Loại dâu tây mùi thơm như dứa luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì quá ngon
Quả căng mọng, vỏ ngoài trắng, ăn có vị ngọt, mùi thơm như dứa…, loại dâu tây trắng được trồng ở Đà Lạt này đang khiến dân Việt phát cuồng.
Loại dâu tây Bạch Tuyết là giống dâu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từng gần như tuyệt chủng trên thế giới. Năm 2010, loại dâu này được người dân Hà Lan, Bỉ “hồi sinh” thành giống dâu thương mại và người Nhật Bản nhập giống về trồng mấy năm gần đây. Khi bé, quả dâu màu xanh, lúc chín chuyển dần sang màu trắng, còn mắt dâu lại có màu chấm bi đỏ khá đẹp.
Dù có mức giá không hề rẻ nhưng quả dâu Bạch Tuyết có màu trắng lạ mắt nên được nhiều người chuộng mua. Anh Tuân, một chủ cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở Hà Nội chia sẻ, dâu tây Bạch Tuyết được xếp vào một trong những loại hoa quả có giá đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, khi nhập về Việt Nam bán, chúng vẫn là hàng hot khiến giới nhà giàu tranh nhau đặt mua.
Gần đây loại dâu tây này đã được trồng thành công ở Đà Lạt. Mặc dù vậy, mức giá cho dâu tây Bạch Tuyết không hề giảm đi mà vẫn đắt đỏ, ước tính 1 kg dâu tây Bạch Tuyết Đà Lạt có giá rơi vào khoảng hơn 2,5 triệu đồng/kg. Mức giá này đắt gấp hàng chục lần so với các loại trái cây trong nước, gần như chỉ dành cho giới nhà giàu.
Chị Thanh Mai (Trần Khát Chân, Hà Nội), một tín đồ dâu tây Bạch Tuyết cho biết, mặc dù đã được thưởng thức nhiều loại dâu tây nhập khẩu nhưng ngay từ lần đầu tiên ăn chị đã bị chinh phục bởi vị ngọt và mùi thơm như quả dứa của loại dâu tây này và nghiện luôn từ đó. Tuy nhiên, để tìm được cửa hàng bán loại dâu tây này lại không hề đơn giản, bởi nguồn dâu rất khó tìm.
Video đang HOT
Lý do khiến dâu tây Bạch Tuyết dù đã trồng được ở trong nước nhưng giá vẫn cao ngất ngưởng là vì loại dâu tây này rất khó trồng, khâu chăm sóc cũng rất cầu kỳ, lại nhạy cảm với thời tiết nên sản lượng rất hạn chế. Mỗi tuần nhà vườn chỉ thu hoạch 2 lần với số lượng cực ít dẫn đến nguồn cung hiếm hoi và đẩy giá lên cao.
Tại Trung Quốc và Nhật Bản, dâu tây Bạch Tuyết được trồng trong nhà kính. Tại đây, nhiệt độ, ánh sáng, nước và phân bón cần thiết cho sự phát triển của cây đều được kiểm soát bằng máy tính.
Cũng chính vì sự đắt đỏ của loại quả này mà dâu tây Bạch Tuyết thường được sử dụng để làm quà biếu sang trọng hoặc chỉ giới nhà giàu mới dám mua thường xuyên.
Loại nấm gần 50 triệu đồng/kg lúc nào cũng "cháy hàng" có gì đặc biệt?
Loại nấm này được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức giá khoảng 90 USD (khoảng 2.1 triệu) 1kg nấm tươi, sau khi được chế biến nó được bán ra với mức giá lên tới 2.000 USD (gần 47 triệu) 1kg.
Tất cả chúng ta đều biết truffle là loại nấm đắt nhất thế giới, nhưng vẫn còn một loại nấm đắt đỏ không kém, đó là nấm matsutake.
Nấm matsutake hay nấm tùng nhung là một loài nấm được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, thường phân bố tại những cánh rừng cây tùng quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao; những ngọn núi cách mặt nước biển 2500m trở lên tại Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc (Côn Minh), Nga, Việt Nam. Đặc biệt tại Nhật, cho dù thông có ở rất nhiều nơi nhưng nấm Matsutake lại chỉ có ở một số vùng như Kyoto, Aomori, Fukushima...
Sở dĩ nấm matsutake ngày nay hiếm là vì người ta chưa tìm được cách nào có thể trồng hay nhân giống nhân tạo được nó. Khác với những loại nấm mọc trên thân gỗ mục khác, Matsutake không thể trồng nhân tạo, số lượng thu hoạch sản phẩm này là hoàn toàn từ môi trường tự nhiên.
