Loại rau củ quen thuộc khi nấu chín lượng dinh dưỡng tăng gấp nhiều lần ăn sống
Cách chế biến và thưởng thức ảnh hưởng rất nhiều đến lượng dinh dưỡng nhận được từ rau củ.
Có loại nên ăn sống nhưng cũng có loại nên nấu chín kỹ.
Tiến sĩ Amy Myers, Giám đốc Y khoa Viện Austin Ultrahealth (Mỹ) cho biết mỗi loại rau củ chứa dưỡng chất riêng và cách chế biến ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng hấp thu.
Bà Amy Myers nói: “Chế biến sai cách có thể làm hao hụt chất dinh dưỡng, gây hại sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn sống cũng giữ được tối đa dinh dưỡng như nhiều người lầm tưởng. Điều này phụ thuộc vào từng loại rau củ”.
Trong đó có 4 loại rau củ khi nấu chín vừa nhận được gấp nhiều lần dinh dưỡng, vừa tốt hơn cho sức khỏe nhưng thường bị ăn sống như:
Trên thực tế, ăn cà chua sống hoặc chín đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ăn cà chua chín có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn cà chua sống. Khi nấu chín làm gia tăng đáng kể hàm lượng lycopene – khoảng 35%.
Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, Tiến sĩ Amy nhắc nhở rằng vitamin C trong cà chua bị giảm đi dù không quá nhiều khi nấu.
Ảnh minh họa
Giải pháp là nấu cà chua trong thời gian ngắn hoặc chế biến theo cách làm sốt, súp, kết hợp thêm dầu ô liu để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Cải bó xôi (còn gọi rau chân vịt, rau bina…) cũng là loại rau phát huy công dụng sức khỏe và dinh dưỡng tối ưu khi nấu chín.
Đây là nguồn cung cấp sắt, canxi và magie phong phú, chất xơ khi chín cũng dễ hấp thụ hơn đồng thời giảm mùi đặc trưng không dễ ngửi với nhiều người.
Video đang HOT
Đặc biệt, cải bó xôi sống chứa oxalat – chất ức chế khả năng hấp thụ nhiều khoáng chất có sẵn trong nó. Hơn nữa ăn lượng nhiều còn không tốt cho gan, thận về lâu dài hoặc gây khó tiêu, mệt mỏi nhất thời.
Tiến sĩ Amy cho biết luộc hoặc hấp sẽ giúp bạn tận dụng triệt để lượng dưỡng chất mà loại rau này mang lại.
Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ Amy, cà rốt nấu chín không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giải phóng nhiều beta-carotene hơn so với khi ăn sống.
Đây là chất quan trọng, được chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ hệ miễn dịch và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mặc dù quá trình nấu chín làm mất đi một phần nhỏ vitamin C trong cà rốt, nhưng lượng mất mát này không đáng kể, đặc biệt khi áp dụng phương pháp hấp hoặc nấu vừa chín tới.
Vì vậy, bà khuyến nghị nên ăn cà rốt nấu chín để tối ưu lượng dưỡng chất hấp thụ.
Măng tây
Rất nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng ăn măng tây sống giúp giữ được nhiều dinh dưỡng hơn, nhất là khi ăn salad.
Nói về điều này, Tiến sĩ Amy giải thích măng tây khi nấu chín sẽ bổ dưỡng hơn nhờ khả năng giải phóng các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa.
Ảnh minh họa
Do quá trình nấu giúp phá vỡ cấu trúc thành tế bào, làm các chất này dễ hấp thụ hơn.
Ngoài ra, măng tây chín mềm hơn, dễ tiêu hóa và phù hợp với người có hệ tiêu hóa yếu. Tuy nhiên, nên hấp hoặc nướng nhẹ để bảo toàn dinh dưỡng và hương vị tốt nhất.
Nấu chín khiến những rau củ này trở nên bổ dưỡng hơn
Một số loại rau củ tốt nhất nên ăn sống để giữ nguyên chất dinh dưỡng nhưng nhiều loại lại có lợi hơn khi nấu chín.
Mặc dù có một số vitamin, khoáng chất bị phâ.n hủ.y khi đun nóng nhưng nấu chín có thể tăng cường khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu khác và giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Nấu chín khiến những rau củ này trở nên bổ dưỡng hơn:
Cà chua
Cà chua là loại quả có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng. Cà chua đặc biệt giàu chất chống oxy hóa gọi là lycopene, đây chính là yếu tố chính tạo nên sắc tố đỏ của cà chua.
Lycopene là một trong số ít các sắc tố thực vật được phát hiện có khả năng giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Chất lycopene trong cà chua giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid, làm giảm các loại mỡ má.u có hại và cholesterol xấu LDL. Đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch má.u, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...
Sau 2 phút nấu cà chua chín có nhiều hơn 54% lycopene, sau 30 phút có nhiều hơn 164% lycopene.
