Loạt tác dụng chẳng ai ngờ từ quả nhãn, nhưng có 4 kiểu người nên tránh càng xa càng tốt
Nhãn là một loại trái cây thân thuộc với vị ngọt lịm dễ ăn, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó.
Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như năng lượng cao, giàu protein, đường tự nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn…
Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Long nhãn (quế viên hay nguyên nhục), dùng làm vị thuốc chữa bệnh vì có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi. Long nhãn được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn …
Những tác dụng cụ thể của quả nhãn đối với sức khỏe
1. Tốt cho hệ thần kinh
Quả nhãn được xem là điều kỳ diệu với những chứng bệnh liên quan tới hệ thần kinh, đặc biệt là trầm cảm. Chúng giúp các dây thân kinh thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động. Do vậy, chứng mất ngủ cũng theo đó mà tan biến.
Ngoài ra, uống nước đun sôi để nguội với long nhãn sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức.
2. Ngăn ngừa ung thư, tăng tuổi thọ
Video đang HOT
Các gốc tự do là những phân tử tích tụ bên trong cơ thể tàn phá sức khỏe và là nguyên nhân gây một số bệnh ung thư. Trong nhãn chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các hoạt chất chống oxy hóa có khả năng khử các gốc tự do giúp ngăn ngừa ung thư và tăng tuổi thọ.
3. Ngăn ngừa thiếu máu
Ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể. Với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoảng 5 mg sắt, tương đương 62% nhu cầu hàng ngày cho nam và 28% cho nữ. Ngoài ra, nhãn còn giúp cải thiện lưu thông máu và tăng sự đồng hoá sắt trong cơ thể. Điều này sẽ ngăn ngừa việc thiếu máu do thiếu sắt.
4. Bổ sung năng lượng dồi dào
Ăn nhãn thường xuyên đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể, chữa trị chứng mất ngủ, giảm trí nhớ. Hơn nữa, nhãn có lượng calo, chất béo thấp nên teen muốn giảm cân cũng yên tâm lựa chọn loại quả này để ăn mỗi ngày.
5. Ngăn ngừa một số vấn đề về mắt
Vitamin nhóm B đóng vai trò là chất dinh dưỡng cung cấp cho dây thần kinh thị giác, có tác dụng hạn chế tình trạng mỏi mắt, đau mắt (B1), phòng ngừa đục thủy tinh thể (B2) và có thể được sử dụng để điều trị viêm kết mạc dị ứng (B3).
Ăn nhãn không những bổ sung năng lượng cho mắt từ các vitamin B, mà lượng vitamin A dồi dào trong nhãn còn giúp bạn có đôi mắt sáng khỏe.
6. Phòng bệnh đau dạ dày
Nước ép nhãn được biết đến với công dụng điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày, mất trí nhớ. Teen có thể uống nước ép trực tiếp từ nhãn tươi hoặc ngâm cùi nhãn trong nước đường vài tuần để lấy nước cốt, hòa với nước lọc.
Những người này không nên ăn nhãn để tránh gây hại cho sức khỏe
Người thừa cân béo phì: Nhãn có lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu tùy tiện ăn quá nhiều thì người thừa cân béo phì sẽ càng thêm trầm trọng. Ăn 300g nhãn, vải tương đương với 1 bát cơm trắng nên chị em đang muốn giảm cân cần hết sức lưu ý, người bị thừa cân béo phì chỉ nên ăn vài quả, không ăn thường xuyên.
Người bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ: Nhãn có vị ngọt với đặc trưng nhiều đường, nếu tùy tiện ăn sẽ khiến tình trạng bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ thêm nặng nề. Do đó, những đối tượng này không được tùy tiện ăn, dù chỉ vài quả, tốt nhất nên lắng nghe tham khảo của bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm.
Phụ nữ mang thai: Nhãn chứa nhiều đường, nếu tùy tiện ăn sẽ khiến chị em dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu muốn bổ sung nhãn trong giai đoạn thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chưa kể, loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, ra máu, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ nên cần hết sức cẩn trọng.
