Loại quả màu vàng nhiều người chê “chua loét” hóa ra dùng để trị ho hay viêm họng, đau răng lại cực nhanh và tiện
Loại quả quen thuộc này không chỉ “được lòng” các chị em khi làm ô mai mà cũng khiến cánh mày râu mê mệt khi sử dụng để ngâm rượu. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nó còn có thể sử dụng để trị bệnh cực hay.
Mùa mơ chín rộ thường vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, mơ chín mọng, căng tròn, thơm nức mũi. Nhiều người tận dụng thời điểm này để ngâm nước mơ, làm ô mai… dùng dần quanh năm.
Ngoài sử dụng để làm đồ ăn, quả mơ còn có công dụng “bạc triệu” đó là trị bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, quả mơ trong Đông y được coi là một bài thuốc trị bệnh. Mơ có vị chua, nếu chế biến với muối sẽ có vị chua mặn, tính ấm, đi vào 3 kinh can, tì, phế, có công dụng liễm phổi, thông đờm, sát khuẩn, làm tăng bài tiết tân dịch, giải nhiệt, cầm máu, ra mồ hôi.
Theo y học hiện đại, thịt quả mơ chín chứa nhiều vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng. Trong 100g trái mơ cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày nhờ có chứa thành phần magie, canxi và potassium. Vitamin C có trong quả mơ như một “liều thuốc” chống ôxy hóa tự nhiên, có thể giúp làm sáng mắt và đem lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng nước mơ ngâm đường, ngâm muối, hoặc ngâm rượu đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh trong mùa lạnh từ quả mơ do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ:
1. Chữa ho lâu năm
Cách dùng: Quả mơ muối 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, đổ 2 bát nước vào sắc đến khi còn 1/2 bát, chia làm 2 lần đem uống trong ngày.
2. Chữa ho nhiệt (khạc đờm, có máu)
Cách dùng: Ô mai, hoa hòe sao, dành dành sao, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12g. Đem sắc lấy nước uống.
3. Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi
Cách dùng: 20 quả mơ đem sắc cùng 1 bát nước. Khi còn 6/10 thì dừng lại, uống vào lúc bụng đói.
4. Chữa sốt rét cơn
Cách dùng: 4 quả ô mai, 8g thường sơn chế giấm đem tán nhỏ, làm viên, uống với rượu lúc sáng sớm, trước cơn sốt.
5. Chữa chứng tiêu khát
Video đang HOT
Cách dùng: 80g ô mai, 200 hạt đạm đậu sị. Sắc uống hoặc nấu canh ăn.
6. Tẩy giun đũa
Cách dùng:Mơ 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát, tất cả đem sắc lấy nước uống.
7. Giải rượu
Cách dùng: Dùng mơ nấu với trà đem uống sẽ có tác dụng giải rượu.
8. Chữa ho viêm họng
Cách dùng: Lấy 6g ô mai (lấy thịt bỏ hạt), 12g vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm, 6g thảo dây sắc cùng 200ml nước. Đến khi chỉ còn 100ml nước, dùng uống trong ngày.
9. Đau răng
Cách dùng: Mơ chín giã nát, đem đắp vào răng sẽ có tác dụng.
10. Miệng khô, khát phiền nhiệt
Cách dùng: Quả mơ muối, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc, mỗi loại 6g đem sắc uống.
Trong mơ có chứa một bộ phận cực độc nếu dùng sai cách
Dù mơ đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng lương y Sáng cho hay: “ Không phải loại quả nào cũng toàn tác dụng. Dù trong Đông y, mơ được đánh giá lành tính, bổ dưỡng xong nếu ăn quá nhiều quả tươi sẽ gây hại cho răng, tăng nhiệt do đó người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi”.
Hạt quả mơ có chứa độc tính. Cụ thể là sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
Hạt quả mơ có chứa độc tính.
Triệu chứng ngộ độc hạt mơ là chóng mặt, mệt lả, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh…
Nếu nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị hôn mê, co giật, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Chính vì thế mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3-10g và được bào chế đúng cách thức hoặc phối ngũ hợp lý để khắc chế độc tố.
Nếu dùng quá liều có thể cho uống than hoạt tính hoặc sirô để hạn chế tác động phụ. Nếu không có chuyên môn tốt nhất không nên sử dụng.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Củ sắn món tuyệt ngon mùa lạnh nhưng có chứa 1 chất có thể gây ngộ độc: Muốn an toàn, mọi người nên ăn theo cách này
Những ngày thời tiết se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn là được thưởng thức những miếng sắn luộc thơm bùi hay chè sắn, bánh sắn nóng hổi, dân dã...
Tuy nhiên, ăn sắn mà bỏ qua những lưu ý quan trọng sau thì bạn rất dễ phải nhập viện cấp cứu.
Theo y học hiện đại, trong 100g sắn cung cấp cho cơ thể 156 calo (trong khi đó ở gạo là 353, ở ngô là 363). Củ sắn có chứa nhiều chất bổ, chủ yếu là tinh bột, giá trị dinh dưỡng như khoai lang, khoai tây, khoai môn... Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Tuy nhiên, trong củ sắn chứa hàm lượng protein, muối khoáng và các vitamin tương đối thấp.
Khi ăn sắn cần cẩn thận ngộ độc, tử vong vì chất gây ngộ độc
Ngon bổ như vậy xong ăn sắn có thể gây ngộ độc. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội: Trong thành phần của củ sắn có chứa lượng axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau, còn phụ thuộc vào giống sắn.
Trong đó sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt thường. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, khiến người ăn rất dễ bị ngộ độc. Chỉ khoảng 20gr HCN là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc, nếu trên 50gr sẽ dẫn đến tử vong.
Cũng theo lương y Bùi Đắc Sáng, loại sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Tuy nhiên, nếu không chuyên trồng sắn thì bạn khó mà nhận biết được.
Ngay cả với sắn ngọt (loại sắn chúng ta hay ăn) dù ít thì nó cũng có chứa hàm lượng HCN. Có thể gây nên ngộ độc nếu ăn sống hay chế biến mà không ngâm kỹ, rửa sạch...
Dấu hiệu của ngộ độc sắn
Nếu bị ngộ độc sắn, sau khi ăn sắn từ 1-3 tiếng, bệnh nhân ngộ độc sẽ có dấu hiệu choáng váng, nóng bừng người, ù tai, chân tay bị tê, buồn nôn và đau bụng.
Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Đối tượng không nên ăn sắn
- Phụ nữ mang bầu: Cũng giống như măng tươi, củ sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đối với những người có sức đề kháng kém như bà bầu.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều kẻo chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn lúc đói kẻo gây ngộ độc.
Chế biến đúng cách để loại bỏ hết độc tố
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết HCN có trong củ sắn vốn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, khi kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Để tránh bị ngộ độc từ củ sắn, mọi người nên thực hiện các bước sau:
- Bóc vỏ sắn trước khi nấu, ngâm sắn trong nước từ nửa ngày đến 1 ngày.
- Trong lúc nấu sắn nên mở nắp để HCN bay hơi.
- Luộc sắn nên thay nước 2-3 lần.
- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.
- Nấu chanh bằng lá sắn muối nên rửa lá thật sạch, ngâm nước hoặc luộc kỹ trước khi chế biến.
- Ăn sắn luộc nên chấm cùng đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
- Tránh ăn sắn nướng.
- Đối tượng bị ngộ độc sắn nhẹ, nên được uống đường hay ăn mía. Người bị ngộ độc nặng hơn cần được đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Quả mơ - vị thuốc sạch phổi, trừ ho Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống có tác dụng giải nhiệt, giảm cảm nắng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá. Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch...