Đu đủ tác dụng nhuận tràng , tiêu thực, trị sỏi thận , lá sát trùng vết thương , nhựa sát khuẩn, hoa đu đủ chữa ho…
Đu đủ còn gọi là phiên qua, má hống (Thái), tên khoa học là Carica papaya, thuộc họ đu đủ. Cây có thân gỗ mềm, dễ bị gãy, thường có một ngọn, nếu ngọn chính bị gãy có thể sẽ mọc ra 3-4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy khía sâu. Đu đủ là cây đa tính, cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, quả kết từ hoa cái hình tròn. Khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng cam.
Đu đủ có nguồn gốc Mỹ Latin, phổ biến ở các nước nhiệt đới nhờ nhân giống dễ dàng bằng hạt.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết quả đu đủ xanh gồm 91,5% là nước, protein 1%, lipid 0,4%, cellulose 1,5%, tro 2,5-3,5%. Khi chín, lượng nước, protein, lipid trong đu đủ đều giảm trong khi đường tăng đến gần 12%. Ngoài ra, đu đủ có nhiều vitamin như 710 mg vitamin A, 0,03 mg B1, 0,05 mg B2, 0,4 mg P, 73 mg C. Quả cũng dồi dào chất khoáng như calcium 24 mg, phosphor 22 mg, sắt 0,7 mg, natri 4 mg, kali 221 mg, calo 45 mg.
Hoa đu đủ cũng được dùng để làm thuốc, hạt ép lấy dầu thực phẩm, rễ, thân, lá, quá non có thể làm thức ăn gia súc.
Trong Đông y, đu đủ chín có vị ngọt, tác dụng nhuận tràng , tiêu thực, thông đại tiện. Đu đủ xanh tác dụng làm mềm thịt dai, dễ tiêu. Lá đu đủ có thể tẩy sạch máu mủ, sát trùng vết thương , trị rửa vết thương bị lở loét, tẩy máu mủ dính ở vải sợi. Nhựa đu đủ tác dụng sát khuẩn. Hoa đu đủ chưng chữa ho, sốt. Rễ đu đủ trị rắn cắn.
Lương y lưu ý phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ, ăn nhiều có thể gây đau dạ dày và viêm loét miệng.
Trái đu đủ chín chứa nhiều đường, ăn dễ tiêu hóa, nhuận tràng . Ảnh: Mujerde10
Bài thuốc từ đu đủ
Trị sỏi: Trái đu đủ xanh (đủ cho một người ăn), cắt phần đầu đuôi, khoét bỏ hạt, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho chín mềm, để nguội ăn hết cả vỏ. Liệu trình ăn trong 7 ngày. Có thể xào đu đủ ăn hàng ngày để trị sỏi các loại.
Chữa sốt rét: Người bị muỗi Anophene cắn gây bệnh sốt rét, cứ cách ngày hoặc mấy ngày nhất định, đúng giờ là lên cơn sốt. Bài thuốc gồm nhựa đu đủ xanh (7-9 giọt) pha với nước uống.
Nhựa hoa đu đủ còn có thể trị chai chân, bôi 2-3 lần một ngày. Rễ đu đủ thái nhỏ, cô đặc, thêm muối ăn, xoa, bôi, ngâm chân chữa hôi chân, liệu trình 15-20 ngày.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Viêm đường tiết niệu tái phát nhiều người chủ quan nhưng không lường trước được hậu quả đáng sợ thế nào
Viêm đường tiết niệu đôi khi không có biểu hiện gì mà là tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khám sức khỏe tổng quát.
Viêm đường tiết niệu tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh song nó gây ra phiền toái. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu tái phát (hay còn gọi là viêm đường tiết niệu mãn tính).
Viêm đường tiết niệu mãn tính có thể diễn ra 2 lần/6 tháng hoặc 3 lần/năm, thậm chí ở một số người tình trạng này lặp đi lặp lại mỗi tháng. Đặc biệt, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm đường tiết niệu tái phát
Theo các chuyên gia, thông thường, phụ nữ bị viêm đường tiết niệu dễ bị tái phát hơn ở nam giới do vùng niệu đạo của phụ nữ gần với hậu môn hơn ở nam giới nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập rất cao.
Nhiều trường hợp viêm đường tiết niệu nhưng không có biểu hiện gì, bệnh nhân có thể tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khám sức khỏe tổng quát. Những đối tượng thường gặp trong tình huống này là phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình dục, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường...
Biểu hiện thường gặp như: đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi khám do cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này người bệnh sẽ rất đau.
Những biến chứng khó lường khi bị viêm đường tiết niệu
Đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt là những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Ảnh minh họa
Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng.
