Lộ video kéo tóc học sinh, cô giáo Mỹ xin nghỉ việc
Cô giáo dạy Toán giải thích chỉ đùa vui để đánh thức học sinh, nhưng sau đó từ chức khi video lan truyền trên mạng.
Lisa Houston, giáo viên Toán ở Anderson (bang Nam Carolina, Mỹ) đã nộp đơn xin nghỉ việc sau khi video quay cảnh cô đứng lên bàn và kéo tóc nam sinh da màu lan truyền trên mạng, theo Huffington Post ngày 4/5.
Video đăng trên Snapchat trong tuần này cho thấy cô giáo có kinh nghiệm 27 năm tại trường trung học Palmetto liên tục tát, quay đầu, kéo tóc, đạp vào ngực một nam sinh. Khi đăng tải lại trên nhiều mạng xã hội khác như Facebook, video khiến cộng đồng tranh cãi, nhất là dựa trên khác biệt màu da giữa cô và trò. Nhiều người cho rằng hành vi của cô giáo là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, Houston giải thích đây chỉ là cách cô đánh thức học sinh.
Cảnh cô giáo đánh thức học sinh khiến nhiều người khó hiểu. Ảnh: Afropunk
“Nếu bạn hỏi bất kỳ đứa trẻ nào tôi đã dạy, chúng sẽ cho bạn biết tôi chỉ đang đùa giỡn, đánh thức và cười với chúng. Tôi biết video trông có vẻ rất tệ. Nếu không rõ tình hình, bạn sẽ không hiểu điều gì đang xảy ra, nhưng đó không phải hành động nguy hiểm. Tôi muốn công chúng biết rằng tôi yêu học sinh đó và mối quan hệ giữa chúng tôi rất tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì khiến học sinh bị thương”, Houston nói với đài truyền hình địa phương WYFF.
Lãnh đạo khu học chánh Anderson 1 cho biết ngay khi nhận được video, đã mở cuộc điều tra. “Dù không thể bình luận chi tiết, nhưng chúng tôi rất nghiêm túc xem xét sự việc. Cô giáo liên quan, người có thành tích giảng dạy ấn tượng, quyết định từ chức vì lợi ích tốt nhất của trường”, Jane Harrison, trợ lý giám đốc khu học chánh trả lời báo chí.
Julian Johnson, bố học sinh bị cô giáo đánh thức, nói rằng gia đình chưa bao giờ yêu cầu Houston chịu kỷ luật. “Con trai tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này. Nó chỉ mệt và ngủ thiếp đi. Tôi không kêu gọi sa thải cô giáo. Tôi ước chuyện này chưa bao giờ xảy ra và sẽ biến mất”, ông nói.
Video đang HOT
Nhiều học sinh, phụ huynh và nhân viên nhà trường cho rằng cô Houston đang bị đối xử thiếu công bằng. Hơn 100 học sinh và cựu học sinh đã diễu hành từ trường đến văn phòng khu học chánh để phản đối cô giáo nghỉ việc.
Britney King, học sinh tham gia cuộc diễu hành, gọi Houston là “một trong những giáo viên tốt nhất mà chúng em có”, nổi tiếng với “phương pháp giảng dạy rất sôi nổi và hài hước”.
Đến chiều thứ sáu, hơn 1.400 người đã ký bản kiến nghị, yêu cầu phục hồi tư cách giáo viên của cô Houston.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Ngày ra trường, cánh cửa của tôi đóng lại vì đâu?
Trong khi bạn bè hăm hở làm hồ sơ thì tôi rơi nước mắt. Tôi không biết phải làm cách nào để bảo vệ ước mơ của mình. Ba mẹ không cho phép tôi được 'sai'.
TS. Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, tư vấn ngành nghề cho học sinh tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2018 ở Tiền Giang - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngay từ nhỏ, tôi rất thích trở thành cô giáo dạy toán. Tôi hồ hởi chờ đợi cái ngày được mặc áo dài, được đứng trên bục giảng, được mỗi ngày ở bên những cô cậu học sinh nghịch ngợm, đáng yêu của mình.
Nhưng ba mẹ tôi lại nghĩ khác. Mẹ bảo tôi viển vông, giáo viên thất nghiệp đầy ra. Ba còn cố thuyết phục tôi bằng những thống kê về thất nghiệp hàng năm nếu tôi theo ngành sư phạm.
Bất lực, tôi chỉ biết cãi cùn: "Dù không được dạy ở cấp III hay cấp II, con sẵn sàng dạy mầm non còn hơn làm ngành khác".
