Loạt bí quyết giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn mà bố mẹ nào cũng cần ghi nhớ
Những bí quyết sau sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình bồi dưỡng sự tự tin ở trẻ.
Bồi dưỡng sự tự tin chính là gia tài lớn nhất mà bố mẹ có thể dành tặng trẻ. Tự tin không phải do bẩm sinh mà cần được rèn luyện theo thời gian. Những bí quyết sau sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình bồi dưỡng sự tự tin ở trẻ.
1. Bố mẹ cần có thái độ nghiêm túc đối với những yêu cầu của trẻ
Ảnh minh họa
Chẳng hạn, một đứa trẻ ở trong bếp nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn uống sữa”. Người mẹ đang bận nấu cơm và không thể đáp ứng mong muốn của trẻ. Theo thời gian, nếu người mẹ không chú ý đến trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, mất niềm tin, không được coi trọng.
2. Tạo cơ hội để trẻ lựa chọn
Cuối tuần, như thường lệ bố mẹ thường dẫn trẻ đi chơi. Hãy hỏi ý kiến của trẻ về nơi muốn đến, nếu bạn đã có sẵn dự định trong đầu, bạn có thể hỏi trẻ: “Con muốn đi công viên, viện bảo tàng hay tiệm sách?”. Tạo cơ hội để trẻ lựa chọn là cách gia tăng sự tự tin ở trẻ.
Khi trẻ không thể làm đúng những điều bạn hướng dẫn, bạn không nên chế giễu, cường điệu lỗi sai của trẻ. Nếu trẻ bị chính bố mẹ chế giễu, trẻ sẽ cảm thấy mất niềm tin và không còn hứng thú với mọi thứ.
4. Nghiêm túc trả lời câu hỏi của trẻ
Khi trẻ đặt câu hỏi, bạn cần phải nghiêm túc lắng nghe. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy thành thật nói với trẻ.
5. Cho trẻ biết cảm giác trẻ được cần
Hãy dùng ngữ điệu thương lượng, bàn bạc khi nhờ cậy trẻ làm bất kì điều gì. Chẳng hạn, “con có thể cầm cây ô giúp mẹ, được không?”. Hãy cho trẻ biết rằng, bố mẹ cần trẻ, trẻ có tầm quan trọng đặc biệt đối với bố mẹ, và mọi người xung quanh.
6. Trưng bày những tác phẩm của trẻ
Hãy trưng bày những tác phẩm của trẻ ở nơi bắt mắt nhất trong nhà, và nhắc mọi người về điều đó. Cảm giác tự hào sẽ phát triển sự tự tin ở trẻ.
7. Cho trẻ không gian thuộc về mình
Hãy cho trẻ không gian chơi đùa, không chịu sự bó buộc hay cấm cản ngay trong chính gia đình của mình. Khi trẻ có không gian riêng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin về bản thân.
8. Thể hiện sự khoan dung đối với trẻ
Video đang HOT
Không nên trách mắng trẻ về sự bề bộn của căn phòng hay những thứ trẻ bày ra trên bàn. Thay vào đó, bạn nên hướng dẫn trẻ cách thu dọn mọi thứ xung quanh sao cho thật gọn gàng, ngăn nắp. Hoặc bạn có thể xắn tay cùng dọn dẹp với trẻ, sự khoan dung của bố mẹ chính là nền tảng giúp trẻ cảm thấy tự tin trong cuộc sống.
9. Không so sánh trẻ với đứa trẻ khác
Ảnh minh họa
Bố mẹ thường càm ràm: “Anh chị em của con thường làm tốt hơn những điều con đang làm, con thật ngốc nghếch”. Cho dù trẻ kém cỏi hơn anh chị em trong nhà hay những đứa trẻ khác, việc so sánh là không nên, bởi điều này khiến trẻ cảm thấy bản thân thật thất bại.
10. Tạo cơ hội để trẻ thể hiện bản thân
Khi đến quầy thanh toán trong siêu thị, bố mẹ có thể chuyển tiền hoặc thẻ thanh toán cho trẻ, để trẻ giao cho nhân viên thu ngân. Ngay cả khi trẻ không giỏi tính tiền, ít nhất trẻ có thể biết được tiền có thể mua được nhiều thứ. Dần dà, cho trẻ thêm tiền tiêu vặt, cho trẻ được thể hiện bản thân là cách nâng cao sự tự tin ở trẻ.
11. Để trẻ tự chọn áo quần
Khi mua áo quần cho trẻ, hãy để trẻ lựa chọn màu sắc hoặc kiểu dáng. Cho dù màu sắc không bắt mắt, nhưng ít nhất trẻ thích điều đó. Khi ý kiến của trẻ nhận được sự tôn trọng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin.
