Loại rau có rất nhiều vào mùa đông được mệnh danh là “kho thuốc bổ”: Vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp đánh bại 2 “kẻ thù” nguy hiểm nhất của sức khỏe
Súp lơ trắng là một loại rau phổ biến trong mùa đông ở nước ta. Không những giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, súp lơ trắng còn có giúp cơ thể chống lại 2 loại bệnh nguy hiểm bậc nhất: Tim mạch và ung thư.
Súp lơ trắng là một loại rau rất dồi dào trong mùa đông. Súp lơ trắng có vị ngọt, giòn, rất dễ chế biến thành nhiều món ngon. Không những thế, súp lơ trắng còn được ví như một “kho thuốc bổ” với nhiều chất dinh dưỡng và nhiều tác dụng cho sức khỏe.
1. Chống lại hai kẻ thù hàng đầu của sức khỏe con người
Súp lơ trắng thuộc nhóm rau họ cải, bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải, cải xanh và cải ngọt, giúp góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Các loại rau họ cải chứa trong mình các chất tự nhiên giúp hỗ trợ và bảo vệ các phần uốn cong và nhánh của mạch máu (những khu vực dễ bị viêm nhất). Điều này làm cho súp lơ trắng trở thành một người bảo vệ mạnh mẽ cho trái tim của bạn. Đây có thể là lý do tại sao, chúng ta nên ăn nhiều rau họ cải để giảm nguy cơ xơ cứng động mạch.
Các chất tự nhiên trong súp lơ và các loại họ cải khác cũng đã được chứng minh là có khả năng vô hiệu hóa các chất gây ung thư và ngăn chặn ung thư phát triển, lây lan. Một đánh giá về nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nghịch đảo giữa việc ăn các loại rau họ cải và nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào. Tức là bạn càng ăn nhiều loại rau họ cảm, nguy cơ mắc các bệnh tim, ung thư và tử vong sẽ được giảm đi. Điều đó khiến súp lơ trở thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe quan trọng.
2. Rất giàu dinh dưỡng
Bạn có biết rằng, ngoài cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng như Vitamin B, phốt pho, mangan, magiê, kali, súp lơ trắng còn mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng mà ta chưa khám phá hết.
Một cây súp lơ có thể cung cấp hơn 75% lượng vitamin C tối thiểu cho cơ thể con người trong 1 ngày. Cộng thêm 20% Vitamin K có trong loại rau này rất cần thiết trong việc làm chắc và giúp xương của chúng ta khỏe khoắn. Ngoài ra, Choline có trong súp lơ trắng còn còn đóng một vai trò trong giấc ngủ, trí nhớ, học tập và vận động cơ bắp.
Bên cạnh việc hỗ trợ miễn dịch, súp lơ còn giúp cho quá trình sửa chữa DNA và sản xuất cả collagen và serotonin để góp phần thúc đẩy sự hạnh phúc và giấc ngủ ngon.
3. Chống viêm
Các hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong súp lơ được biết là có tác dụng giảm viêm. Loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm các loại được biết đến để chống lại stress oxy hóa – một loại làm mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do gây hại tế bào và khả năng cơ thể chống lại các tác động có hại của chúng, bao gồm lão hóa sớm và nguy cơ bệnh tật.
4. Chống lão hóa
Video đang HOT
Một số nghiên cứu cho thấy các chất tự nhiên trong súp lơ, như sulforaphane, có thể ảnh hưởng đến các gen theo cách làm chậm quá trình sinh hóa của quá trình lão hóa. Các hợp chất trong súp lơ cũng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ chức năng não và hệ thần kinh, đồng thời làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do tuổi tác.
5. Giải độc
Các hợp chất tự nhiên trong súp lơ có liên quan đến quá trình giải độc. Nhiều chuyên gia y tế không thích từ giải độc vì nó thường bị lạm dụng và phóng đại quá mức. Tuy nhiên, “giải độc” về cơ bản có nghĩa là giúp vô hiệu hóa các hóa chất có khả năng gây hại, hoặc đưa chúng ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
6. Giàu chất xơ
Chất xơ trong súp lơ có thể giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa, thúc đẩy sự làm việc đều đặt của đường ruột và cung cấp vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chống viêm, miễn dịch và tâm trạng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ là loại thực phẩm có FODMAP cao. Vì vậy, đối với một số người, đặc biệt là những người bị ‘Hiệu ứng ruột kích thích’ (IBS), món rau này có thể gây rối loạn tiêu hóa.