Nói vậy nhưng tôi đã không thể bảo vệ được ước mơ của mình. Ba mẹ không cho phép tôi được "sai". Để rồi, ba mẹ định hướng cho tôi thi vào ngành quản trị kinh doanh của một trường đại học.
Tôi nhớ mẹ bảo: "Con đăng kí vào trường nào cũng được, miễn là thuộc lĩnh vực kinh tế". Nghĩa là mẹ đã "gạch sổ" ngành sư phạm đầu tiên với hàng tá "tấm gương to như cái thúng mà con còn chưa sáng mắt ra à?" (theo lời mẹ nói).
Trong khi bạn bè hăm hở làm hồ sơ thì tôi chỉ biết thở dài. Tôi đạp xe đi nộp hồ sơ mà mắt ươn ướt. Tôi không biết phải làm cách nào để bảo vệ ước mơ của mình. Chỉ biết rằng khi đó, tôi cảm thấy như mình vừa để mất một điều gì đó - rất lớn!
Thực tế, ba mẹ muốn tôi thi vào ngành kinh tế bởi đơn giản một lý do to đùng: bác tôi là giám đốc. Mẹ vẫn "tiêm" vào đầu tôi mỗi ngày bằng việc nói về chỗ đứng của tôi ở công ty ấy nhờ cái bóng của bác.
Trong bữa ăn, lúc nào mẹ cũng bảo tôi cố gắng học để sau này nhờ bác xin việc cho. Khi đó tôi đã lờ mờ nhận ra, tương lai của mình đã đặt vào tay người khác. Nghĩa là đến con đường đi của mình, tôi cũng chẳng thể lựa chọn.
Năm đó tôi thi trượt và năm sau thi lại, may mắn đỗ. Nói là may mắn nhưng không hiểu sao tôi không vui. Cuối cùng thì 4 năm đại học cũng trôi qua trong cảm giác chán nản, hụt hẫng. Có lúc tôi muốn vứt bỏ những gì mình đang có để bắt đầu lại nhưng ba mẹ đã không để cho tôi một cánh cửa nào, kể cả khép hờ.
Rồi ngày tôi nhận tấm bằng trung bình khá, mẹ chép miệng: "Thôi, trung bình khá cũng được, miễn là đúng chuyên ngành kinh tế".
Nhưng bất ngờ có chuyện không hay, do đấu đá nội bộ trong công ty nên bác tôi mất chức. "Thế là tay trắng rồi", mẹ đã nói như thế. Rồi mẹ quay ra mắng tôi nếu đỗ ngay từ năm đầu, học xong có phải đã có việc làm ngay không?
Khi đó tôi không nói gì nhưng cảm giác như trút được một áp lực lớn.
Dù sau đó tôi thất nghiệp một thời gian nhưng tôi cảm giác thấy được sống là chính con người mình. Vì đặt quá nhiều hy vọng vào "cánh cửa" là bác tôi nên khi không đạt được, mẹ cũng buồn lắm. Còn ba không nói gì. Có lần ba nói với tôi: "Tại ba nhầm lẫn, ba cứ nghĩ có việc làm là tất cả".
Sau đó, nhờ ba thuyết phục và có lẽ nhìn tôi nằm nhà thất nghiệp, mẹ cũng sốt ruột. Cuối cùng, mẹ đã đồng ý để tôi đi học nghiệp vụ sư phạm và may mắn xin được vào dạy hợp đồng tại một trường cấp ba.
Qua câu chuyện của mình, tôi chỉ mong các bậc cha mẹ hãy tôn trọng quyết định của con. Đừng vì những "cánh cửa", những "tấm vé" mà người lớn nỡ đẩy con đi đường con không thích.
Loài cây thường chỉ hợp với một thứ đất, một khí hậu riêng, bởi thế chẳng thể phát triển, chẳng thể xanh tốt, đơm hoa kết trái nếu như cái cây ấy phải sống trong vùng đất không phù hợp.
Theo tuoitre.vn
Nhà trường và những cái bóng thân thế Phải nhìn sâu thêm một nấc về những vụ phụ huynh học sinh bạo hành giáo viên, rồi giáo viên "bạo hành" học sinh bằng cách này hay cách khác vừa liên tiếp diễn ra, đặt câu hỏi "Những chuyện này đến từ đâu?". Những câu hỏi tự bật ra Chuyện một cô giáo dạy toán suốt hơn ba tháng chỉ ghi lên...