Nấm được nấu chín tăng cường hoạt động chống oxy hóa của chúng.
Nấm
Một số bằng chứng cho thấy rằng nấm được chế biến trong lò nướng hoặc lò vi sóng có thể tăng cường hoạt động chống oxy hóa của chúng, trong khi luộc hoặc rán chúng có thể làm giảm tác dụng này. Nhưng một nghiên cứu năm 2016 cũng cho thấy rằng việc chiên bằng chảo có thể làm tăng protein, axit béo thiết yếu và carbohydrate mà bạn có thể hấp thụ. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2020 cho thấy việc nấu chín nấm khô có thể làm giảm mức độ của các nguyên tố vi lượng độc hại như thạch tín.
Bông cải xanh
Không chỉ là một trong những loại rau có lượng vitamin C cao hàng đầu, trong bông cải xanh còn có chất xơ, vitamin K, A và B6; folate, mangan, kali, phốt pho, magie và canxi.
Bông cải xanh là loại rau họ cải có đặc tính chống oxy hóa vượt trội. Nó chứa các chất phytochemical carotenoid, polyphenol, glucosinolate, lutein và tocopherol. Các hợp chất hóa học này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm ung thư bằng cách giảm viêm trong mạch má.u.
Nghiên cứu cho thấy, nấu bông cải xanh làm tăng đáng kể lutein, carotene và tocopherol, với thời gian đun nóng lâu hơn sẽ chiết xuất nhiều hơn.
Cà rốt
Cà rốt là nguồn beta-carotene, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Cà rốt cung cấp lợi ích chống oxy hóa cho sức khỏe chủ yếu nhờ vào nồng độ vitamin A và beta-carotene cao.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas (Mỹ) phát hiện ra rằng cà rốt nấu chín nghiền nhuyễn không chỉ giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mà hàm lượng beta-carotene còn tăng đáng kể khi đun nóng thay vì ăn sống.
Kiểm tra giá trị dinh dưỡng của cà rốt khi tiếp xúc với các phương pháp nấu ăn khác nhau như luộc, hấp và chiên cũng cho thấy, việc luộc cà rốt làm tăng tất cả các carotenoid (chất chống oxy hóa) lên 14%. Các phương pháp nấu ăn khác làm giảm giá trị chất chống oxy hóa, trong đó chiên phản ánh sự suy giảm tệ nhất.
Ớt chuông nấu chín rất giàu chất chống oxy hóa và lycopene.
Ớt chuông
Ớt chuông chứa một sắc tố tự nhiên gọi là lycopene, chất này cũng được tìm thấy trong dưa hấu, cà chua, ổi và bưởi hồng. Trong số tất cả các màu của ớt chuông, loại màu đỏ cho đến nay là loại có hàm lượng lycopene cao nhất.
Hầu hết các phương pháp nấu ăn giúp ớt chuông tăng cường khả dụng sinh học của chất chống oxy hóa carotenoid. Beta-carotene, beta-cryptoxanthin, capsanthin và lutein là một số carotenoid trong ớt chuông được tăng cường thông qua quá trình đun nóng.
Rau cần tây
Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấu chín cần tây - dù là luộc, nấu áp suất, nướng hoặc chiên làm tăng mức độ chống oxy hóa của cần tây. Và trong một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2018, nấu ăn đã làm tăng hàm lượng vitamin K trong tất cả các loại rau, bao gồm bông cải xanh, khoai tây, hành tây và cà rốt.
Măng tây
Khi nấu chín măng tây, các vitamin A, B9, C và E sẽ dễ hấp thụ hơn vì nhiệt độ cao sẽ phá vỡ lớp thành tế bào dày của thân cây. Măng tây cũng giữ lại nhiều chất chống oxy hóa hơn đáng kể, như acid ferulic, khi nấu chín (lên đến 25%). Làm nóng loại rau này cũng làm mềm chất xơ, giúp tiêu hóa dễ hơn.
Khi nấu chín hành tây sẽ phá vỡ một số chất xơ khó tiêu khiến chúng được dung nạp tốt hơn.
Hành tây
Cả hành tây sống và nấu chín đều có lợi cho sức khỏe. Hành tây sống vẫn giữ được đầy đủ vitamin và chất chống oxy hóa.
Nhưng nấu chín hành tây sẽ làm tăng hàm lượng flavonoid, đặc biệt là quercetin, một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch.
Ngoài ra, sự hiện diện của fructan, một loại carbohydrate phức hợp có trong hành tây gây ra chứng khó tiêu ở một số người. Khi nấu chín hành tây sẽ phá vỡ một số chất xơ khó tiêu khiến chúng được dung nạp tốt hơn.
Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải Củ cải được biết là rất giàu vitamin và khoáng chất. Dù ngon và bổ dưỡng nhưng củ cải cũng có một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Củ cải là loại rau củ thuộc họ cải với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng rất tốt trong việc giúp ngăn ngừa hoặc chống lại bệnh tật nhờ...