Loại nguyên liệu phổ biến trong bếp của người Việt là “thần dược” được khuyến khích nên sử dụng mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng
Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh. Đây đồng thời cũng là loại gia vị quen thuộc, dễ kiếm và có thể là sự thay thế tuyệt vời cho cà phê hoặc các loại đồ uống có hại khác!
Trà gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng như một thức uống vào buổi sáng không phổ biến. Đây có thể sẽ là một gợi ý để bắt đầu ngày mới với đầy năng lượng cho bạn.
Trà gừng tốt cho phụ nữ có thai
Trên thực tế, 2/3 số người mang thai mắc chứng khó chịu, buồn nôn hay còn gọi là nghén. Gừng đã được sử dụng để chữa buồn nôn do say tàu biển và say xe. Nó cũng được sử dụng để giảm cảm giác buồn nôn ở bệnh nhân hóa trị.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Katie Boyd, nếu bạn không mang thai nhưng bị khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, trà gừng cũng có thể giúp ích cho bạn. Cô tiết lộ: “Nó giúp giảm bớt chứng đầy hơi, đặc biệt là vào khoảng thời gian “đèn đỏ” ở phụ nữ”.
Trà gừng tăng cường khả năng miễn dịch
Chuyên gia dinh dưỡng Hayley Cimring khuyên: Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tự nhiên để tăng cường hệ thống miễn dịch của mình, bạn có thể cân nhắc sử dụng trà gừng. Gừng có đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống nấm, chưa kể đến nguồn vitamin C dồi dào”. Đây là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Rễ gừng có chứa các hợp chất gọi là gingerols, shogaol và paradols. Những hợp chất này có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại chứng viêm và các gốc tự do. Mặc dù uống trà gừng không phải là một phương pháp chữa bệnh, nhưng “phòng bệnh còn hơn là chữa bệnh”.
Trà gừng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
Henry Hackney, một bác sĩ nha khoa cho biết: “Các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của nó tiêu diệt vi trùng có hại và do đó, ngăn ngừa sâu răng”. Hơn nữa, sử dụng gừng hàng ngày hỗ trợ giảm mảng bám và tăng cường nướu răng của bạn.
Raffinose, thành phần hoạt chất chính trong gừng, giúp làm dịu các cơn đau răng khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tạm thời, bạn cần đến gặp nha sĩ khi vấn đề trầm trọng hơn.
Trà gừng giảm chứng khó tiêu
Hầu hết mọi người đều biết cảm giác khó chịu khi ăn một bữa ăn lớn. Nhưng nếu bạn thấy mình bị chứng ợ nóng nhiều hơn hai lần mỗi tuần, bạn có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Nếu bạn rơi vào trường hợp đó, bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày giúp chống lại bệnh trào ngược thực quản. Một trong những lợi ích của trà gừng là nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp làm trống dạ dày và giảm bớt chứng khó tiêu và ợ chua.
Trà gừng hạn chế chứng viêm mãn tính
Khi bị đứt tay hoặc bong gân mắt cá chân, bạn có thể nhận thấy rằng cơ thể phản ứng bằng cách bị viêm để tạo điều kiện cho quá trình chữa lành. Và đó là một phản ứng bình thường, tuy nhiên không phải tất cả các chứng viêm đều có lợi cho cơ thể. Cụ thể, viêm mãn tính có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và trầm cảm.
Cuyên gia dinh dưỡng Katie Boyd khuyên bạn nên nhâm nhi trà gừng mỗi ngày. “Tác dụng lớn nhất mà tôi nhận được từ việc uống trà gừng là nó hỗ trợ phản ứng viêm tự nhiên”.
Video đang HOT
Trà gừng giảm nguy cơ ung thư
Uống trà gừng mỗi ngày là một cách có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa (ví dụ như vitamin C) và chất dinh dưỡng (ví dụ như kali) để chống lại chứng viêm và bệnh tật tổng thể, điển hình là ung thư.
Có nhiều khoa học bổ sung về chủ đề này. Như tạp chí PLOS One đã tiết lộ vào năm 2015, các nhà nghiên cứu kết luận rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tụy. Thêm vào đó, một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy gừng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư đại trực tràng.
Trà gừng hỗ trợ giảm cân
Theo tạp chí Time, 49% tổng số người Mỹ đang cố gắng giảm cân – thực tế cứ hai người thì có một người gặp vấn đề thừa cân.
