Loay hoay triển khai môn Âm nhạc, Mỹ thuật vào trường phổ thông theo CT2018
Các trường Trung học phổ thông hiện đang loay hoay với dạy và học 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học tới.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thể hiện tầm nhìn tổng thể, phù hợp với xu thế của thời đại, xuyên suốt qua các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông;
Kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Loay hoay khi đưa môn Âm nhạc và Mỹ thuật vào giảng dạy
Nhưng để đạt được mục tiêu này, phía trước còn rất nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục, và chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ còn có những bất cập phải điều chỉnh để phù hợp.
Việc đưa môn Mỹ thuật và Âm nhạc vào giảng dạy ở các trường Trung học phổ thông vào năm học tới khiến các nhà trường loay hoay (Ảnh: Lã Tiến)
Trong bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông, 02 môn Âm nhạc và Mĩ thuật thuộc các môn học tự chọn.
Ý nghĩa giáo dục của 2 bộ môn này đối với học sinh có thể nói là rất lớn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều cán bộ quản lý cấp Trung học phổ thông ở Hải Phòng, 2 môn học này các nhà trường hiện nay đang rất lo lắng.
Theo hiệu trưởng một trường trung học phổ thông, thứ nhất, chỉ còn khoảng 10 tháng nữa là bước vào năm học 2022-2023, năm đầu tiên các trường trung học phổ thông triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 10.
Hiện nay, hầu hết các trường đều chưa có giáo viên của 2 bộ môn này và đang rất cần một chỉ đạo hay một giải pháp trước mắt, để các nhà trường chủ động với việc dạy học 2 bộ môn này.
Thứ hai, cơ sở vật chất nói chung, các nhà trường cũng đang rất thiếu thốn, nay tiếp tục bổ sung thêm 2 môn ở cấp trung học phổ thông đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất tương đối tốt để phục vụ dạy học.
Và thực tế hiện nay, các nhà trường trung học phổ thông có thể nói là chưa có đủ phòng học.
Thứ ba, Âm nhạc và Mỹ thuật là 02 môn học tự chọn, nhưng khi lượng học sinh đăng ký ít hoặc số lượng lớn thì các nhà trường phải tùy theo điều kiện cụ thể để điều chỉnh sao cho phù hợp, điều này vô tình đã làm mất đi tính “tự chọn” của môn học.
Cần tập huấn, hướng dẫn cụ thể
Vậy giải pháp như thế nào để đáp ứng tất cả các nguyện vọng của học sinh một cách có hiệu quả nhất đối với môn học tự chọn?
Thầy giáo Trần Đức Ngọc – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Hải Phòng) đã đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sâu rộng trên toàn quốc, cùng với các chương trình đổi mới, tập huấn các kỹ năng khác cho giáo viên, các nhà trường hiện nay cũng đang rất lúng túng trong việc chỉ đạo giáo viên tham gia các lớp tập huấn trên mạng internet.
“Không biết là có bổ ích cho mình không, có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép không… và thực tế có hàng nghìn giáo viên đã đăng ký các lớp tập huấn này với những khoản kinh phí không nhỏ.
Do vậy, các nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những văn bản chỉ đạo, để giáo viên phân biệt được đâu là thông tin chính thống, để tránh “loạn” tập huấn ảnh hưởng đến chương trình giáo dục tổng thể và tốn kém cho giáo viên”, thầy Ngọc nói.
Thứ 2, đổi mới trong giáo dục là xu thế tất yếu của các quốc gia để kịp với xu thế phát triển.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng các giải pháp để hệ số rủi ro thấp nhất có thể.
Có như vậy mới lấy được niềm tin của nhân dân, bởi tâm lý các phụ huynh không muốn con cái của họ phải làm thí điểm, làm “chuột bạch”.
Cùng với đó, đổi mới trong giáo dục của nước ta còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục bàn như: tiền lương giáo viên, việc dạy thêm học thêm, chế độ thi cử, bằng cấp chứng chỉ…
Cùng quan điểm với thầy Ngọc, nhiều hiệu trưởng ở Hải Phòng cũng mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập huấn kỹ lưỡng, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các nhà trường thực hiện tốt việc giảng dạy 2 bộ môn này.
Nữ sinh Vân Kiều từ bản làng đến Học viện Ngoại giao
Vượt qua những khó khăn cách trở của địa hình miền núi và điều kiện kinh tế gia đình, nữ sinh Bru - Vân Kiều Hồ Thị Út (xã Đakrông, H.Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trở thành tân sinh viên ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao. Với Út, đó là cả một hành trình đầy nỗ lực...