12. Hãy để trẻ làm mọi thứ phù hợp với lứa tuổi
Hãy để trẻ tự giặt tất, găng tay. Ngay cả khi trẻ giặt không sạch, nhưng ít nhất có thể bồi dưỡng sự tự tin của trẻ khi làm những công việc nhỏ, và nhận được sự công nhận của bố mẹ.
13. Khuyến khích trẻ thể hiện sở trường
Khi trẻ làm thơ, kể truyện, hát, bạn có thể vỗ tay hoặc khen tặng trẻ. Khi trẻ có cơ hội thể hiện thế mạnh của bản thân, trẻ sẽ trở nên sự tự tin.
14. Khuyến khích trẻ kết bạn
Kết bạn với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ trở nên mạnh dạn, nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện tự tin trước đám đông.
15. Tạo cơ hội để trẻ khám phá điều trẻ yêu thích
Khi trẻ chơi với chai nước ngọt rỗng hoặc hộp giày cũ, thay vì ngăn cấm, bạn nên để trẻ chơi và khám phá những món đồ tưởng chừng là phế phẩm. Khi bạn ngăn cấm trẻ, bạn đã vô tình tước đoạt sự hứng thú của trẻ đối với mọi thứ.
16. Khuyến khích trẻ phát huy tinh thần lạc quan
Ảnh minh họa
Đối với những đứa trẻ nóng vội, thay vì phủ nhận cá tính của trẻ, bạn nên rèn luyện trẻ làm việc thận trọng, lý trí. Nếu bạn ép trẻ thay đổi tính nết, trẻ sẽ mất niềm tin vào bản thân.
17. Khuyến khích trẻ nhận diện bản thân
Nhiều đứa trẻ cảm thấy mất tự tin về diện mạo không đẹp đẽ của chính mình. Bạn nên giúp trẻ chấp nhận khuyết điểm và cho trẻ biết những ưu điểm mà trẻ có.
18. Khuyến khích trẻ thoát khỏi sự dựa dẫm
Khi trẻ đi học, thay vì được bố mẹ gọi, bạn nên rèn luyện tính tự giác cho trẻ bằng cách đặt đồng hồ báo thức. Khi một đứa trẻ tự xử lý mọi vấn đề của nó, trẻ sẽ trở nên tự tin ngay cả trong hoàn cảnh bất lợi.
19. Dành thời gian đi du lịch cùng trẻ
Bạn nên sắp xếp thời gian cùng đi du lịch với trẻ, cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và các nền văn hóa khác nhau. Khi tầm nhìn và tri thức được mở rộng, trẻ sẽ tự tin gấp bội phần.
20. Khuyến khích trẻ chơi trò giải đố hoặc xếp chữ
Nếu trẻ gặp khó khăn khi chơi những trò trí tuệ, đòi hỏi tính kiên nhẫn. Bạn hãy hướng dẫn trẻ, nhưng không nên thay trẻ giải đáp câu đố. Điều này sẽ khiến trẻ hứng thú và muốn hoàn thành trò chơi.
21. Dành lời khen ngợi tích cực khi trẻ có tiến bộ
Khi trẻ phát triển hoặc tiến bộ vượt bậc, thay vì dùng những lời khen sáo rỗng, bạn nên sử dụng những lời khen cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn, “Con biết tự đi vệ sinh rồi à? Đúng là có tiến bộ”, không nên nói “Con thật thông minh”. Những lời khen cụ thể khiến trẻ tự tin, những lời khen sáo rỗng khiến trẻ trở nên kiêu ngạo.
22. Ủng hộ ước mơ của trẻ
Ủng hộ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện ước mơ. Đây là cách giúp trẻ trở nên tự tin và nhận thức về năng lực của bản thân.
23. Không đánh đập, trách mắng sai lầm của trẻ
Khi bạn đánh đập, trách mắng trẻ sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Và điều này càng nguy hại, bởi nó khiến trẻ nảy sinh tâm lý phản kháng, chống đối bố mẹ của mình.
24. Bố mẹ cần tôn trọng mọi người
Khi bạn tôn trọng mọi người và nhận được sự tôn trọng từ người khác, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về bố mẹ của mình, đồng thời trẻ sẽ tự tin khi hòa nhập vào xã hội.
Theo Zhuanlan
Phương pháp Talk4Writing giúp trẻ sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ
Talk4Writing - Nói để viết là phương pháp học tiếng Anh của nhà giáo dục, nhà văn nổi tiếng người Anh, Pie Corbett.
