Loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt là thực phẩm giải độc gan hàng đầu
Gan giữ vai trò thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đây cũng là nguyên nhân khiến gan dễ nhiễm độc hơn cả. Chất độc tồn đọng ở gan theo thời gian sẽ đầu độc gan, làm suy giảm chức năng gan.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: bỏ rượu bia, thuốc lá, những hóa chất kích thích… là cách thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Ngủ và nghỉ ngơi đúng nhịp sinh học để chức năng gan được thực hiện tốt, làm đúng nhiệm vụ đào thải chất độc và giải độc.
Ngoài ra, thực phẩm ăn uống hàng ngày cần được chú ý, tránh ăn uống thực phẩm bẩn, bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan.
Cà rốt là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe của lá gan, lại luôn có sẵn, rẻ tiền và dễ chế biến.
Các nhà khoa học đã chứng minh cà rốt rất giàu glutathione. Đây là một tripetide được sản xuất tự nhiên bởi gan. Glutathione được coi như kho dự trữ các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các tế bào và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Cà rốt cũng là một trong những loại rau có tác dụng thải độc mạnh nhất.
Bên cạnh đó, cà rốt có hàm lượng cực kỳ cao flavonoid và beta-carotene; ăn nhiều cà rốt có thể giúp kích thích và cải thiện chức năng gan tổng thể.
Chúng ta có thể dùng cà rốt tươi để xay nước ép uống hoặc có thể ăn sống trực tiếp. Khi chế biến cà rốt, để lưu giữ hàm lượng vitamin, nên luộc hoặc hấp cà rốt thay vì các phương pháp khác.
Bên cạnh giải độc và tăng cường chức năng gan, cà rốt còn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác.
Cà rốt có chứa chất chống oxy hóa và vitamin A, là những chất giúp cho làn da khỏe mạnh và rất tốt cho tóc và móng tay .
Video đang HOT
Chống lại các bệnh tim mạch
Cà rốt chứa nhiều beta- carotene, alpha -carotene và lutein. Đây là những chất chống oxy hóa, giảm cholesterol. Cà rốt cũng giàu chất xơ, vì vậy giúp hàm lượng cholesterol trong máu luôn ở mức thấp nhất.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Ăn cà rốt cải thiện sức khỏe răng miệng bằng cách làm sạch những mảng bám trên răng. Cắn cà rốt làm tăng quá trình sản xuất nước bọt, do đó cân bằng độ axít, chống lại các vi khuẩn gây sâu răng.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Sử dụng cà rốt sống hoặc cà rốt luộc nghiền nát đắp lên các vết thương trên da để sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cặp song sinh 1 tuổi mắc ung thư gan do nhiễm virus nguy hiểm từ mẹ
Loại virus mà cặp song sinh này mắc phải vẫn thường được các bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm gọi với cái tên "sát thủ thầm lặng".
Viêm gan B: Căn bệnh nguy hiểm và phức tạp
Người phụ nữ 42 tuổi, ở Hà Nội, sinh đôi 2 bé trai đều có hiện tượng tăng men gan và mắc bệnh vàng da. Căn nguyên được các bác sĩ chẩn đoán là do lây nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ.
Với tình trạng này, 2 bé phải nằm viện điều trị vấn đề về gan mà mình mắc phải ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, các tổn thương gan do virus vẫn ngày một tăng. Sau một năm, cả 2 bé đều mất vì ung thư gan.
Vì không thực hiện biện pháp dự phòng, người mẹ đã lây nhiễm virus viêm gan B cho con (Hình minh họa)
Dù đã xảy ra cách đây một thời gian, nhưng trường hợp 2 bệnh nhi này vẫn khiến BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đầy trăn trở.
"Nếu người mẹ hiểu biết về căn bệnh viêm gan B mà mình mắc phải hơn và áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền viêm gan B khi mình mang thai, thì 2 em bé rất có thể đã được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh", BS Huyền chia sẻ.