Đối với phụ nữ, tình trạng viêm nhiễm tái diễn không chỉ dừng lại tại riêng vùng tiết niệu nữa mà sẽ lây lan tới vòi trứng, buồng trứng. Hệ quả tất yếu là tắc vòi trứng, viêm buồng trứng và từ đây nguy cơ vô sinh. Khi quan hệ tình dục thì khả năng bệnh lây nhiễm sang chồng sẽ càng gia tăng.
Với phụ nữ có thai có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non...
Với nam giới, viêm đường tiết niệu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan làm viêm các cơ quan khác trong hệ thống sinh dục như viêm mào tinh hoàn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Trường hợp viêm đường tiết niệu mạn tính sẽ khiến đường tiết niệu bị hẹp, việc xuất tinh khó khăn, lâu dần làm rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới.
Nguy hiểm hơn, biến chứng của nhiễm trùng niệu có thể là độc lực của vi khuẩn gây phá huỷ chủ mô thận, hoại tử nhú thận, gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hệ quả suy thận vĩnh viễn hay phải cắt bỏ thận.
Theo giadinh.net
Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh cúm siêu vi lây lan qua vết cắn của muỗi Aedes. Sốt xuất huyết được biết đến rộng rãi là "Sốt gãy xương" vì nó kèm theo những cơn đau khớp nghiêm trọng khiến tình trạng tồi tệ hơn. Vitamin A giúp ích cho quá trình tăng trưởng của tế bào. Dưới đây là một số loại thực...
Tin mới nhất
Nếu ngại thì không làm được bác sĩ tâm thần
22:53:22 27/02/2021
Không giống như ở các bệnh viện khác, các y, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh phải đảm nhiệm nhiều vai trò.
Cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân khi đo thân nhiệt
22:38:07 27/02/2021
Hiện Khoa Nhi và Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho một cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân qua da khi người nhà vẩy nhiệt kế thủy ngân và không may chọc vào tay trẻ.
Phương pháp tái tạo tóc cho người hói
22:35:54 27/02/2021
Một nghiên cứu đột phá từ các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học RIKEN Nhật Bản đã phát hiện ra các đặc điểm cụ thể của tế bào gốc trong da chịu trách nhiệm tái tạo tóc.
Người mắc bệnh thống phong nên hạn chế 6 nhóm thực phẩm này nếu không muốn bệnh nặng hơn
22:32:06 27/02/2021
Bệnh thống phong thường cần đảm bảo chế độ ăn uống kỹ lưỡng và hợp lý, đặc biệt 6 nhóm thực phẩm sau đây nên hạn chế sử dụng để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Vị bác sỹ cứu tinh của nhiều chị em phụ nữ
22:29:52 27/02/2021
Có duyên với nhiều ca khó, BS. Đỗ Khắc Huỳnh, BV Phụ sản Hà Nội tâm niệm không đâu chữa, họ tin tưởng tìm đến mình, không cớ gì để từ chối.
Nghiện tập gym: Chuyên gia nói gì?
22:26:21 27/02/2021
Theo các chuyên gia nghiện tập gym cũng là hội chứng gây nghiện. Dù tập gym tốt nhưng nếu nghiện cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vị bác sĩ sửa “lỗi” tạo hóa cho hàng ngàn trẻ em
22:21:43 27/02/2021
Nhiều năm qua, TS-BS Lê Thanh Hùng đã âm thầm thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật nhằm sửa chữa lỗi của tạo hóa cho các bé sinh ra với bộ phận sinh dục không được bình thường.
Cảnh báo những vấn đề về mắt có thể là triệu chứng của COVID-19
22:19:43 27/02/2021
Những vấn đề về mắt cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19).
Cứu những bệnh nhân còn trong bụng mẹ
22:16:20 27/02/2021
Hơn 30 năm khoác trên mình tấm áo blouse trắng, Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chèo lái đưa bệnh viện trở thành một trong những cơ sở đầu ngành của cả nước về sản phụ khoa.
“Bánh mì say” - dịch bệnh kỳ lạ nhất ở Liên Xô
22:13:36 27/02/2021
Vào đầu những năm 1930, một trận dịch bí ẩn xuất hiện ở Liên Xô, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Chỉ sau vài năm, các nhà khoa học mới xác định được nguyên nhân của căn bệnh kỳ lạ đó - một loài nấm làm cho bánh mì bị say là nguyên nh...
Nhìn tình trạng đôi môi để biết được sức khỏe bản thân
22:11:28 27/02/2021
Chắc hẳn nhiều người không biết đôi môi có mối liên hệ với dạ dày và ruột. Do đó, những gì bạn ăn mà ảnh hưởng đến dạ dày và ruột thì tình trạng đôi môi sẽ thay đổi theo.
Người hoàn thành cách ly tập trung cần lưu ý gì?
18:58:55 27/02/2021
HCDC yêu cầu người kết thúc cách ly tập trung có thể đi học, đi làm nhưng hạn chế tụ tập đông người, phải về nơi cư trú đã khai báo.