Phương pháp giảng dạy mang tính tương tác cao Talk4Writing đã được một nhóm chuyên gia về chiến lược giáo dục Tiểu học ở Lewisham (London, Anh) kiểm chứng về tính hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển sự tự tin mặt ngôn ngữ.
Hiện Talk4Writing ứng dụng rộng rãi tại các trường tiểu học ở Anh và nhiều trường quốc tế tại những nước không nói tiếng Anh. Phương pháp này ứng dụng theo ba bước, dựa trên chính bản năng học và tiếp thu của trẻ: Bắt chước (Imitation), Sáng tạo (Innovation) và Ứng dụng độc lập (Independent application).
Cụ thể, một chủ điểm Talk4Writing sẽ bắt đầu với những hoạt động tương tác dựa trên nội dung của một câu chuyện nhằm giúp trẻ làm quen với giai điệu cũng như chủ đề chính. Từ đó, trẻ sẽ vô thức nắm bắt những mẫu câu và ngữ pháp trong đoạn văn.
Một chủ điểm Talk4Writing sẽ bắt đầu với những hoạt động tương tác dựa trên nội dung của một câu chuyện.
Bên cạnh đó, các em sẽ đồng thanh kể lại câu chuyện qua hai hoạt động chính là dựng sơ đồ câu chuyện (story mapping) và thực hiện các hành động mô phỏng. Story maps bao gồm một loạt hình ảnh mô tả trình tự các sự kiện diễn ra trong câu chuyện kèm theo những dấu câu và từ vựng trọng điểm trong bài.
Cả hai hoạt động này giúp trẻ nắm bắt ngôn ngữ mới chủ động và tự nhiên, hiểu nghĩa của câu chuyện và tìm hiểu về mẫu câu, cấu trúc đoạn văn được sử dụng. Mặt khác, nó giúp trẻ học cách diễn đạt và dễ hình dung các từ sử dụng trong ngữ cảnh nào, tại sao.
Khi cả lớp đã nắm vững câu chuyện, các em sẽ được hướng dẫn để sáng tạo nên một câu chuyện mới dựa trên story mapping và cùng thảo luận với giáo viên. Bằng cách này, các em sẽ được học về cách viết một đoạn văn hay một câu chuyện.
Bước cuối cùng, trẻ được tự do sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để viết một câu chuyện mới theo thể loại văn học của câu chuyện gốc. Các em được khuyến khích tự xây dựng nội dung và lựa chọn cách diễn đạt dựa trên vốn từ vựng và ngữ pháp vừa học.
Trẻ được tự do sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo để viết một câu chuyện mới theo thể loại văn học của câu chuyện gốc.
Tại Việt Nam, Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội là một trong những trường tiên phong ứng dụng phương pháp Talk4Writing vào chương trình giảng dạy cho khối tiểu học với đội ngũ giáo viên người Anh đã được đào tạo bài bản về phương pháp này.
Tại một buổi hội thảo và dự giờ tại lớp dành cho phụ huynh của trường quốc tế BIS Hà Nội, cô Jasmine Reilly, Trưởng bộ môn Giáo dục ngôn ngữ khối Tiểu học của trường đã chia sẻ: "Phương pháp Talk4Writing cho phép trẻ được tự do khám phá và chơi cùng tiếng Anh trước khi bắt đầu học ngữ pháp và học viết. Mặt khác, chúng tôi tin rằng, học đọc có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học viết, như tăng vốn từ vựng, khơi ngợi trí tưởng tượng và sự sáng tạo".
Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội là một trong những trường tiên phong ứng dụng phương pháp Talk4Writing vào chương trình giảng dạy cho khối tiểu học.
Chị Nguyễn Thu Hoài, một phụ huynh có mặt tại buổi hội thảo cho biết: "Chương trình giúp tôi hiểu thêm về cách các cô dạy tiếng Anh ở lớp cho con. Bạn lớn về nhà rất thích đọc sách, còn bạn nhỏ mới học nửa năm nhưng đã có thể tự bắt chước viết chữ và vẽ theo câu chuyện bạn ý đọc".
Chị Thu Hoài có hai con đang theo học tại trường quốc tế BIS Hà Nội, một bạn đang học lớp 4 và một bạn đang học lớp mẫu giáo Foundation 3.
Thế Đan
Theo VNE
Trẻ học tư duy tiếng Anh qua chuỗi dự án thực tiễn Tham gia khóa 'Mùa hè siêu năng lượng' tại YOLA, trẻ được học cách giải quyết vấn đề, thực hiện dự án xây dựng sự tự tin... bằng tiếng Anh. Kỳ nghỉ hè đang đến gần cũng là lúc nhiều phụ huynh cân nhắc nên cho con vui chơi thỏa thích hay tham gia một khóa học hè kín lịch như bơi, vẽ,...