Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, có một bộ phận ‘quý như vàng’
Mỏ sừng của loài chim này được có giá trị cao gấp 3 đến 5 lần ngà voi và bị buôn bán bất hợp pháp dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Hồng hoàng có tên khoa học Buceros bicornis, là loài chim mỏ sừng lớn nhất trong họ Hồng hoàng, với trọng lượng có thể lên đến 4kg, đạt chiều dài cơ thể 90-122cm.
Những con trưởng thành có sải cánh rộng đến 1,6m. Sải cánh ấn tượng khiến chúng trông đồ sộ và oai vệ.
Chúng phân bố ở vùng đồng bằng và vùng núi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc.
Người ta có thể dễ dàng nhận ra loài chim này dựa vào kích thước, trọng lượng cơ thể to lớn và đặc biệt là chiếc mỏ cong, to dài với màu sắc tươi tắn rực rỡ.
Chiếc mỏ với mũ mỏ đặc biệt này thường có màu vàng, vàng cam tươi, dễ dàng nhận diện từ xa, được cấu thành từ chất sừng keratin.
Trên thế giới có 60 loài chim hồng hoàng phân bố ở Châu Phi và Châu Á, hầu hết là loài mỏ sừng rỗng, duy chỉ có loài chim hồng hoàng ở Đông Nam Á là có mỏ sừng đặc. Con đực dùng chiếc “mũ sắt” này để đánh nhau tranh giành con cái.
Ở Việt Nam, loài chim quý hiếm này thường được phát hiện khi đang bay lượn trong rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng cùng một vài nơi khác.
Video đang HOT
Hồng hoàng là loài chim mang trái tim ấm áp và rất chung tình. Cả đời chúng sẽ không đổi bạn đời và rất tận tâm, tận lực với gia đình, chung sức nuôi chăm chim con.
Dù sống thành đàn từ 20 – 40 cá thể nhưng Hồng hoàng sẽ chỉ tạo thành cặp 1 vợ 1 chồng duy nhất. Nếu không may bất trắc xảy ra với bạn đời, cá thể Hồng hoàng còn lại sẽ chịu sự cô độc hết đời.
Hồng hoàng mái thường chọn nơi làm tổ trong những lỗ rỗng trên thân các cây gỗ cao lớn nhất khu rừng.
Là loài ăn tạp, món ăn ưa thích của hồng hoàng là hoa quả, sâu bọ, côn trùng, thậm chí một số loài gặm nhấm nhỏ và cả các loài chim nhỏ khác.
Phần mỏ sừng của loài chim này là nguyên nhân khiến nó bị truy tìm gắt gao. Mỏ sừng được coi là chất liệu tốt để chạm khắc do có bề mặt trơn láng trên nền màu vàng óng nhờ các chất nhờn bảo vệ tiết ra từ tuyến phao câu có tác dụng làm lông mịn và không thấm nước.
Trong hàng trăm năm qua, sừng chim hồng hoàng mỏ cát được giới thợ thủ công Trung Quốc sử dụng để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị cao phục vụ cho giới giàu có và quyền lực nước này. Nghệ nhân Nhật Bản cũng chạm khắc mỏ sừng của loài chim với nhiều hình ảnh tinh xảo thành những núm nơi dây thắt lưng kimono của nam giới. Nhiều món đồ tinh xảo làm từ mỏ sừng chim vượt biển đến nước Anh và trở thành thời trang của giới quý tộc nước này vào thế kỷ XIX. Phần đầu sừng của chim cũng được người Ấn Độ ưa chuộng để tạo thành đồ trang trí cho quần áo.
Hiện nay, tình trạng buôn bán mỏ sừng loài chim vẫn tiếp tục diễn ra ngấm ngầm khó kiểm soát do giá trị của nó khoảng 6.150USD/kg – tức đắt gấp 3 lần ngà voi. Nạn tàn sát voi và tê giác để lấy ngà và sừng được kiểm soát tốt, song số phận của chim hồng hoàng mỏ cát đang bị đe dọa trầm trọng vì chưa được chính quyền quan tâm bảo vệ đúng mức.
