Vì sao ghèn xuất hiện nhiều và kéo dài?
Mắt có ghèn khi thức dậy vào buổi sáng là điều hết sức bình thường. Nếu ghèn xuất hiện nhiều và thường xuyên trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu bất ổn về sức khỏe mắt.
Ghèn có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, ghèn chỉ có một ít ở khóe mắt, nhưng đôi khi nhiều đến mức khiến mí mắt dính lại và khó mở mắt ra, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Ghèn màu trắng có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trên thực tế, ghèn chính là những chất bẩn lọt vào mắt. Do đó, thành phần chủ yếu của ghèn là dịch trong mắt, bụi, chất nhờn da và tế bào da chết.
Video đang HOT
Ghèn có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào màu sắc và độ đặc của chúng. Một số dạng là dấu hiệu cảnh báo mắt đang mắc bệnh tiềm ẩn.
Với người khỏe mạnh, ghèn là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại khi có bụi bẩn hay do đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, nếu ghèn có màu vàng, xanh lá cây hoặc xám thì có thể là mắt đang bị nhiễm trùng.
Trong trường hợp ghèn kéo thành sợi dài, có màu trắng thì đây có nguy cơ là triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng. Bệnh này xảy ra do lớp lót trong mí mắt và phần tròng trắng bị viêm.
Viêm kết mạc dị ứng đặc trưng với triệu chứng đỏ, ngứa mắt dữ dội, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt hoặc ghèn màu trắng đục. Dù có các triệu chứng khá giống nhau nhưng viêm kết mạc dị ứng và viêm kết mạc, tức đau mắt đỏ, là hai bện khác nhau.
Viêm kết mạc dị ứng là kết mạc bị viêm do tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc hay bụi. Trong khi đó, đau mắt đỏ là do virus gây ra. Điểm khác biệt lớn nhất về triệu chứng của hai bệnh là viêm kết mạc dị ứng sẽ xuất hiện cùng lúc ở hai mắt, trong khi đau mắt đỏ sẽ xuất hiện trước một mắt, sau đó lan sang mắt còn lại.
Với viêm kết mạc dị ứng, nếu tình trạng này xảy ra mức độ nặng, gây cản trở cuộc sống thì hãy đến bác sĩ kiểm tra. Nước mắt nhân tạo có thể giữ ẩm, rửa trôi các hạt gây dị ứng, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh, theo Healthline.
Làm sao phân biệt cơn đau nửa đầu và phình mạch não?
Một số triệu chứng của phình mạch não khá giống với đau nửa đầu. Do đó, sẽ nguy hiểm nếu phình mạch não bị nhầm là đau nửa đầu.
Không phải tất cả cơn đau đầu đều giống nhau, ngay cả khi chúng có một số triệu chứng tương đồng. Trên thực tế, những cơn đau đầu thường gặp thuộc ít nhất 14 loại khác nhau, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Phình mạch não sẽ gây đau đầu dữ dội và đột ngột khi túi phình bị vỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tùy thuộc vào loại đau đầu mà vị trí, mức độ và thời gian đau sẽ khác nhau. Có những loại đau diễn ra trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên và ngược lại.
Đau nửa đầu là một trong những chứng đau đầu thường gặp nhất. Khoảng 10% dân số toàn cầu từng bị đau nửa đầu, theo nghiên cứu của tạp chí y khoa JAMA Network Open.
Triệu chứng đặc trưng của đau nửa đầu là cơn đau thường chỉ xảy ra ở nửa một bên đầu. Một số bệnh nhân còn gặp tình trạng rối loạn thị giác, nhìn thấy ánh sáng hoặc ánh sáng xuất hiện đột ngột. Cơn đau của đau nửa đầu sẽ bắt đầu thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày.
Một số loại đau đầu khác có thể là tình trạng y tế khẩn cấp, chẳng hạn như đau đầu do phình mạch não bị vỡ. Tuy nhiên, người bệnh có thể khó phân biệt được đau nửa đầu với phình mạch não vì một số triệu chứng của chúng lại giống nhau.
Phình mạch não là tình trạng mà mạch máu não bị phình. Tại Mỹ, các thống kê cho thấy có đến 6,5 triệu người nước này bị phình mạch não. Tuy nhiên, từ 50 đến 80% vị trí phình là nhỏ, kích thước dưới 2,5 cm và không bị vỡ.
Dù cơn đau do phình mạch não hoặc đau nửa đầu đều có thể dữ dội nhưng điểm khác biệt quan trọng giữa chúng là thời gian xuất hiện cơn đau. Ở phình mạch não, khi túi phình bị vỡ thì cơn đau đầu sẽ đến một cách đột ngột và dữ dội. Trong khi đó, cơn đau của đau nửa đầu sẽ đến một cách từ từ và tăng dần lên.
Ngoài ra, người bị phình mạch não còn xuất hiện các triệu chứng mà đau nửa đầu không có là bất tỉnh, co giật. Dù cơn đau đầu là loại gì nhưng nếu kèm theo các triệu chứng như ngất xỉu, nôn mửa, nhìn 1 thành 2, nhìn mờ, tê yếu tay chân, sốt, cứng cổ hay lú lẫn thì cần phải đưa đi cấp cứu ngay, theo Healthline.
Sỏi thận hình thành thế nào, điều trị ra sao? Sỏi thận hình thành do kết tinh của một số chất trong cơ thể. Khi được thải ra ngoài qua đường tiểu, nhiều viên nhỏ đến mức người bệnh không cảm nhận được. Trong khi đó, sỏi lớn hơn có thể gây đau, thậm chí đau dữ dội. Sỏi thận được cấu tạo chủ yếu từ canxi, oxalat và axit uric. Trong đó,...