Lợi ích bất ngờ của trà sả được khoa học chứng minh
Ở nhiều nền văn hóa, sả từ lâu được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên. Không những vậy, sả còn là gia vị, thậm chí dùng làm trà.
Trà sả cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Sả thường được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm huyết áp, giảm đau, giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Trà sả có tác dụng giảm đau bụng, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Khi được dùng dưới dạng trà, nhiều lợi ích sức khỏe của sả vẫn được duy trì. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Microbios cho thấy sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, Cụ thể, sả giúp chống lại 22 loại vi khuẩn và 12 loại nấm gây hại, trong đó có nấm gây tưa miệng, nấm ngoài da và nấm da chân.
Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuyên san Libyan Journal of Medicine cho thấy khi ăn hoặc bôi lên da, sả có tác dụng kháng viêm, giảm sưng ở bàn chân và tai của những con chuột bị phù nề.
Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học khác cũng cho thấy sả có tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Mọi người có thể đạt được các lợi ích trên bằng cách uống trà sả.
Trà sả cũng rất có lợi khi dùng để giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, loét dạ dày và tiêu chảy. Nghiên cứu trên chuyên san Pharmacologyonline cho thấy sả có hiệu quả tương tự như thuốc khi sử dụng trên các con chuột bị tiêu chảy.
Với người muốn giảm cân thì sả cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Hương thơm của sả và trà sả giúp giảm căng thẳng và có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, theo Healthline.
Cổ họng nổi u do phình tuyến giáp, khi nào phải lo lắng?
Tuyến giáp nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất một số loại hoóc môn quan trọng của cơ thể.
Một số rối loạn có thể khiến tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, dẫn đến bướu tuyến giáp.
Tuyến giáp tiết ra một số loại hoóc môn quan trọng như thyroxine và triiodothyronine. Các hóc môn này được phóng thích vào máu, giúp tế bào và mô hoạt động khỏe mạnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nếu bướu giáp phát triển lớn khiến bệnh nhân khó thở hoặc khó nuốt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những bất thường đầu tiên sẽ là hình thành các nốt tuyến giáp. Các nốt này là những tổn thương bên trong tuyến giáp. Chúng có thể nhỏ và không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, qua thời gian, một số sẽ phát triển lớn hơn thành bướu giáp và gây triệu chứng.
Bướu tuyến giáp có thể là khối u lành tính nhưng cũng có thể là ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bướu giáp là lành tính, rất ít ca ung thư. Các nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 15% nốt tuyến giáp là ung thư, theo trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ)
Nguy cơ tử vong vì bướu giáp là thấp nhưng cũng không nên vì thế mà xem thường. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng của bệnh là tăng tiết mồ hôi, sụt cân không rõ nguyên nhân, mất ngủ và căng thẳng. Bướu giáp có thể phát triển đủ lớn và sờ thấy khi chạm vào.
Nếu không may bướu giáp là ung thư, người bệnh sẽ phát hiện bướu phát triển nhanh, gây khó khăn khi cử động đầu và nuốt thức ăn. Nếu gặp các triệu chứng này thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Khi điều trị, nếu bướu giáp còn nhỏ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân theo dõi sự phát triển của chúng để đánh giá là lớn nhanh hay chậm. Đồng thời, họ phải lưu ý các triệu chứng bất thường của cơ thể.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm, bệnh nhân sẽ biết có cần phải sinh thiết hay không.
Các phương pháp điều trị tùy thuộc bướu giáp là lành tính hay ung thư. Nếu bướu giáp là lành tính và bệnh nhân bị xác định suy giáp thì sẽ dùng liệu pháp hoóc môn tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần phẫu thuật hay không, đặc biệt là khi bướu giáp gây khó thở hoặc khó nuốt, theo Healthline.
Vũ khí đánh bay cả cholesterol và đường huyết cao có trong bếp nhà bạn Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi và gừng - có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch máu, giảm huyết áp cao, giảm cholesterol cao và giảm cả mức đường huyết cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anjali Mukerjee, nhà nghiên cứu, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, các thành phần thực vật chống viêm mạnh được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 không khi dùng mật ong

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?

7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường
Có thể bạn quan tâm

Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?
Netizen
16:49:19 18/05/2025
Cơn ác mộng chung kết của Haaland
Sao thể thao
16:45:55 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025