Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ
Olm hay proteus (Proteus anguinus) là một loài kỳ nhông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Hungary đã phát hiện ra một loài kỳ nhông mù dưới nước (Olm) trong một hang động ở Bosnia và Herzegovina. Trong suốt quãng đời dài hơn 100 năm, chúng hầu như không ăn uống, di chuyển hoặc thậm chí là giao phối.
Proteus anguinus là loài động vật có xương sống sống trong hang duy nhất được tìm thấy ở Châu Âu. Đây là loài duy nhất của chi Proteus. Trái ngược với hầu hết các động vật lưỡng cư, nó hoàn toàn sống dưới nước và ăn, ngủ và sinh sản dưới nước. Loài này sống trong các hang động được tìm thấy tại dãy Dinaric Alps và là loài đặc hữu cho vùng nước chảy ngầm qua đá vôi rộng lớn của vùng núi đá vôi thuộc miền Trung và Đông Nam Châu Âu, đặc biệt là phía nam Slovenia, các lưu vực sông SOCA gần Trieste (Ý), Tây Nam Croatia và Herzegovina.
Gergely Balázs, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Roland, Hungary và các đồng nghiệp đã nghiên cứu về loài vật này, kể từ năm 2010. Balázs và các thợ lặn đã liên tục lặn xuống vùng Gorica. Trong hang động Vruljak ở Rebinje, hàng chục con kỳ nhông trưởng thành với chiều dài cơ thể lớn hơn 20 cm đã được nghiên cứu thông qua phương pháp đánh dấu.
Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ nhông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30 cm và chiều dài tối đa là 40 cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ nhông hang động duy nhất ở Châu Âu.
Loài kỳ nhông mù này cũng đôi khi được gọi là “cá người” vì màu da của chúng tương tự như của người. Tại Slovenia, nó còn được gọi bằng tên moeril. Nó lần đầu tiên được đề cập đến năm 1689 bởi một nhà tự nhiên học địa phương Valvasor tại Công viên quốc gia Glory của Carniola báo cáo rằng sau khi mưa lớn manh giông đã bị cuốn lên từ các vùng nước ngầm và làm cho người dân địa phương tin rằng họ nhìn thấy rồng hang còn non.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài kỳ nhông hang động này đã giảm các hoạt động sống của mình xuống mức tối thiểu. Hầu hết các cá thể di chuyển dưới 10 mét trong vài năm, và con di chuyển xa nhất chỉ 38 mét, thậm chí có một số cá thể nằm bất động trong nước trong suốt 7 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối “Hanadu” ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đòng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.
Sinh vật này đáng chú ý nhất ở sự thích nghi của nó với cuộc sống toàn bóng tối. Mắt của chúng đã thoái hóa, trong khi các giác quan khác, đặc biệt là khứu giác và thính giác thì rất phát triển. Nó cũng thiếu sắc tố trên da. Chi trước có ba ngón, chi sau chỉ có hai. Nó cũng có các biểu hiện nhi hóa, con trưởng thành có các đặc điểm khi còn là ấu trùng như mang ngoài, điều này tương tự với loài kỳ giông Mexico ở Châu Mỹ.
Trong môi trường như vậy, sa giông hang động phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được – đây là thức ăn duy nhất chúng có thể tìm thấy bằng thính giác nhạy bén của mình. Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của Axolotl diễn ra chậm đến mức tương đương với việc một người chỉ ăn một bữa trong 10 năm!
Để có thể sinh tồn trong môi trường thiếu thức ăn, loài kỳ nhông này phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được – đây cũng là nguồn thức ăn duy nhất mà chúng có thể tìm kiếm được trong môi trường sống đó. Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của loài Proteus anguinus diễn ra chậm đến mức tương đương với việc mỗi bữa ăn của chúng sẽ cách nhau khoảng 10 năm.
