Lợi ích của giấc ngủ ngắn
Một nghiên cứu mới ghi nhận giấc ngủ là chìa khóa trong cả sự hình thành bộ nhớ và củng cố thông tin mới.
Anh: Shutterstock
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu giấc ngủ, đã kiểm tra ảnh hưởng của giấc ngủ ngắn đến khả năng xử lý thông tin của não bộ.
Theo Medical News Today, công nghệ tiên tiến hiện nay cho phép các nhà khoa học thấy được việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự dẻo dai của não như thế nào.
Neuroplasticity là khả năng của não để đáp ứng và thích nghi với các kích thích nó nhận được từ môi trường. Điều gì xảy ra khi chúng ta đang ngủ cũng là trọng tâm của nhiều nghiên cứu.
Nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của giấc ngủ ban ngày và khả năng xử lý thông tin của bộ não mà chúng ta không ý thức được.
Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm ra cách thức giấc ngủ ngắn ban ngày ảnh hưởng đến hành vi có ý thức và thời gian phản ứng của bộ não trong xử lý thông tin mới.
Liz Coulthard, chuyên gia tư vấn cao cấp về thần kinh sa sút trí tuệ tại Trường Y khoa Đại học Bristol (Anh), trưởng nghiên cứu mới cho biết: “Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngắn ban ngày làm tăng tốc độ xử lý của não trong việc hỗ trợ việc xử lý thông tin. Cảm nhận vô thức được xử lý trong khi ngủ, và giấc ngủ ngắn có thể giúp chúng ta ra quyết định khi tỉnh táo”.
[ VIDEO]
Theo thanhnien
Khoa học "bật mí" lý do cơn cảm cúm của bạn nghiêm trọng hơn so với nhiều người khác
Theo một nghiên cứu mới, vi khuẩn sống trong mũi của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồi tệ này.
Vi khuẩn sống trong mũi là nguyên nhân dẫn đến mức độ nguy hiểm của cơn cảm cúm
Nếu bạn là người có khả năng cảm nhận được cơn cảm cúm của mình thảm khốc hơn hẳn, tồi tệ hơn hẳn so với những người trong gia đình, bạn bè của mình thì giờ đây bạn đã có thể tìm được nguyên nhân đổ lỗi: vi khuẩn sống bên trong mũi của bạn.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn trong mũi từ 152 người để kiểm tra cộng đồng vi khuẩn sống trong mũi. Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.
Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.
Tác giả nghiên cứu Ronald B. Turner (Đại học Y khoa Virginia) cho biết: "Điều ngạc nhiên đầu tiên là bạn có thể xác định các nhóm virus phù hợp khác nhau trong mũi từng người, sau đó có một thực tế là chúng gây ra phản ứng với virus và mức độ bệnh cũng rất thú vị. Cụ thể là chúng ảnh hưởng đến số lượng virus bạn tiết ra trong dịch tiết mũi. Vì vậy, những vi sinh vật có sẵn trong mũi gây ảnh hưởng nhất định với việc phản ứng với virus và bạn bị bệnh như thế nào".
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn (có thể gây nhiễm trùng da). Bác sĩ Turner nhấn mạnh, điều đó cho thấy không phải do tụ cầu khuẩn hay bất cứ vi khuẩn bình thường nào trong lỗ mũi bạn thực sự khiến bạn bị cảm lạnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn.
Nếu vi khuẩn trong mũi có liên quan với các triệu chứng cảm lạnh, các nhà nghiên cứu sau đó muốn tìm hiểu xem nếu thay đổi nó với chế phẩm sinh học cũng có thể làm thay đổi các triệu chứng cảm lạnh hay không. Nhưng sau khi những người tham gia nghiên cứu đã uống bổ sung probiotic, các nhà nghiên cứu đã không nhận được bất kỳ thay đổi nào đối với các vi sinh vật trong mũi họ.
TS Turner nhận định, điều này thực sự không hề đơn giản. Các nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra xem liệu thuốc kháng sinh liệu có tiêu diệt được vi khuẩn sống trong mũi, ngăn chặn các triệu chứng cảm lạnh hay không.
Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá. Hãy tập trung vào thói quen phòng chống cảm lạnh: Ngủ nhiều, ăn uống cân bằng với nhiều loại sản phẩm đầy màu sắc, và vận động cơ thể để tăng cường miễn dịch. Trong mùa cảm cúm và cảm lạnh, hãy chắc chắn rằng bạn luôn rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
Nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá.
Biến chứng cảm cúm, cảm lạnh có thể khiến bạn tử vong trong tích tắc không phải chuyện đùa
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản...
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền.
Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.ếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền. Nhưng CDC nói rằng cũng rất quan trọng khi bạn rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và lau sạch các bề mặt có thể đã tiếp xúc với nhiễm khuẩn, vì vi trùng cúm có thể sống trên đó trong vòng 24 giờ.
Theo Helino
Hư võng mạc mắt sau khi uống liều cao thuốc 'tăng cường sinh lực phái mạnh' Uống liều cao thuốc giúp 'tăng cường sinh lực phái mạnh' có thể gây tổn thương võng mạc của mắt ảnh hưởng đến thị lực, theo một nghiên cứu mới được dẫn lại trên trang UPI. Ảnh minh họa: Shutterstock Tiến sĩ Richard Rosen, Trưởng khoa võng mạc tại Bệnh viện Mắt và Tai ở New York (Mỹ) cho biết: "Nghiên cứu liên...