Loay hoay gỡ nút thắt đào tạo liên thông
Xung quanh việc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) có chủ trương triển khai Đề án “Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)”, nhiều ý kiến cho rằng đề án này sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề.
Cần sớm gỡ nút thắt đào tạo liên thông.
Dẫu thế, băn khoăn lớn nhất là khi nào “nút thắt” đào tạo văn hóa trong trường nghề được tháo gỡ, để người học có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn.
Đào tạo liên thông còn hạn chế
Đồng tình với chủ trương đào tạo thí điểm trên, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, Đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Bởi việc dạy các môn văn hóa cho các em tốt nghiệp lớp 9 THCS học nghề theo quy định của Bộ GDĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).
Theo ông Ngọc, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm. Chẳng hạn nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, sẽ được học nhiều hơn các môn Toán, Lý, Hóa học với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như Văn, Sử, Địa…
Trên thực tế, nhiều năm qua tháo gỡ bất cập về học văn hóa, cơ sở để người học nghề được học liên thông lên các trình độ cao hơn vẫn là bài toán nan giải. Theo PGS. TS Bùi Thế Dũng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hiện tại, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội là một ví dụ điển hình khi kiến tạo kiểu trình độ cử nhân kỹ thuật và kiểu trình độ cử nhân công nghệ với những định hướng chuyên sâu khác nhau. Định hướng của trình độ cử nhân công nghệ gần gũi với định hướng mục tiêu của trình độ CĐ, vì thế việc liên thông của hai trình độ này trở nên thuận lợi hơn. Nhìn rộng ra, đào tạo liên thông trung cấp – CĐ; CĐ – ĐH; trung cấp – ĐH hiện chủ yếu vẫn đang được các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện.
Cần sự thống nhất
Video đang HOT
Theo tinh thần Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các cơ sở GDNN được phép dạy văn hóa. Với quan điểm đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, Bộ LĐTB&XH đã đề nghị Bộ GDĐT cho phép các trường trung cấp, CĐ đủ điều kiện được dạy văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề hệ trung cấp. Tuy nhiên đến thời điểm này, câu chuyện đào tạo văn hóa trong trường nghề vẫn là mối quan tâm lớn.
Tại buổi họp trực tuyến góp ý quy định giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN do Hội GDNN TP HCM tổ chức mới đây, TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho biết, để được chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT, học sinh phải học đủ 7 môn như học sinh hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Nếu áp dụng học đủ 7 môn trong thời gian học nghề thì phải mất ít nhất 3,5 năm đến 4 năm vì hệ giáo dục thường xuyên học 2 năm 3 lớp cùng 1,5 năm đến 2 năm học nghề. Việc kéo dài thời gian học tập là 4 năm có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định học nghề sau THCS của học sinh.
Đại diện nhiều trường nghề cũng kiến nghị trường CĐ, trung cấp được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT cho học sinh học nghề. Bởi lẽ, nếu việc học nghề một nơi, học văn hóa rồi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bậc THPT một nơi sẽ gây phiền toái cho người học, phụ huynh cũng không muốn con họ phải học 2-3 nơi.
Theo TS Lê Lâm, nếu GDNN được tổ chức dạy các môn văn hóa cần xem lại biên độ thời gian đối với từng loại đối tượng chỉ cần học 4 môn (Toán, Văn và 2 môn tự chọn trong 5 môn còn lại Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa) hay học hoàn thành chương trình (7 môn) để xét hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT hoặc để thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, nên để các em có sự lựa chọn, được học tích lũy như tín chỉ để khi nào có điều kiện, khả năng, nhu cầu có thể đăng ký thi THPT.
Thời gian qua, đa số các trường đào tạo nghề thuộc Bộ LĐTB&XH kiến nghị: Nếu Bộ GDĐT quy định, học sinh tốt nghiệp THCS theo học trung cấp nghề cần học 4 môn văn hóa, đồng nghĩa cơ hội học liên thông lên hệ ĐH bị đóng lại. Các trường cũng khẳng định, đủ khả năng giảng dạy kiến thức THPT thay vì liên kết với trung tâm GDTX như hiện nay…
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nhìn nhận, đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và GDNN. Do đó, rất cần sự thống nhất, có lợi cho người học, chứ không phải là sự đánh đố.
Giúp phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng lao động
Thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thí điểm đào tạo nghề cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở 10 ngành nghề chất lượng cao được xem là thông tin tích cực của giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, việc triển khai thế nào, hiệu quả ra sao cũng là điều mà nhiều phụ huynh, học sinh, xã hội đang quan tâm lúc này.
Tin vui với phụ huynh, học sinh
TS. Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - GDNN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đề án thí điểm được xây dựng nhằm hiện thực hóa các nội dung tại Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết của Đảng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Đồng thời, đề án cũng xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của phụ huynh, học sinh.
Học sinh học nghề 9 tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo TS. Vũ Xuân Hùng, hiện cả nước đang có 245 cơ sở GDNN có đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) vào học văn hóa và học nghề. Sau 2 năm học các em nhận bằng trung cấp nghề, muốn học liên thông lên cao đẳng rất khó khăn.
Theo quy định của Luật GDNN, học sinh tốt nghiệp THCS chỉ được vào học trình độ sơ cấp hoặc trung cấp, không thể vào học cao đẳng. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, học thêm phần văn hóa trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương thì mới được học liên thông lên trình độ cao đẳng ở cùng ngành/nghề. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân luồng trở nên không hấp dẫn, không thu hút được học sinh, nhất là học sinh khá giỏi của THCS vào GDNN.