Hai lần vượt "núi" đến trường
Sinh ra và lớn lên ở miền núi, chuyện vượt núi với Hồ Thị Út không có gì lạ. Nhưng đường đến trường của Út lại có nhiều ngọn "núi" vô hình khác ngăn trở. "Năm lên lớp 10, em quyết định về Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh để học. Hồi ấy, phần nhiều bạn bè của em đều ở nhà làm nương rẫy rồi lần lượt theo chồng. Nhìn các anh, chị rất vất vả khi nghỉ học, quanh năm quẩn quanh với núi rừng nên em không muốn lặp lại con đường đó. Ba mẹ thấy em đi học xa cũng băn khoăn, nên cứ khuyên em ở nhà. Em phải thuyết phục mãi ba mẹ mới đồng ý cho đi học", Út nhớ lại.
Những giờ nghỉ học, Hồ Thị Út tranh thủ lao động phụ giúp gia đình
Về thị xã để học, bạn bè ở miền xuôi nỗ lực một thì Út phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba để theo kịp. Dù nhà chỉ cách trường tầm 50km nhưng vì nghèo, mỗi lần về ba mẹ lại lo lắng nên hai tháng Út mới về thăm nhà một lần. Kết quả học tập ba năm THPT của Út luôn đạt khá, giỏi. Không chỉ vậy, Út còn đạt giải khuyến khích môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 và nhận được nhiều học bổng khuyến khích học tập.
Cứ nghĩ vượt "núi" một lần, đoạn đường sau sẽ đỡ gian nan hơn nhưng không phải vậy. Hơn một tháng trước, khi nhận tin đỗ vào Học viện Ngoại giao, Út vừa vui vừa lo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba mẹ lại mất sức lao động nên khuyên Út dừng việc học, đi kiếm việc làm để trang trải cuộc sống. Út hiểu nỗi lo đó nhưng vẫn rất muốn được đến trường.
"Em thuyết phục ba mẹ mãi, tìm đủ mọi cách và cuối cùng đã nhận được cái gật đầu của ba mẹ", Út nói. Ngồi cạnh con, bà Pỉ Cường bộc bạch: "Nhìn cháu quyết tâm đi học nên cũng thương và bàn với anh chị cháu chạy vạy vay mượn để cho cháu đóng học phí. Trước mắt chỉ tính vậy, còn chuyện ra Hà Nội để học trực tiếp thì tới đâu ráng tới đó".
Ước mơ chung tay xây dựng bản làng
Ở miền núi quê Út, nhiều em gái lấy chồng từ rất sớm. Út kể: "Buồn nhất là nhiều bạn vừa nghỉ học được một thời gian lại đi lấy chồng, nhiều bạn tảo hôn. Ai cũng loay hoay trong bài toán áo cơm mà tương lai phát triển như thế nào thì lại rất mờ mịt".
Phải khác đi, phải thay đổi để không lặp lại "vết xe đổ" của các anh chị và bạn bè. Suy nghĩ như vậy nên Út đã nỗ lực hết mình để học tập. Với tinh thần tự học cao, ngoài học trên lớp, Út còn mua thêm nhiều sách để đọc, tìm thêm tư liệu trên internet. Út học đều tất cả môn và đam mê viết lách. Đó cũng là lý do khi cô Lê Thị Phương, giáo viên chủ nhiệm, gợi ý về ngành Truyền thông quốc tế là Út quyết định lựa chọn ngay.
Hôm đăng ký nhập học, trình bày hoàn cảnh của mình, Út đã được thầy Trưởng khoa Truyền thông quốc tế gửi từ Hà Nội vào giúp một chiếc máy tính để tiện việc học online. Dù mới nhập học, còn chưa gặp mặt nhưng các thầy cô ở khoa cũng hứa sẽ hỗ trợ cho Út kiếm việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt khi dịch COVID-19 được kiểm soát và Út có thể đi học trực tiếp. Sự động viên đó giúp Út có thêm động lực để cố gắng.
"Tốt nghiệp đại học, em sẽ quay về quê để làm việc. Ước mơ của em không chỉ kiếm cho mình một việc làm ổn định mà hơn thế là mong muốn làm được điều gì đó giúp các bạn trẻ định hướng nghề nghiệp, thoát khỏi nghèo khó và nhất là từ bỏ hủ tục tảo hôn", Út chia sẻ.
Học sinh lớp 6 sẽ kiểm tra môn nghệ thuật như thế nào? Lần đầu tiên học sinh lớp 6 học môn nghệ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông mới và có những quy định về kiểm tra cụ thể. Học sinh lớp 6 trong tiết học môn nghệ thuật - NGUYỄN THÔNG Ngày 3.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn các trường về thực hiện kiểm tra đánh giá môn nghệ thuật...