng tươi cùng vỏ bưởi và củ sả. Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, tóc đen và óng mượt. Củ sả có tác dụng làm sạch, hỗ trợ kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe.
Kết hợp 3 nguyên liệu này sẽ làm tăng tác dụng làm sạch da đầu, nuôi dưỡi nang tóc, chống rụng tóc, hỗ trợ tóc khỏe hơn.
Lấy 1 củ gừng tươi 2 cây sả 1 vỏ quả bưởi. Thái lát mỏng củ gừng, đập dập sả và cắt khúc. Cắt vỏ bưởi thành miếng. Cho tất cả nguyên liệu vào 1,5 lít nước đun sôi khoảng 5-7 phút, rồi để nguội. Dùng hỗn hợp nước đã đun gội đầu bình thường.
Lưu ý: Nên vừa gội vừa massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, da chết... đồng thời hỗ trợ các dưỡng chất ngấm vào chân tóc tốt hơn.
Mặt nạ ủ tóc từ gừng:Ngoài dùng gừng đun nước gội đầu, có thể ép lấy nước gừng, kết hợp với một số nguyên liệu để làm mặt nạ ủ tóc. Mặt nạ từ củ gừng sẽ giúp da đầu sạch và tóc khỏe.
- Cách 1: Dùng củ gừng tươi húng quế.
Các thành phần tự nhiên có trong lá húng quế có tác dụng kháng khuẩn, trị nấm. Khi kết hợp giữa gừng và lá húng quế có thể đem lại hiệu quả kích thích mọc tóc, cải thiện tình trạng gàu. Ép gừng tươi và húng quế để lấy nước, trộn 2 nguyên liệu này theo tỉ lệ 1 thìa nước cốt gừng tươi 1 thìa nước cốt lá húng quế.
Gội sạch đầu, lau tóc cho khô bớt. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, bọc kín tóc và để khoảng 30 phút. Xả sạch lại với nước mát.
- Cách 2: Dùng gừng kết hợp với dầu dừa.
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vitamin K, protein, acid béo, các acid lauric, acid acrylic, clorua, betaine... Các chất này có tác dụng nuôi dưỡng tóc. Các acid trong dầu dừa đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng nấm giúp bảo vệ da đầu và mái tóc. Vì vậy, dầu dừa có tác dụng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, trị gàu, giúp tóc mềm mại không bị khô xơ, gãy rụng...
Dùng 2 muỗng nước ép gừng 3 muỗng dầu dừa, trộn đều. Sau khi gội đầu sạch, lau tóc cho khô bớt rồi thoa đều hỗn hợp từ chân đến ngọn tóc. Nhẹ nhàng massage da đầu 5 phút, sau đó bọc kín tóc và ủ trong khoảng 30 phút, xả sạch lại với nước mát.
Ngoài công thức trên, có thể trộn nước cốt gừng với các nguyên liệu khác như dầu mè, dầu oliu... để làm mặt nạ ủ tóc. Cách thực hiện tương tự với nước cốt gừng dầu dừa.
Kết hợp gừng và dầu dừa làm mặt nạ ủ tóc giúp mái tóc khỏe, đẹp.
Lưu ý khi dùng củ gừng làm đẹp tóc
Cách chế biến và sử dụng củ gừng để chăm sóc tóc khá đơn giản, có hiệu quả nhất định giúp tóc suôn mượt, da đầu sạch khỏe và ngăn ngừa rụng tóc. Gừng cũng là nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền và tiện sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không lạm dụng sử dụng gừng cho tóc mỗi ngày. Mỗi tuần chỉ nên dùng tối đa 2 lần. Nếu đã sử dụng gừng làm nước gội đầu thì không dùng mặt nạ ủ tóc từ gừng và ngược lại.
- Không dùng nước cốt gừng nguyên chất để thoa lên da, tóc. Trong củ gừng chứa nhựa dầu và chất gingerol. Các chất này mang tính nóng, khi chà xát lên da có thể gây nóng rát, thậm chí gây bỏng da. Do vậy không sử dụng gừng nguyên chất để thoa lên da. Đặc biệt là người có da đầu nhạy cảm cần phải thận trọng trước khi áp dụng cách này để dưỡng tóc...
Chăm sóc da đúng cách sau khi tập thể dục Nếu không chăm sóc cẩn thận, làn da đẫm mồ hôi sau khi tập thể dục sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu, như lên mụn trứng cá. Rửa mặt sạch sẽ sau khi tập luyện giúp hạn chế nổi mụn. Ảnh minh họa: Alena Darmel/Pexels. Làm sạch Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da sau tập luyện luôn là rửa mặt...