Người bị mụn nhọt: Nhãn chứa nhiều đường nên khi ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu, quá trình ồ ạt này gây ảnh hưởng đến làn da. Người có cơ địa nóng trong, hay nổi mụn nhọt cũng cần hạn chế ăn, khi ăn cần bổ sung thêm nước lọc và rau xanh sẽ giảm nguy cơ nổi mụn nhọt.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Long nhãn dưỡng huyết, ích trí
Mùa nhãn chín đang đến gần, mùa thi cũng sắp đến. Thật trùng hợp vì đây là loại quả có tác dụng dưỡng huyết, ích trí thần diệu.
Sách "Thần Nông bản thảo kinh" gọi trái nhãn là "Ích trí quả. Mùa nhãn tiếp sau mùa vải, nên còn có tên là "Lệ chi nô" (lệ chi là quả vải, nô là kẻ theo hầu)...
Vị thuốc "long nhãn nhục hay long nhãn" trong Đông y là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Trong sách thuốc Đông y, long nhãn nhục thuốc nhóm thuốc bổ huyết, cùng thục địa hoàng, hà thủ ô, đương quy, bạch thược...
Long nhãn có tác dụng chống lão suy vì trong cùi có flavoprotein - một hoạt chất có tác dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não; trong cùi nhãn còn có vitamin PP, một chất có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn.
Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, long nhãn có tác dụng giúp cơ thể nâng cao năng lực chịu đựng trong điều kiện thiếu oxy, gia tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc..., riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác. Trong "Diên linh tửu", long nhãn được ngâm cùng kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; trong "Diên thọ tửu" được ngâm cùng quế hoa và đường trắng. Thông thường, nếu dùng độc vị có thể ngâm từ 150 - 200g long nhãn trong 1 lít rượu trắng, sau 15 ngày là dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 15 - 20ml.
Ngoài ra, về mặt thực dưỡng, chè long nhãn cũng là món ăn ngon, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường trí lực.
Nhiều bài thuốc cổ phương cũng như tân phương có dùng long nhãn như một vị thuốc bổ huyết công hiệu. Trong thực tế chữa bệnh, tôi thường dùng long nhãn trong bài Quy tỳ thang thể bổ cả Tâm lẫn Tỳ cho những bệnh nhân hiếm muộn - vô sinh.
Bài thuốc: Táo nhân (sao đen) 12g, nhân sâm 12g, bạch truật (sao vàng) 12g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, long nhãn 12g, mộc hương 8g, phục thần 12g, viễn chí 12g, chích cam thảo 8g, đại táo 5 trái. Bài thuốc này được làm hoàn mềm.
Trong đó, nhân sâm có tác dụng "bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách" để bổ khí sinh huyết, dưỡng tâm ích tỳ. Long nhãn bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Hoàng kỳ, bạch truật giúp nhân sâm ích khí kiện tỳ. Đương quy giúp long nhãn dưỡng huyết bổ tâm. Phục thần, viễn chí, táo nhân để ninh tâm, an thần. Mộc hương để lý khí tĩnh tỳ, phối hợp với thuốc bổ khí dưỡng huyết làm cho bổ mà không nê trệ ở vị. Cam thảo ích khí bổ trung, điều hòa các vị thuốc.
Bài thuốc chủ yếu dùng vị ngọt ấm ích khí, bổ trợ các vị dưỡng huyết, an thần, lý khí. Tâm tỳ đồng trị nên trọng dụng bổ tỳ, khí huyết cùng bổ nên trọng dụng ích khí. Tỳ khí vượng thịnh thì huyết có nơi sinh, huyết có nơi nhiếp; huyết mạch sung túc thì thần có nơi trú ngụ, huyết có nơi để quy tụ. Cho nên bài thuốc này được gọi là bài "Quy tỳ thang".
5 loại trái cây tưởng mát nhưng thực ra gây nóng Vị ngọt thanh dịu dàng của quả ổi khiến nhiều người nghĩ loại quả này tính mát, hoặc ít ra cũng tính bình, nhưng thực tế ổi lại tính nóng. Đông y chia tình chất hàn nhiệt của thực phẩm thành 5 mức độ: Nhiệt (nóng), ôn (ấm), bình (trung bình), lương (mát) và hàn (lạnh). Vào mùa hè, để cân bằng cơ...