Loại snack khoai tây mà dù đói đến mấy cũng không dám ăn quá 2 miếng
Nếu biết giá của 1 miếng snack khoai tây này lên đến gần 300.000 đồng thì đến tín đồ của món ăn vặt này cũng phải run tay khi ăn.
Không hổ danh là loại snack “ quý tộc”, lí do “ra đời” của nó cũng không thể sang chảnh hơn được nữa: Do nhà máy sản xuất bia của Thụy Điển không thấy có món ăn vặt nào trên thị trường đủ chất lượng để thưởng thức cùng bia của họ.
Một miếng khoai tây chiên có giá lên đến gần 300.000 nghìn đồng
Một hộp snack chỉ có vỏn vẹn 5 miếng với giá bán là 45,68 bảng Anh (gần 1,5 triệu đồng), như vậy vị chi mỗi miếng có giá gần 300.000 đồng. Tuy đắt là thế, nhưng 100 hộp sản xuất đầu tiên đã bán hết veo gần như ngay lập tức.
Vậy khoai tây chiên thương hiệu St. Erik có gì đặc biệt mà lại có giá cao bất ngờ đến thế?
Nguyên liệu làm nên món khoai tây chiên St. Erik đều rất đặc biệt. Đầu tiên là nấm Matsutake, đây là loại nấm quý hiếm trên thế giới bởi nó chỉ mọc lên từ rễ cây thông nên không thể trồng nhân tạo được. Do số lượng hạn hẹp nên loại nấm này có giá đắt đỏ là điều tương đối dễ hiểu.
Video đang HOT
Nấm Matsutake.
Nguyên liệu thứ 2 là loại tảo biển Truffle, một loại tảo biển giàu vitamin và khoáng chất có nguồn gốc từ quần đảo Faroe và tất nhiên là giá thành cũng không rẻ.
Tảo biển Truffle.
Ngoài ra, trong món snack khoai tây chiên này còn có thêm hoa rau thì là từ bán đảo Bjre, hành tây từ Leksand, bia Pale Ale Ấn Độ. Trong đó, hành tây Leksand chỉ trồng được trong khoảng thời gian rất ngắn từ tháng 5 đến tháng 8 nên cũng thuộc loại thực phẩm hiếm và đắt.
Đài hoa thì là trên bán đảo Bjre ở miền nam Thụy Điển.
Để thêm vào một chút vị ngọt cho những lát khoai tây, người ta thêm vào một chút hèm rượu India Pale Ale, cũng là loại thường được dùng để nấu loại bia St. Eriks India Pale Ale.
Cuối cùng là nguyên liệu chủ đạo của món khoai tây chiên – những củ khoai tây được trồng ở Ammarns. Nơi sườn đồi trồng khoai hướng về phía nam, bên trên các mỏm đá cao để hấp thụ và giữ nhiệt lượng từ mặt trời. Do khoai chỉ được trồng với số lượng ít và được chăm sóc, thu hoạch… hoàn toàn bằng tay nên giá không hề rẻ.
Hành tây Leksand.
Tất cả những nguyên liệu đó đã tạo nên loại snack khoai tây có một không hai đắt đỏ nhất hành tinh.
Mặc dù có giá đắt đỏ là thế, nhưng do được làm từ quá nhiều nguyên liệu quý hiếm nên món khoai tây chiên này vẫn có rất nhiều người mua ăn. Phần lớn những người có cơ hội thưởng thức miếng khoai tây chiên “đắt xắt ra vàng” này thì đều có cảm nhận là đáng đồng tiền bởi hương vị của nó ngon khó tả.
Theo gia đinh và xã hội
Thị trường robot tại Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới
Thị trường robot tại Việt Nam hiện có khoảng 6 nhà cung cấp, hầu hết là các thương hiệu đến từ nước ngoài
Tại buổi trao đổi về chủ đề "Nhà máy thông minh - Tương lai của ngành sản xuất và gia công cơ khí", do Công ty Reed Tradex Việt Nam tổ chức ngày 25-7 ở TP HCM, ông Huỳnh Phong Phú, Giám đốc Ban Robot và tự động hóa nhà máy Công ty ABB Việt Nam, cho biết trong năm 2017 thị trường robot tại Việt Nam đang bùng nổ và được xếp hạng lớn thứ 7 trên thế giới nhờ làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử. Robot còn được các công ty trong lĩnh vực ôtô, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, sản xuất kim loại sử dụng nhiều, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.
Tuy nhiên, chi phí robot hiện vẫn còn khá cao nên chỉ có các doanh nghiệp quy mô vừa trở lên mới có khả năng sở hữu.
Quy mô thị trường nhà máy thông minh toàn cầu dự kiến tăng vọt từ 75 tỉ USD năm 2018 lên hơn 155 tỉ USD năm 2025. Nhà máy thông minh đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành sản xuất do nhu cầu gia tăng mạnh mẽ đối với các giải pháp công nghiệp nhằm góp phần tối ưu hóa đầu ra, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành vốn tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Reed Tradex Vietnam, nhà máy thông minh được số hóa và trang bị tiên tiến sẽ nâng cao năng lực sản xuất và giảm chi phí trong nhiều hoạt động khác nhau. Các công nghệ nổi trội phải kể đến như Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích trong mô hình nhà máy thông minh hoàn toàn có thể chủ động vận hành và sửa chữa. Một số phần mềm hoạch định và quản lý thậm chí còn có thể phát hiện các lỗi có nguy cơ xảy ra và cảnh báo người vận hành để loại bỏ tổn thất.
Còn theo ông Phú, ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ tại Việt Nam đang phát triển khi hội tụ cùng lúc nhiều điều kiện. Sự xuất hiện các nhà sản xuất quy mô lớn trên thế giới như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon, Brother... tại Việt Nam, một số cơ sở sản xuất này là trọng tâm trong cả hệ thống cung ứng sản xuất trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất, lắp ráp Việt Nam cũng đã phát triển đến quy mô lớn và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn sản xuất của thế giới. Hai điều kiện trên đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệm cung ứng, phụ trợ. Các yêu cầu về sản phẩm và năng suất cũng tăng lên. Đây chính là những yếu tố đã thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cả về lượng và chất trong thời gian gần đây.
Theo người lao động
Trồng quả bán chỉ 10 nghìn nửa cân, một năm vẫn kiếm trăm triệu đều đều Khi nói đến trồng trọt ở nông thôn, rất nhiều người thà đi ra ngoài làm thuê còn hơn là ở nhà làm công việc này. Nhưng, trên thực tế rất nhiều người đã "phất" lên nhờ công việc chân chất này. Anh Triệu là một nông dân Trung Quốc, trước đó anh đã trồng rau trong hơn 10 năm. Ban đầu, là...