Loại cây gai chi chít, mọc hoang đầy rừng thành đặc sản, giá cả trăm nghìn đồng/kg
Từ một loại cây mọc hoang trên rừng, đọt mây ( ngọn mây) đã trở thành “món ngon của lạ” xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng, được nhiều người lùng mua với giá từ 70-120.000 đồng/kg.
Với đặc điểm bền, chắc, không bị mối mọt… cây mây từ bao đời nay đã trở thành nguyên liệu quen thuộc dùng để bó buộc hoặc đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. Thế nhưng, ít ai biết được đọt mây cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã, được bán với giá cả trăm nghìn đồng/kg.
Cầm bó đọt mây dài chừng 60cm, chị Phương Sao (trú tại Buôn Hồ, Đắk Lắk) cho biết, mây rừng là loại thân leo trước đây mọc um tùm khắp rừng được bà con lấy về đan gùi hay một số vật dụng trong nhà. Đọt mây cũng được dùng để chế biến các món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào Ê Đê.
Đọt mây là phần ngọn mây, dài khoảng 50-60cm được người dân bỏ hết phần gai và lá non mang bán.
Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích rừng ngày càng hẹp lại. Muốn ăn đọt mây, đồng bào phải đi rất xa, sâu trong rừng, tốn rất nhiều công sức. Do đó, đọt mây trở thành quý hiếm, thi thoảng mới gặp để mua.
Mỗi bó gồm 5 đọt mây được chị Phương bán với giá 40.000 đồng, đắt hơn các loại rau khác nhiều lần nhưng luôn trong tình trạng cháy hàng, không có hàng để bán.
Đọt mây được rao bán trên chợ online với giá 40.000 đồng/bó 5 đọt.
Bán đọt mây trên chợ mạng với giá 120.000 đồng/kg, anh Hồ Xuân Quốc trú tại Gia Nghĩa (Đắk Nông) cho hay, trước đây ngoài lấy về phục vụ bữa ăn gia đình, đọt mây rừng được bán đầy các khu chợ phiên.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây đọt mây bỗng trở nên quý hiếm. Nhiều người đi rừng về, chưa kịp mang ra chợ đã được thương lái thu mua tận nhà với giá từ 7-12.000 đồng/đọt.
Video đang HOT
Sau khi bóc lớp vỏ bên ngoài đầy gai là phần ruột trắng nõn, chế biến được nhiều món hấp dẫn.
Theo anh Quốc, giá cao nhưng để lấy được đọt mây mang về cũng rất vất vả nên ngày càng ít người đi. Diện tích đất rừng được khai hoang để trồng keo, cà phê, tiêu, điều, cao su và một số cây công nghiệp cho năng suất cao nên mây rừng ngày càng khan hiếm.
“Để kiếm mây rừng, bà con phải vào rừng sâu rất vất vả nên ít người đi. Hơn nữa, để chặt mây gùi về cũng rất khó khăn, không cẩn thận sẽ bị những chiếc gai nhọn hoắt, chi chít bám khắp thân mây đâm phải, vừa đau vừa buốt”, anh Quốc nói.
Đọt mây nướng chấm muối ớt.
Đọt mây xào thịt bò, lá nhíp.
Chia sẻ các món có thể chế biến từ đọt mây, anh Quốc cho biết, món phổ biến nhất là đọt mây nướng. Ngoài ra có thể nấu cháo, nấu lẩu, xào thịt bò, hầm xương hoặc giã nát nấu với cá khô, lá nhíp trong ống tre.
“Đọt mây đem nướng rồi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, lấy nõn trắng bên trong chấm muối hột dầm ớt hiểm, vắt thêm ít chanh thì ngon thôi rồi. Ở nhà hàng 1 đĩa chừng 10 đọt mây nướng cũng có giá gần 200.000 đồng”, anh Quốc thông tin.
Ngoài làm thực phẩm, theo kinh nghiệm của đồng bào Ê đê, đọt mây còn được dùng để giải độc cơn say, trị đầy hơi, chướng bụng… vì thế nó không còn là món ăn riêng của đồng bào mà trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng.
Thứ đứng cách cả mét vẫn có mùi hôi ở Việt Nam, đi hái về bán thu tiền ầm ầm
Loại rau này vẫn còn xa lạ với nhiều người, nhưng nếu đã ăn sẽ thấy rất ngon.
Loại rau này có mùi hôi nồng, mặc dù đứng cách xa cả mét vẫn có thể ngửi thấy nhưng lại là đặc sản ngon được nhiều người mua.
Đây là cây rau thối. Thân cây, cành lá có nhiều gai nhọn. Rau thối mọc nhiều ở khu vực Tây Bắc nước ta.
Hiện hầu như chưa có ai trồng loại rau này mà chúng mọc hoang trong tự nhiên, người ta đi hái và đem bán cho khách.
Rau thối là loại cây dây leo, thân vươn dài quấn quanh các cây khác gần đó, chồi hướng lên cao.
Tháng 3-4 là thời điểm rau thối có chất lượng ngon nhất.
Người ta không sử dụng cả cây để nấu ăn mà chỉ dùng phần chồi xanh, tươi ngon nhất để chế biến.
Trước đây chỉ có người ở khu vực Tây Bắc mới biết đến món ăn này, còn hiện nay rau thối đã thành đặc sản được nhiều người ở miền xuôi tìm mua.
Rau thối được mua về để nấu canh, xào hay chiên với trứng hoặc có thể làm nộm.
Sau khi nấu chín, rau vẫn giữ được độ giòn, bùi và hấp dẫn. Ban đầu có thể khó ăn nhưng khi đã ăn quen sẽ cảm thấy ngon khó cưỡng.
Có người để rau hơi héo mới chế biến nhằm bớt mùi hôi nhưng cách làm này lại khiến rau thối mất đi độ giòn và tươi.
Vì không trồng được mà phụ thuộc vào nguồn tự nhiên nên không phải lúc nào cũng có số lượng nhiều để bán cho khách.
Mức giá bán của rau thối từ 75.000 đồng - 90.000 đồng/kg.
Nam Định: Cám cảnh nuôi cá mú đặc sản, con nào cũng to vẫn phải nằm ao bởi không ai mua Cá mú đặc sản liên tục rớt giá, khiến nhiều hộ nuôi loài cá đặc sản này ở ven biển huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng. Không bán được cá mú, nhiều hộ đành bấm bụng nuôi báo cô với nổi lo mỗi ngày. Cá đặc sản bán không có người mua Phóng viên báo điện...