Lợi ích bất ngờ của một loại hạt quen thuộc đối với sức khỏe tim mạch
Các loại hạt là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất cho một chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Trong đó hạt dẻ cười nên là một lựa chọn hàng đầu cho một trái tim khoẻ mạnh.
1. Lợi ích dinh dưỡng của hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười là loại hạt được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nhân hạt dẻ cười có thể có nhiều màu khác nhau, từ vàng đến xanh lục.
Hạt dẻ cười được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn trực tiếp, làm bánh, kem, trộn ngũ cốc… và được coi là món ăn vặt lành mạnh tốt cho sức khoẻ.
Hạt dẻ cười rất giàu các chất dinh dưỡng có lợi như: protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Chất xơ và protein trong hạt dẻ cười làm cho chúng trở thành một lựa chọn ăn vặt lành mạnh, có thể giúp bạn no lâu, giảm cân và tốt cho sức khỏe hơn so với các món ăn vặt giàu carbohydrate khác như: khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh ngọt…
Chất xơ trong hạt dẻ cười cũng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy phát triển vi khuẩn có lợi.
Hạt dẻ cười cũng rất giàu canxi, sắt, vitamin A và vitamin C. Nó cũng là một trong những loại hạt giàu chất chống oxy hóa nhất, chứa nhiều lutein và zeaxanthin, cả hai đều giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
Hạt dẻ cười chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2. Ăn hạt dẻ cười tốt cho sức khỏe tim mạch
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, từ tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống trong đó có chế độ dinh dưỡng.
Có những yếu tố không thể thay đổi được như tuổi tác hoặc di truyền, nhưng những yếu tố khác như lối sống, chế độ dinh dưỡng có thể thay đổi được. Thay đổi lối sống và dinh dưỡng bằng cách thường xuyên vận động, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế tối đa uống rượu bia, bỏ thuốc lá… và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Để giữ cho tim hoạt động tốt, bạn cần cung cấp cho nó một loại nhiên liệu tốt cho tim mạch bằng các thực phẩm lành mạnh như: Cá, thịt nạc, sữa ít béo, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt…
Video đang HOT
Các loại hạt là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó có các loại hạt bao gồm hạt dẻ cười có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Bằng chứng là hạt dẻ cười chứa một loạt các chất dinh dưỡng có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Ngoài các chất béo tốt cho sức khỏe, hạt dẻ cười còn có các hợp chất thực vật có thể hoạt động như chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E, polyphenol và các carotenoid lutein và zeaxanthin.
Hạt dẻ cười có chứa polyphenol hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách thúc đẩy các đặc tính chống viêm, cải thiện các tế bào nội mạc lót bên trong của tim và mạch máu. Chất chống oxy hóa lutein có trong hạt dẻ cười cao hơn các loại hạt khác, giúp ngăn ngừa cholesterol làm tắc nghẽn động mạch.
Chất béo lành mạnh có trong hạt dẻ cười có thể làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhiều nghiên cứu về hạt dẻ cười và lipid máu được tiến hành bằng cách thay thế một phần calo trong chế độ ăn bằng hạt dẻ cười, kết quả cho thấy giảm tổng số và cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).
Chất béo nào trong thực phẩm gây hại cho tim?ĐỌC NGAY
Nghiên cứu cũng cho thấy thực phẩm chứa chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe là chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu, thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Các loại chất béo lành mạnh là những chất béo tốt cho sức khỏe, bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa sẽ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, tốt cho tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hầu hết chất béo trong chế độ ăn uống của bạn nên sử dụng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Chất béo không bão hòa đơn trong hạt dẻ cười giúp giữ mức cholesterol thấp, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của các tế bào trong cơ thể.
Hạt dẻ cười là một nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa.
Loại hạt này cũng là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đa, bao gồm các axit béo omega thiết yếu, rất quan trọng cho sức khỏe của não và tim.
Axit béo omega-3 được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giúp làm giảm mức cholesterol toàn phần cho cơ thể, hạn chế tình trạng viêm trong mạch máu, làm giảm nhịp tim bất thường và giảm mức độ chất béo trung tính trong máu.
Nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất?
Trứng là một loại thực phẩm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein và chất béo.
Tuy nhiên, trứng cũng có hàm lượng cholesterol cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, khiến nhiều người vẫn lo lắng rằng trứng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Nghiên cứu gần đây cho thấy ăn trứng không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh tim, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
Sau đây chuyên gia Cecilia Snyder, thạc sĩ về dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm tại Đại học Nam Mississippi (Mỹ), chỉ ra mối liên quan giữa trứng, cholesterol và bệnh tim mạch.
Đồng thời chuyên gia cũng chỉ ra nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất, và những ai nên hạn chế ăn trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trứng có làm tăng mức cholesterol?
Các nghiên cứu có độ chính xác cao và phân tích tổng hợp gần đây đã phát hiện ăn trứng có thể không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh, như viêm, xơ cứng động mạch và mức cholesterol cao.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy người ăn nhiều trứng trong thời gian dài có xu hướng có mức cholesterol cao hơn người ăn ít trứng hơn.
Nói chung, các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn về việc trứng có làm tăng mức cholesterol và bệnh tim hay không.
Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác nhận vấn đề này.
Ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là an toàn?
Một cách chính xác, lượng trứng nên ăn là khác nhau ở mỗi người.
Các yếu tố như di truyền, tiền sử gia đình, cách chế biến trứng, chế độ ăn uống tổng thể và ngay cả nơi sinh sống có thể ảnh hưởng đến việc nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày.
Cho dù ăn bao nhiêu trứng, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn tăng lên khi già đi do những thay đổi như tích tụ chất béo và xơ cứng động mạch. Do đó, cần phải xem xét tổng thể và tình trạng sức khỏe của mỗi người mới biết được nên ăn bao nhiêu trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn, tùy vào có ăn thêm thực phẩm khác chứa cholesterol hay không.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn
SHUTTERSTOCK
Những ai nên hạn chế ăn trứng?
Mặc dù ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết người khỏe mạnh, nhưng một số nghiên cứu lưu ý có những người nên hạn chế ăn trứng.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn một chút.
Sau đây là những người nên ăn hạn chế trứng:
Người có mức cholesterol tổng hoặc cholesterol "xấu" LDL cao
Người thừa cân hoặc béo phì
Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Những nhóm người này tốt nhất nên ăn không quá 1 quả trứng mỗi ngày hoặc không quá 4 - 5 quả trứng mỗi tuần, chuyên gia Snyder lưu ý.
Mặt khác, người có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao, ăn lòng trắng trứng và giảm lòng đỏ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên ăn bao nhiêu trứng.
Món ăn vặt tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường Đậu phộng có chỉ số đường huyết (viết tắt là GI) thấp, lại rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Đặc biệt, chất béo trong đậu phộng là chất béo lành mạnh. Vì vậy, nó là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline. Hầu hết các vấn đề...