Dưới góc độ của một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, BS Huyền nhận định, viêm gan B là một căn bệnh rất nguy hiểm và phức tạp. Ở mỗi người bệnh, diễn biến thể bệnh lại không hề giống nhau.
BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền thăm khám cho bệnh nhân
BS Huyền phân tích: "Diễn biến thể bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, yếu tố gia đình, độc lực virus và đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân. Có người mắc viêm gan B nhưng lại rất bình thường và gần như không có triệu chứng gì. Ngược lại có bệnh nhân có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong".
Dẫn chứng về sự phức tạp này, theo BS Huyền, ở những em bé bị lây nhiễm virus từ mẹ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thường sẽ dung nạp luôn virus. Đây được gọi là thể dung nạp miễn dịch. Ở các em bé này lá gan không hề bị tổn thương, men gan hoàn toàn mình thường và cơ thể cũng không xuất hiện triệu chứng gì.
Bệnh nhân viêm gan B có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong
Chỉ đến khi trẻ trường thành, cơ thể đã hoàn thiện (thường vào giai đoạn 10-20 tuổi) phản ứng viêm mới xuất hiện. Lúc này việc điều trị viêm gan B mới được tiến hành.
"Tuy nhiên, cũng có trường hợp hy hữu, như hai bé sinh đôi ở trên, vừa sinh ra đã có phản ứng viêm và bệnh diễn tiến thành ung thư gan rất nhanh", BS Huyền nói.
Phụ nữ mắc viêm gan B khi mang thai cần làm gì?
Theo BS Huyền, phụ nữ mắc viêm gan B khi có ý định/đang mang thai cần đến các cơ sở y tế thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ, để vừa có thể đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, vừa phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho con sau này.
Cụ thể, với sản phụ mắc viêm gan B, có 2 vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất là tình trạng lá gan của mình và thứ hai là khả năng lây bệnh cho thai nhi.
Theo BS Huyền, tình trạng lá gan là vấn đề mà bệnh nhân viêm gan B cần đặc biệt quan tâm khi mang thai
"Một trong những chức năng của gan là cầm máu. Trong khi đó, trong quá trình sinh nở, người phụ nữ mất rất nhiều máu nên cần phải đảm bảo chức năng đông máu tốt thì quá trình vượt cạn mới thuận lợi. Do đó, nếu mắc viêm gan B, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe lá gan để có biện pháp can thiệp sớm", BS Huyền phân tích.
Cũng qua thăm khám, bác sĩ có thể xác định khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con và tư vấn biện pháp dự phòng phù hợp. Theo BS Huyền trong trường hợp khả năng lây bệnh cho con cao (ví dụ: 90%), có 3 bước dự phòng cần tuân thủ:
Bước 1: Sản phụ sẽ uống thuốc từ tuần thai thứ 24 của thai kỳ cho đến sau sinh 3 tháng để ngăn ngừa việc lây bệnh cho con.
Bước 2: Em bé sinh ra trong vòng 24 giờ phải được tiêm huyết thanh để phòng bệnh viêm gan B.
Bước 3: Cũng trong 24 giờ sau sinh, trẻ phải được tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Trong trường hợp khả năng lây nhiễm, được xác định, ở mức thấp (ví dụ dưới 30%), sản phụ sẽ không cần uống thuốc, mà chỉ cần em bé được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
"Nếu tuân thủ đủ các bước này, thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con giảm đến 99%", BS Huyền nhấn mạnh.
Khoai lang hay khoai tây bổ dưỡng hơn? Chuyên gia bật mí cách ăn khoai chuẩn nhất Khoai lang và khoai tây đều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nấu sai cách có thể làm mất những chất dinh dưỡng này. Khoai là thực phẩm phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, khoai lang nổi lên như một lựa chọn thay thế cho khoai tây. Cùng với đó, cuộc tranh...