Năm 2015, loài chim này được Tổ chức Thiên nhiên Quốc tế đưa vào mức độ gần như tuyệt chủng. Nhu cầu quá lớn ở Trung Quốc khiến số lượng loài chim này sụt giảm theo. Khách du lịch Trung Quốc ồ ạt tới Indonesia, mua mỏ chim hồng hoàng rồi về nước.
Mối lo chim hồng hoàng tuyệt chủng ở Indonesia là có cơ sở khi số lượng ngoài tự nhiên giảm nhanh chóng. Ngoài ra, những khu rừng cọ nơi chim sinh sống cũng bị đốn hạ, dành chỗ cho các đồn điền cao su. Năm 2015, các nhà khoa học dự báo rằng chỉ còn 3 đời nữa là chim hồng hoàng sẽ tuyệt chủng hoàn toàn.
Tờ Telegraph cho biết một lo ngại nữa là những kẻ săn trộm sẽ tìm tới Malaysia hay Thái Lan để tìm kiếm chim hồng hoàng. Khi nhu cầu gia tăng và giá một mỏ chim tăng đột biến, chắc chắn những kẻ săn trộm sẽ không dừng lại ở biên giới Indonesia. Cách duy nhất giải quyết tình trạng này là cấm triệt để các hoạt động buôn bán trái phép.
Hiện, loại chim này cũng có tên trong Sách đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Chúng thuộc nhóm IB – các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại…
Loài chim quý hiếm phải tự đập mỏ, bẻ móng, nhổ lông để "sống lâu"
Loài chim này phải tự đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi để kéo dài tuổi thọ.
Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi...
Có khoảng 60 loài đại bàng, sống ở Lục địa Á Âu và Châu Phi, nhưng một số loài cũng có thể được tìm thấy ở châu Mỹ cũng như châu Úc.
Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.
Thức ăn chủ yếu của đại bàng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippine tùy theo địa điểm sinh sống.
Những con đại bàng lớn nhất thế giới (như đại bàng Harpy và chim đại bàng Philippine) có sải cánh dài hơn 250 cm (8 ft) nổi tiếng vì đã giết và chộp được những con mồi lớn như nai, dê và khỉ.
Phần lớn đại bàng là động vật ăn thịt, nhưng đại bàng cá Vulturine - một loài chim lớn có nguồn gốc từ các tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi chủ yếu ăn trái cây và cọ dầu.
Đại bàng có đến 7.000 chiếc lông vũ chiếm khoảng 5% khối lượng cơ thể của chúng.
Với tốc độ tối đa 320 km/h đại bàng vàng là loài đại bàng nhanh nhất và là con chim nhanh thứ hai trên thế giới (sau chim ưng, kẻ có thể bay nhanh đến 389 km/h).
Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.
Đặc biệt, một số loài đại bàng, chẳng hạn như đại bàng Martial, có khả năng bay cao trong một thời gian dài mà không cần đến một cái vỗ cánh. Chúng sử dụng nhiệt (cột không khí nóng ) để làm điều đó.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đau đớn.
Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng bắt đầu yếu đi, lông dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao nên chúng phải trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày. Chúng sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra, khi mỏ mới hình thành, chúng tiếp tục bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc khỏe, đại bàng lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành.
Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.
Mặc dù với tất cả những nỗ lực để bảo vệ chúng, nhưng 68% cái chết của đại bàng đầu trắng vẫn do con người gây ra. Các nhà khoa học nhận thấy rằng 23% loài đại bàng đã chết khi chúng tấn công các vật thể nhân tạo như dây, ô tô và các tòa nhà. Trong khi 22% số đại bàng chết sau khi bị bắn, 5% chết sau khi bị mắc kẹt, 9% bị điện giật và 11% sau khi bị ngộ độc.
Phát hiện tê giác Java con quý hiếm ở Indonesia Một chú tê giác Java con mới được phát hiện tại một công viên quốc gia Indonesia, mang lại hy vọng cho việc bảo tồn một trong những loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Con tê giác ước tính khoảng từ ba đến năm tháng tuổi, được phát hiện trong đoạn video thu được vào...