Trong khi đó, những năm gần đây, số đông học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN có xu hướng học thêm văn hóa THPT nhiều hơn để có thể học liên thông lên trình độ cao hơn (cao đẳng, đại học). Thực tế, các trường trung cấp, cao đẳng cũng đang thực hiện mô hình đào tạo liên thông, vừa tổ chức đào tạo nghề trình độ trung cấp, vừa tổ chức học thêm văn hóa THPT để học sinh có đủ điều kiện liên thông lên trình độ cao đẳng.
Về mô hình đào tạo thí điểm, ông Vũ Xuân Hùng cho biết, chương trình đào tạo nghề đối với học sinh THCS hiện hành không đặt ra yêu cầu với đầu vào. Tuy nhiên, với mô hình thí điểm chương trình đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS thì đầu vào bắt buộc phải là học sinh tốt nghiệp THCS loại khá trở lên, thậm chí phải tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển nếu số lượng đăng ký đông.
"Đây là mô hình đào tạo đặc thù, không chỉ thuần túy là phân luồng. Tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đức đối tượng tốt nghiệp mô hình đào tạo này còn được coi trọng hơn kỹ sư. Các em rất tài năng với những nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật có thể chuyển giao cho doanh nghiệp, được doanh nghiệp săn đón nhiều"- ông Hùng thông tin.
Khá nhiều chuyên gia ủng hộ đề án thí điểm cho rằng, đây là tin vui với các cơ sở đào tạo, tin vui với người học, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo phụ huynh và học sinh lâu nay. Bởi các em tốt nghiệp THCS vào học nghề khi mới 15 tuổi, 2 năm sau tốt nghiệp trung cấp mới 17 tuổi nên đa số phụ huynh và học sinh đều muốn con em họ học tiếp lên cao đẳng để sau khi tốt nghiệp tham gia thị trường lao động các em đã ở tuổi 20, 21 trưởng thành cả về thể chất và tâm sinh lý.
Nên rút ngắn thời gian đào tạo
Ủng hộ mô hình thí điểm, ông Đỗ Hữu Khoa - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn nêu thực tế, học sinh tốt nghiệp trung cấp mới 17 tuổi. Hầu hết phụ huynh không muốn con em mình tham gia vào thị trường lao động sớm mà tiếp tục học lên ở bậc cao hơn, nếu đề án thành công sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các em.
Ông Khoa góp ý mô hình thí điểm nhưng thời gian đào tạo 5 năm là quá dài so với chương trình liên thông hiện đang triển khai. Cụ thể, hiện nay, học sinh học trung cấp 2 năm kiến thức văn hóa 4 môn, sau đó học tiếp lên cao đẳng thì chỉ mất thêm 1,5 - 2 năm (với những ngành học nặng hơn). Như vậy hiện tại, chỉ mất từ 3,5 - 4 năm để học sinh THCS học trung cấp và liên thông lên cao đẳng. Chương trình thí điểm kéo dài đến 5 năm sẽ không hấp dẫn được người học. Việc phân phối chương trình văn hóa phổ thông kéo dài trong 3 giai đoạn với tổng số thời gian trong 5 năm là quá dài, quá nhiều và không cần thiết.
Ông Khoa kiến nghị, nên cấu trúc chương trình thành 9 4, tổ chức thành 2 giai đoạn (thay vì 3 giai đoạn như trong đề án đề xuất). Trong đó, 2 năm để các em tốt nghiệp trung cấp (đề án quy định thời gian 2 năm chỉ tốt nghiệp sơ cấp là quá thấp). Sau đó các em học chương trình cao đẳng 1,5 - 2 năm. Trong thời gian học cao đẳng, em nào có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký thi, còn em nào không cần thiết hoàn thiện chứng nhận tốt nghiệp văn hóa phổ thông thì thôi.
Ông Khoa cũng đề xuất, đề án bổ sung thêm việc mở rộng cơ sở thực hành thực tế cho nhà trường như: Doanh nghiệp khi tiếp nhận học sinh thực tập tại các cơ sở này, có thể tính thời gian làm việc, tham gia bảo hiểm xã hội cho các em khi các em đã đi làm tại doanh nghiệp theo hình thức vừa học, vừa thực tập.
Cùng chung nỗi băn khoăn, ông Hoàng Tuấn - Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn Thanh Hóa cũng cho rằng, chương trình 5 năm là quá dài. Nếu trong quá trình học các em tham gia thị trường lao động hoặc không muốn học thì công tác đào tạo của trường sẽ rất khó khăn.
Ông Tuấn cho biết thêm, mỗi năm Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn tuyển sinh hơn 1.000 học sinh THCS vào học nghề và học văn hóa, đa số các em có nguyện vọng tiếp học lên cao đẳng. Nếu mô hình có được cơ chế đặc thù khác biệt như được miễn học phí hoàn toàn, được liên thông lên cao đẳng và được dự thi đại học cùng ngành nghề một cách bình thường, thì đây sẽ là mô hình đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao rất nhanh cho nền kinh tế.
Hình thành một mô hình đào tạo mới, vượt trội
"Việc triển khai Đề án thí điểm chương trình đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Việt Nam vừa đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục dạy nghề vừa hình thành một mô hình đào tạo mới, vượt trội, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia".
Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
"Thí điểm chương trình đào tạo 9+5 né tránh sự quản lý của Bộ Giáo dục" Theo chuyên gia giáo dục, Đề án thí điểm chương trình đào tạo 9 cộng 5 của Bộ Lao động thể hiện việc né tránh sự quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025
Cát Phượng tiết lộ cuộc sống ở tuổi 55
Sao việt
10:06:46 24/04/2025
Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Lạ vui
10:02:38 24/04/2025
Suzuki XL7 Hybrid mới, giá chưa tới 600 triệu đồng
Ôtô
10:01:29 24/04/2025
Toàn cảnh vụ sữa giả: Lợi dụng kẽ hở, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ
Pháp luật
09:58:14 24/04/2025