Lợi bị chảy máu, thử ngay cách này để khắc phục
Chảy máu lợi không phải là dạng bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của mỗi người nên cần được khắc phục sớm.
BS Ngô Thị Thu Hà – Chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho hay, lợi bình thường có màu hồng, săn chắc và rất ít khi bị chảy máu, thậm chí ngay cả khi không may bị chạm bàn chải vào trong khi chải răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lợi bị chảy máu dù không bị tác động hoặc bị tác động rất nhẹ thì được gọi là hiện tượng chảy máu lợi.
Chảy máu lợi không phải là dạng bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của mỗi người nên cần được khắc phục sớm. (Ảnh minh họa)
Điều này có thể dễ dàng xảy ra với bất cứ ai, ở tất cả các lứa tuổi từ trẻ em tới người trưởng thành với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi lợi bị viêm, sưng
Lúc này, lợi trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương cũng như gây ra sự khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nguyên nhân là do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, cũng có thể do răng mọc lộn xộn, không đều khiến cho vi khuẩn, mảng bám và thậm chí cả thức ăn thừa không được lấy hết mà bị đọng lại ở kẽ răng, dưới lợi.
Do răng có vấn đề
Khi răng bị sâu, bị thủng hay vỡ sẽ khiến thức ăn dễ bị đọng lại gây nhiễm trùng khiến cho lợi bị sưng và chảy máu.
Video đang HOT
Khi trong miệng hình thành và tồn tại cao răng, mảng bám sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây hại khiến cho vùng lợi quanh chân răng bị sưng gây chảy máu, lâu dần có thể gây tiêu xương ổ răng, tạo túi lợi chứa vi khuẩn, răng có thể lung lay và mất răng, đây là bệnh lý viêm quanh răng.
Lợi bị chấn thương
Việc tác động cơ học quá mạnh lên lợi như: va đập, chà xát răng quá mạnh bằng bàn chải cứng có thể khiến lợi chảy máu.
Do thiếu chất
Một câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn là “Chảy máu lợi do thiếu chất gì”? Có thể nói, thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, đặc biệt là hai loại vitamin C và K, cùng với canxi, magie.
Vitamin C giúp tái tạo mô, củng cố xương răng, vitamin K giúp đông máu. Khi ăn uống không đủ chất dẫn tới thiếu các loại vitamin này sẽ gây tổn hại cho răng, lợi.
Người phụ nữ ở giai đoạn thay đổi nội tiết tố
Đây là một giai đoạn thuận lợi, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh cho tới mãn kinh, cơ thể diễn ra nhiều thay đổi theo chiều hướng không tốt, trong đó có những ảnh hưởng tới răng miệng như thay đổi hormone nội tiết, giảm tiết nước bọt… Những yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho việc hình thành những vi khuẩn có hại cho sức khỏe răng miệng, từ đó gây nên các tình trạng viêm nhiễm tại lợi, răng, vùng xung quanh răng
Do mắc và uống các loại thuốc trị bệnh, đặc biệt các bệnh mạn tính
Thuốc động kinh, hay thuốc điều trị hoặc việc xạ trị ung thư có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng, một trong số đó là khiến lợi chảy máu. Bệnh về gan hoặc rối loạn đông máu cũng có thể là nguyên nhân.
Cách khắc phục
Hiện tượng chảy máu lợi gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, trong số đó có thể kể đến là làm cho vùng lợi lúc nào cũng trong trạng thái sưng đau, khó chịu và có thể dẫn tới hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Nếu không được khắc phục kịp thời, có thể khiến cho lượng vi khuẩn ngày càng phát triển, có thể thâm nhập ảnh hưởng tới xương ổ răng và hệ thống dây chằng quanh răng.
Nếu chảy máu có nguyên nhân là do tác động lực, bạn có thể khắc phục bằng cách kiểm tra và thay thế bàn chải chải răng lông mềm phù hợp; dùng nước muối sinh lý súc miệng sau mỗi lần chải răng; dùng lực nhẹ nhàng tác động lên răng và massage lợi sau mỗi lần chải răng.
Về lâu dài, mỗi chúng ta có thể phòng ngừa bằng một số việc làm như vệ sinh răng miệng đúng cách như chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày (buổi sáng sau ăn sáng, buổi tối trước khi ngủ), sử dụng kem chải răng có chứa flour, bàn chải mềm và cần được thay thế định kỳ bàn chải 3 tháng/ lần.
Các bạn cần chú ý chải răng đúng kỹ thuật xoay tròn hoặc theo chiều dọc, tránh kéo ngang. Cùng với đó là sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay thế tăm và thực hiện súc miệng hàng ngày để loại bỏ thức ăn, mảng bám.
Ngoài ra, cần lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần; khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ 6 tháng/ lần, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những bất thường và có hướng điều trị, dự phòng phù hợp; hạn chế đồ ăn, uống có nhiều đường, cứng hoặc quá dính. Nên ăn trái cây, rau xanh nhiều và bổ sung các khoáng chất, vitamin; tránh xa thuốc lá; rèn luyện lối sống tích cực.
Phụ nữ trong các thời kỳ cơ thể có nhiều thay đổi cần hết sức quan tâm tới các dấu hiệu bất thường để có thể được tư vấn.
BS Ngô Thị Thu Hà lưu ý, khi thường xuyên bị chảy máu lợi không ngừng, tái đi tái lại nhiều lần, có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có đái tháo đường, rối loạn chảy máu hay máu khó đông.
Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có các vấn đề chảy máu lợi để được xác định cụ thể nguyên nhân và điều trị, tránh tâm lý chủ quan hoặc tự mua thuốc sử dụng.
Bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm?
Nhiều người thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm gội hay không.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tắm bình thường. Tuy nhiên cần chú ý không nên tắm và ngâm người trong nước quá lâu, cChỉ nên tắm với nước ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh, tắm xong cần sấy khô tóc.
Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, khi tắm cần chú ý không nên kỳ cọ mạnh để tránh chảy máu dưới ra hoặc trong cơ. Nếu bệnh nhân có tình trạng xuất huyết dưới da, giảm tiểu cầu thì không nên tắm gội mà chỉ nên dùng khăn ấm, lau qua người.
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ vẫn có thể tắm gội bình thường. (Ảnh minh họa: Vinmec)
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong 7 ngày. Khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.
Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng...
Ở nữ giới có thể thêm hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...
Bệnh sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu như phát hiện muộn. Chính vì vậy, người dân không nên chủ quan, khi có một trong những biểu hiện trên cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Giọng nói thay đổi cảnh báo bệnh gì? Khàn giọng không phải là bệnh nặng nhưng gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt khàn tiếng kéo dài còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh. Chị Nguyễn Thị Hiếu - Thành phố Thái Bình chia sẻ suốt 3 năm vừa qua, chị luôn trong tình trạng bị khàn tiếng, có lúc khó nói, nói...