Loài nấm này trở nên nổi tiếng nhờ các món ăn Nhật Bản. Đây là loài nấm quý trong ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Nhật Bản. Hương vị phong phú của loại nấm này khiến nó trở thành một trong những loại gia vị tốt nhất trên thế giới, tuy nhiên việc chế biến chúng cũng rất công phu khiến cho giá tăng cao. Tại cuộc gặp Bàn Môn Điếm năm 2018, lãnh đạo Triều Tiên gửi 3 tấn nấm tươi Matsutake với trị giá 2,6 triệu USD cho Tổng thống Hàn Quốc.
Nấm có màu nâu nên khá giống với màu lá thông mục và màu đất. Chỉ đúng thời điểm tháng 8 hàng năm là thời điểm nấm mọc, hết tháng 8 chúng sẽ không mọc lên nữa. Vì đặc tính riêng biệt là nấm matsutake chỉ bám vào phần rễ nhỏ của cây thông sống nên rễ tạo ra khuẩn, nhờ khuẩn đó mà cây nấm mọc lên.
Nói đến matsutake, người ta có thể so sánh nó như những dược liệu quý khác như linh chi hay nhân sâm với rất nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe, chống ung thư, lão hóa, cân bằng lượng đường trong máu, làm đẹp da, đặc biệt tốt với chị em phụ nữ.
Về hương vị, nấm matsutake mang đến cảm giác hoàn toàn khác biệt và không thua kém gì so với nấm truffle - loại nấm mắc nhất thế giới. Nhờ sự hòa quyện từ mùi gió tuyết, chút dịu nhẹ từ hương gỗ thông hay thoảng hương lá và đất ẩm cùng một chút thanh ngọt vị tự nhiên đã giúp nấm matsutake mang đến cho người ăn những cung bậc cảm xúc khó tả. Matsutake là một nguyên liệu nâng món ăn lên đẳng cấp của sự xa hoa chỉ dành cho thực khách thuộc tầng lớp thượng lưu.
Không chỉ là một loại nấm, matsutake còn mang giá trị tinh thần, là biểu tượng của sự trường sinh. Đối với người Nhật, nhắc đến mùa thu là nhắc đến matsutake, cũng như khi nói đến mùa xuân sẽ hiện lên hình ảnh hoa anh đào, chúng đã trở thành biểu tượng sống của người dân nơi đây. Thưởng thức matsutake là tận hưởng cả mùa thu nước Nhật trong món ăn tinh túy của người Nhật.
Hiện nay, con người vẫn chưa thể tạo ra loại nấm này được mà chỉ có thể thu hoạch ngoài tự nhiên. Nấm được nhập khẩu vào Nhật Bản với mức giá khoảng 90 USD (khoảng 2.1 triệu) 1kg nấm tươi, sau khi được chế biến nó được bán ra với mức giá lên tới 2.000 USD (gần 47 triệu) 1kg.
Một số món ăn được chế biến từ matsutake:
- Nấm nướng than hoa
Nhắc đến matsutake không thể bỏ qua nấm nướng than hoa, món ăn tuy đơn giản nhưng thể hiện trọn vẹn sự tinh tế nhất vị ngọt của nấm tươi. Nấm matsutake không được rửa bằng nước mà chỉ được lau sạch bằng rượu sake hoặc bằng khăn khô, sau đó xé nhỏ và nướng xém vàng trên than hoa. Nấm nướng được dùng kèm với muối tinh để giữ trọn hương vị dịu ngọt tự nhiên.
- Súp nấm matsutake
Người Nhật có một cách tinh tế và đẹp mắt để thưởng thức, đó là nấu súp matsutake trong bình trà nhỏ, thêm chút nước cốt chanh ngay trước khi uống để cảm nhận vị thanh mát đặc trưng của matsutake, nhưng vẫn ngọt ngào hương thơm của các nguyên liệu khác.
- Cơm matsutake
Có thể được chế biến theo phong cách truyền thống, cơm matsutake với vị ngọt tươi của nấm, hòa quyện trong từng hạt cơm. Cơm matsutake chế biến từ gạo dẻo thơm cũng sẽ là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn thường ngày tại Nhật Bản mỗi độ thu về.
Thông tươi chơi Noel, 30 triệu đồng/cây trưng mấy hôm rồi làm củi Những cây thông tươi cỡ lớn được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch, Hà Lan có giá dao động từ 5-10 triệu đồng, thậm chí có cây giá tới 30 triệu đồng đang là mặt hàng đắt khách khi lễ Giáng sinh đang đến gần. Cây thông là mặt hàng không thể thiếu vào mỗi dịp Giáng sinh. Thế nhưng, mấy năm...