Rễ gừng có chứa các đặc tính được gọi là gingerols và shogaols giúp hỗ trợ các hoạt động sinh học của cơ thể. Nói cách khác, chúng làm tăng sự trao đổi chất của bạn và làm giảm mức cholesterol của bạn. Hickey nói: “Mặc dù uống trà gừng một mình sẽ không giúp bạn giảm cân nhưng nó có thể hỗ trợ nếu bạn kết hợp nó với lối sống lành mạnh khác”.
Trà gừng giúp tập trung tinh thần
Uống trà gừng có liên quan đến việc hỗ trợ sức khỏe não bộ. Các nghiên cứu sử dụng chiết xuất gừng đã chỉ ra rằng nó có thể cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường trí nhớ làm việc. Tất nhiên, trà gừng không phải là một loại thuốc đặc trị, nhưng nó cực kỳ hữu ích!
Uống trà gừng mỗi ngày tốt cho tim mạch
Theo một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nutrition, khảo sát 4.628 người – 2.805 phụ nữ và 1.823 nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 77, tiêu thụ gừng được chứng minh là làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ gừng làm giảm nguy cơ bị đau tim và hình thành cục máu đông cũng như giảm mức cholesterol và cải thiện lưu thông máu.
Một số lưu ý:
Theo một bài báo trên Healthline, có một số lưu ý nhỏ mà mọi người nên cân nhắc trước khi sử dụng trà gừng. Nếu bạn bị dị ứng với rễ hăng, bạn không nên tiêu thụ nó dưới mọi hình thức.
Bất cứ ai cũng không nên tiêu thụ nhiều hơn 4 gam gừng mỗi ngày. Hơn nữa, vì gừng làm giảm huyết áp, nó có thể gây choáng váng. Vì vậy, nếu bạn bị rối loạn máu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống trà gừng.
Uống trà gừng mỗi ngày có thể có lợi hơn các loại trà khác
Đối với hầu hết mọi người, trà gừng là một lựa chọn an toàn. Chuyên gia dinh dưỡng Hayley Cimring cho biết không thấy có vấn đề gì với phần lớn người tiêu dùng đồ uống này. Cô chia sẻ: “Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh. Trên thực tế, nó được coi là một trong những loại gia vị lành mạnh nhất “.
Bạn cũng có thể thêm các hương vị vào trà gừng để tăng thêm hương vị, chẳng hạn như chanh, quế, bạc hà hoặc mật ong.
Nghiên cứu mới: Phụ nữ đặc biệt lưu ý, trầm cảm trước sinh có thể làm thay đổi bộ não đang phát triển của thai nhi
Các nhà khoa học phát hiện rằng, nếu người mẹ có triệu chứng trầm cảm nặng trong giai đoạn mang thai, sự liên kết chất trắng giữa các khu vực xử lý cảm xúc trong não bộ thai nhi sẽ yếu đi.
Kết luận này giải thích tại sao những em bé sinh ra bởi người mẹ mắc trầm cảm lại có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn trong tương lai.
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và não bộ của trẻ
Các nhà nghiên cứu đã quan sát 54 phụ nữ có thai và yêu cầu họ trả lời các câu hỏi từ Thang đo Trầm cảm Sau sinh Edinburgh (EPDS) để tìm hiểu về các triệu chứng trầm cảm trong 3 tháng cuối thai kỳ và 3 tháng đầu sau sinh. Họ cũng sử dụng MRI khuếch tán - một kỹ thuật hình ảnh nhằm làm nổi bật các kết nối cấu trúc giữa các vùng não.
Kết quả phân tích từ hình ảnh MRI cho thấy, sự liên kết chất trắng ở những bà bầu mắc trầm cảm đã bị suy yếu.
Bước tiếp theo là quan sát những đứa trẻ thông qua hình ảnh MRI khuếch tán khi chúng được 4-5 tuổi. Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hành vi trong vòng 6 tháng quan sát hình ảnh này. Họ nhận ra rằng, những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm trước sinh sẽ có nhiều hành vi bất thường cũng như bất ổn về tâm trạng. Kết quả này có liên quan trực tiếp tới việc liên kết vùng trắng bị suy yếu ở khu vực hạch hạnh nhân-đường dẫn vỏ não trước.
Chất trắng là một hệ thống thần kinh rộng lớn kết nối toàn bộ 4 thùy não cũng như hệ thống limbic. Đây được coi là "trung tâm cảm xúc" của não bộ. Không có những liên kết chất trắng bền vững này, các vùng khác nhau trong não sẽ gặp khó khăn trong việc liên lạc với nhau.