FODMAP là viết tắt của các oligosacarit lên men, disacarit, monosacarit và polyol. FODMAPs là carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém từ hệ tiêu hóa vào máu và nhanh chóng được lên men trong ruột. Sự kết hợp này có thể kích hoạt sản xuất khí, dẫn đến chướng bụng tiêu hóa, đau, chuột rút và đầy hơi. Nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc không quen ăn nhiều chất xơ, sẽ không có gì lạ khi bạn gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa nếu bạn tăng lượng súp lơ.
7. Hỗ trợ giảm cân lành mạnh
Chất xơ trong súp lơ giúp cho chúng ta kiểm soát cân nặng bằng cách thúc đẩy cảm giác no nhanh, trì hoãn cơn đói trở lại và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mức insulin. 1 cây súp lơ trắng cũng cung cấp khoảng 103.25 ml nước, giúp thúc đẩy cảm giác no. Bạn có thể ăn súp lơ thay cho một phần cơm trắng vì 1/3 cây súp lơ trắng chứa khoảng 25 calo và 1 gam carbohydrate (carbs), trong khi cơm trắng được nấu chín cung cấp khoảng 150 calo và 30 gam carbs.
Muốn ngừa viêm loét dạ dày bạn không nên bỏ qua thực phẩm này
Sữa chua, dâu tây, súp lơ trắng, táo, củ cải, cà rốt và tỏi là những thực phẩm giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
Súp lơ trắng
Súp lơ trắng chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H.pylori trong đường tiêu hóa. Bên cạnh việc ngăn ngừa loét dạ dày, súp lơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Ảnh: Boldsky.
Bắp cải
S-methyl methionine trong bắp cải có thể chữa lành các vết loét trong dạ dày bằng cách kiềm hóa và cân bằng độ pH. Bắp cải cũng chứa axit amin glutamine có lợi trong việc chữa lành các vết thương và tăng cường lớp niêm mạc trong ruột.
Củ cải
Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ kẽm và nhiều khoáng chất khác. Thực phẩm này cũng có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây viêm niêm mạc dạ dày và khó tiêu.
Táo
Táo chứa flavonoid giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Đây là vi khuẩn gây ra bệnh đường tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày.
Việt quất
Ăn việt quất vào buổi sáng có thể ngăn ngừa loét dạ dày hiệu quả. Bởi đây là trái cây rất giàu chất chống oxy hóa và dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường tốc độ phục hồi các vết loét.
Dâu tây
Dây tây có thể hoạt động như một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi chứng loét dạ dày, do đây cũng là trái cây giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, dâu tây cũng hỗ trợ tăng cường niêm mạc dạ dày rất tốt.
Cà rốt
Cà rốt có nhiều lợi ích trong việc tăng cường niêm mạc dạ dày. Sự hiện diện của vitamin A trong cà rốt giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và khó tiêu.
Bông cải xanh
Nhiều nghiên cứu chứng minh bông cải xanh chứa một hóa chất nhất định là sulforaphane có thể loại bỏ vi khuẩn gây loét dạ dày.
(Ảnh: Boldsky)
Tỏi
Một nhánh tỏi có khả năng ngăn chặn vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày. Ngoài ra, tỏi cũng chứa nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp điều trị chứng loét dạ dày hiệu quả.
Cam thảo
Với đặc tính y học cao, cam thảo có khả năng chống lại loét dạ dày và viêm dạ dày rất tốt.
Mật ong
Mật ong cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giúp chữa lành vết thương và ức chế vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày. Việc bạn cần làm là tiêu thụ 1 thìa mật ong tươi vào mỗi buổi sáng để hạn chế các tác nhân gây ra bệnh về dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua chứa probiotics, lactobacillus và acidophilus giúp điều trị loét dạ dày rất tốt. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giúp cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong đường ruột để hỗ trợ xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Dầu oliu
Dầu oliu chứa phenol hoạt động như một chất chống vi khuẩn, ngăn vi khuẩn H.pylori lây lan, gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày của bạn.
Trà xanh
Trà xanh chứa ECGC, có tác dụng giúp giảm loét dạ dày. Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh của trà xanh cũng rất hiệu quả trong việc chữa lành các vết loét trong dạ dày.
Một vài điều người bệnh viêm xoang cần biết về chế độ ăn uống và luyện tập để nâng cao sức đề kháng Viêm xoang gây mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, những người mắc viêm xoang cần chú ý tới vấn đề dinh dưỡng và tập luyện. Vậy chế độ ăn uống và luyện tập cho người viêm xoang là như thế nào? Bệnh viêm...