Ăn cơm trắng đúng cách
18:47:15 27/02/2021
Chuyên gia Singapore chỉ cách ăn gạo trắng đúng cách, là ăn rau trước, đến thịt, cơm, giúp giảm chỉ số đường huyết, ngăn bệnh tiểu đường type 2.
Cụ bà 101 tuổi được phẫu thuật tạo hình đốt sống
17:14:03 27/02/2021
Các bác sĩ khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vừa phẫu thuật tạo hình đốt sống bằng bơm cement sinh học cho bệnh nhân N.T.H. (nữ, 101 tuổi, trú tại Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội).
Tai nạn khiến người đàn ông gãy 9 xương sườn
17:10:00 27/02/2021
Sau tai nạn, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tràn khí màng phổi, được mổ cấp cứu.
Không thở được, mất khứu giác sau nâng mũi
16:51:19 27/02/2021
Theo GS.TS Đỗ Quang Hùng, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy, TP.HCM, ông thường xuyên tiếp nhận những ca thẩm mỹ lỗi tại các spa đến khắc phục hậu quả, đặc biệt trước và sau Tết số ca làm đẹp biến chứng c...
Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai
16:21:04 27/02/2021
Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai
Các triệu chứng thường gặp của ung thư xương
16:10:47 27/02/2021
Ung thư xương được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Đến nay không có xét nghiệm đặc biệt nào giúp phát hiện sớm bệnh.
Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?
16:08:19 27/02/2021
Bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.
Bác sĩ cứu sống mẹ mắc COVID-19 thể nặng ngay tại nhà
15:28:33 27/02/2021
Trong lúc các bệnh viện quá tải, một bác sĩ tại thành phố Manaus, Brazil, đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
Thuốc viêm khớp có thể giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng?
15:19:24 27/02/2021
Các nhà khoa học kỳ vọng thuốc điều trị viêm khớp có thể giúp giảm viêm, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 phục hồi sau các phản ứng miễn dịch.
Đau đầu, nhìn mờ, vào viện phát hiện khối u ở hốc mắt
15:17:03 27/02/2021
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa thực hiện phẫu thuật lấy khối u vùng đỉnh hốc mắt trái cho bệnh nhân 27 tuổi, trú tại Tây Ninh.
Những người Việt giải mã được bộ gen SARS-CoV-2
15:11:25 27/02/2021
Bản năng tò mò của nhà khoa học đã giúp họ tìm thấy những thông tin hiếm hoi để truy lùng, bắt virus SARS-CoV-2 phải hiện nguyên hình bộ gen.
"Bác sĩ Việt Nam may mắn vì luôn đủ trang thiết bị phòng tránh COVID-19"
15:07:48 27/02/2021
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong chiến dịch chống COVID-19, đội ngũ nhân viên y tế tại Việt Nam may mắn vì chưa bao giờ bị kiệt sức, quá sức hay gặp tình trạng thiếu trang thiết bị p...
Thực đơn giảm cân, giữ dáng cho dân văn phòng
15:02:11 27/02/2021
Do đặc tính công việc phải ngồi nhiều, khiến cho vòng 2 của nhân viên văn phòng dễ tích tụ mỡ thừa. Vì vậy, một thực đơn hợp lý để giảm cân, duy trì dáng vóc và giữ gìn sức khoẻ là điều rất cần thiết.
10 thực phẩm giàu chất xơ nhiều hơn cả táo hay chuối, có loại còn nhiều gấp 13 lần
14:55:00 27/02/2021
Nhiều người cứ nghĩ rằng ăn táo, chuối sẽ bổ sung chất xơ nhiều nhất mà không hề biết những thực phẩm dưới đây còn nhiều chất xơ hơn táo nhiều lần.
Loại nấm trông như quả dại là dược liệu cực quý hiếm, người dân đào bới đến mức tận diệt
14:53:04 27/02/2021
Sự hình thành của nấm này là một sự tình cờ, khả năng sinh trưởng của nó nhỏ hơn 1% nên ngày càng khan hiếm.
Em bé bị thoát vị hoành bẩm sinh
13:11:15 27/02/2021
Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh, nguy cơ tử vong nếu không phẫu thuật sớm.
Cứu sống chuyên gia Hàn Quốc vừa đột quỵ vừa nhồi máu cơ tim
13:08:47 27/02/2021
Người đàn ông Hàn Quốc, 60 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp.
Không khí ô nhiễm thấp cũng gây hại cho tim, phổi
12:50:10 27/02/2021
Kết quả nghiên cứu mới của nhóm học giả Mỹ cảnh báo rằng việc hít thở không khí có mức độ ô nhiễm thấp cũng có thể đe dọa đến sức khỏe tim, phổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi, theo tạp chí Circulation.