Các nhà khoa học thần kinh chú ý rằng, kết nối này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi. Đây chính là lý do tại sao nghiên cứu gần đây có thể làm rõ mối liên hệ giữa trầm cảm trước sinh và hành vi của trẻ sau này.
Một nghiên cứu tổng hợp năm 2018 về trầm cảm trước sinh đã được tiến hành nhằm xem xét sự phát triển của trẻ cho đến năm 18 tuổi. Nghiên cứu này chỉ ra, bên cạnh bệnh trầm cảm, trẻ còn có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu và gặp các vấn đề về hành vi.
Trầm cảm trước sinh phổ biến hơn chúng ta nghĩ
Cứ 5 phụ nữ lại có 1 người mắc các dạng khác nhau của rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm trạng liên quan tới thai kỳ. Theo bác sĩ sản khoa Kecia Gaither - Giám đốc Trung tâm dịch vụ sinh nở tại Bệnh viện Lincoln (New York, Mỹ), nguyên nhân có thể là do các yếu tố nguy cơ như:
- Có tiền sử bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng
- Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội
- Gặp vấn đề với những người quan trọng
- Vấn đề tài chính
- Rối loạn do lạm dụng chất kích thích
- Bạo lực gia đình
- Stress triền miên hoặc bệnh mãn tính
- Cảm giác lo lắng và tiêu cực về chuyện mang thai
- Mang thai khi còn trẻ
Gaither cho biết, bác sĩ sẽ xử lý chứng trầm cảm của sản phụ thông qua các câu hỏi sàng lọc, các đánh giá từ các thành viên trong gia đình, theo dõi hành vi trong những lần khám thai và thảo luận với bệnh nhân. Nếu sản phụ có bất kỳ biểu hiện nào đáng báo động, bác sĩ sẽ cùng với chuyên gia tâm lý đánh giá sâu hơn để tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề.
Các triệu chứng báo hiệu trầm cảm ở sản phụ
Thời kỳ mang thai luôn đầy ắp những thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc, nên đôi khi các bà mẹ không nhận ra mình đang mắc trầm cảm. Một số người coi đó là một phần của quá trình, đặc biệt là khi dấu hiệu trầm cảm lại khá giống các triệu chứng thai nghén như mệt mỏi hay bứt rứt.
"Bản thân bệnh nhân, gia đình và bác sĩ phải hiểu rằng đây là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì thế, họ cần phải nhận ra các dấu hiệu từ sớm để đi khám bác sĩ đúng lúc", bác sĩ Gaither khuyến cáo.
Ngoài ra, mọi người thường nghĩ rằng trầm cảm luôn đi kèm với cảm giác buồn bã và chán nản. Tuy nhiên, Scott Dehorty - nhân viên xã hội tại Nhóm Sức khỏe Hành vi Delphi - cho biết, điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Trên thực tế, những dấu hiệu trên thường xuất hiện ít hơn cảm giác lo lắng và mệt mỏi.
"Cảm giác chán nản không thực sự phổ biến như nhiều triệu chứng trầm cảm khác", Dehorty cho biết. Khi mắc trầm cảm, người bệnh thường gặp một số dấu hiệu sau:
- Mất cảm giác vui vẻ, phấn khởi
- Mất hứng thú với những hoạt động mình từng ưa thích
- Mức độ lo lắng cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính
- Thay đổi tâm trạng đột ngột
- Gia tăng cảm giác đau nhưng không phải do tác động của thai kỳ
- Mất động lực
- Ít quan tâm tới bản thân, bao gồm cả vệ sinh cá nhân
- Không hứng thú giao tiếp xã hội
May mắn là căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị. Bác sĩ Gaither khuyên các sản phụ nên nói cho các bác sĩ biết về tình trạng của mình, bởi điều này rất quan trọng. Bạn có thể uống thuốc trầm cảm trong quá trình mang thai, nhưng cần trao đổi kỹ với bác sĩ vì có một số loại thuốc không phù hợp cho mẹ bầu.
Một thói quen buổi sáng âm thầm tàn phá thận Hành động dù nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần sẽ khiến thận của bạn phải chịu áp lực lớn, lâu ngày dẫn tới tổn thương. Có những hành động nhỏ trong cuộc sống mỗi ngày, đặc biệt là lúc mới ngủ dậy và khi ăn xong, có thể tác động lớn tới sức khỏe của bạn. Nhiều người tỉnh giấc bởi cảm giác...