Proteus anguinus là một phân loài được công nhận của manh giông, nó đặc hữu của vùng nước ngầm gần rnomelj, Slovenia, một khu vực nhỏ hơn 100 km vuông. Nó lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1986 bởi các thành viên của Viện Nghiên cứu Karst Slovenia đã khám phá nước từ núi đá vôi Dobliice mùa xuân tại khu vực White Carniola.
Tất nhiên, quá trình trao đổi chất chậm lại không phải là không có lợi, tuổi thọ của loài kỳ nhông mù này cũng có thể dài tới cả thế kỷ. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này cũng khá rõ ràng, loài kỳ nhông này rất khó thiết lập các mối quan hệ giao phối với nhau, bởi chúng gần như không di chuyển, nên cơ hội để chúng gặp gỡ nhau cũng rất khó. Theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian trung bình cho mỗi lần giao phối của chúng là 12, 5 năm và có lẽ đây cũng là động lực duy nhất để chúng di chuyển hoặc có nhu cầu di chuyển. Vì vậy, bản chất cuộc sống của loài vật này không nằm ở sự chăm chỉ và hoạt bát, mà là ở sự điềm tĩnh và bất cần.
Hàu giao phối tập thể khiến nước biển chuyển màu khác thường
Cảnh tượng vô số những con hàu Thái Bình Dương giao phối tập thể giải phóng hàng trăm triệu trứng và tinh trùng đã biến nước biển thành màu khác thường.
Cảnh tượng kỳ lạ nhưng đầy mê hoặc được quay tại khu vực ngoài khơi đảo Texel nằm ở tỉnh Bắc Hà Lan, Hà Lan, do một người dân địa phương có tên Sytske Dijksen, ghi hình.
Vùng nước biển chuyển màu trắng đục khác lạ
Đó là khoảnh khắc hàng loạt con hàu Thái Bình Dương giải phóng hàng trăm triệu trứng và tinh trùng ra vùng nước xung quanh, biến nước biển thành màu trắng đục.
Theo lời kể của bà Dijksen, thoạt nhìn, bà còn nhầm tưởng đó là vùng nước bị ô nhiễm bởi có màu lạ.
"Khi tới gần hơn, tôi phát hiện những làn khói trắng phun tỏa ra từ con hàu và nhận thấy chúng đang sinh sản. Đó là cảnh tượng đáng kinh ngạc", bà Dijksen nói. Không lâu sau, người phụ nữ này quay lại lần 2, nước biển lại chuyển thành màu xanh trong như ban đầu.
Thực ra đây là cảnh tượng hàu giao phối tập thể
Trong khi đó, anh Arthur Oosterbaan, hướng dẫn viên tự nhiên tại trung tâm Ecomare trên đảo Texel cho biết, khoảnh khắc trên là cảnh hàu giao phối tập thể. "Có tới hàng triệu tinh trùng và trứng hàu ở dưới nước", anh Oosterbaan cho biết.
Dù hiện tượng này vẫn diễn ra hàng năm, nhưng đoạn video của bà Dijksen đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. "Nhiều người không biết đến điều này. Nhưng với ai nuôi hàu đều hiểu", anh Oosterbaan nói.
Cảnh tượng này khá quen thuộc với những người nuôi hàu
Hàu Thái Bình Dương sinh sản hàng năm khi nhiệt độ nước biển tăng trên 17 độ C. Một con hàu cái trong mỗi đợt sinh sản có thể đẻ 50 -200 triệu trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng dưới nước và được thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng, hình thành vỏ trong khoảng từ 2- 4 tuần.
Canada: Kỳ lạ ngọn đồi tự bốc cháy suốt hàng trăm năm Suốt nhiều thế kỷ qua, ngọn đồi kỳ lạ vẫn bốc khói nghi ngút không có dấu hiệu dừng lại. Ngọn đồi bốc khói suốt nhiều thế kỷ. Thoạt nhìn, nhiều người có thể nhầm tưởng đó là một cảnh trong những thước phim thảm họa về vùng đất địa ngục. Trên thực tế, đó là ngọn đồi bốc khói ngoài đời thực....