Lò vi sóng có hại cho phụ nữ mang thai không?
Phụ nữ mang thai luôn được khuyên phải tránh xa bất kỳ loại bức xạ nào. Nhiều người e ngại sóng điện từ của lò vi sóng có thể gây hại cho thai nhi.
Vậy, lò vi sóng có phải là vấn đề mà phụ nữ mang thai cần thận trọng?
Hiện nay, nhiều gia đình dùng lò vi sóng hàng ngày cho việc rã đông, hâm nóng thức ăn hay nướng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng sóng điện từ của lò vi sóng ảnh hưởng đến thai nhi và phụ nữ mang thai.
1. Lò vi sóng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Chưa có đủ nghiên cứu cho thấy lò vi sóng ảnh hưởng đến mang thai.
Vi sóng hoạt động bằng cách sử dụng bức xạ điện từ để tăng nhiệt độ của các phân tử nước trong thực phẩm, tạo ra trường điện từ (EMF). Các nguồn EMF còn bao gồm điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Đã có mối lo ngại và tranh luận về việc tiếp xúc với EMF trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc dị tật bẩm sinh.
Thực tế chưa có đủ nghiên cứu trên người cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa EMF lò vi sóng và các bất thường khi sinh, mặc dù một nghiên cứu vào năm 2016 đã quan sát thấy việc tiếp xúc nhiều và kéo dài với EMF có thể gây nguy cơ sảy thai. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng vẫn cần nghiên cứu thêm trên các mẫu lớn hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, khả năng rò rỉ tăng lên khi thiết bị quá cũ hoặc có cửa không khóa đúng cách hoặc có khoảng trống bị hỏng, có thể phát ra sóng có thể lên tới 12 cm và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), nếu sử dụng lò vi sóng đúng cách không gây hại cho thai nhi vì nó không phát ra nhiều bức xạ, nhưng trong trường hợp rò rỉ, tốt nhất nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và thay thế thiết bị.
FDA cho biết có rất ít lý do để lo ngại về việc lượng vi sóng dư thừa rò rỉ từ lò vi sóng trừ khi bản lề cửa, chốt hoặc vòng đệm cửa bị hỏng. FDA khuyên nên xem xét kỹ lò vi sóng và không sử dụng nếu cửa không đóng chặt hoặc bị cong, vênh, hư hỏng.
FDA cũng giám sát các thiết bị về các vấn đề an toàn bức xạ và đã nhận được báo cáo về việc lò vi sóng dường như vẫn hoạt động – trong khi cửa mở. Khi hoạt động như dự định, lò vi sóng có các tính năng an toàn để ngăn chúng tiếp tục tạo ra vi sóng nếu cửa mở. Trường hợp nếu lò tiếp tục hoạt động khi cửa mở, người tiêu dùng không thể chắc chắn 100% rằng bức xạ vi sóng không được phát ra. Vì vậy, nếu điều này xảy ra, FDA khuyến cáo nên ngừng sử dụng lò ngay lập tức.
2. Sử dụng lò vi sóng an toàn khi mang thai
Video đang HOT
Khi sử dụng lò vi sóng, mẹ bầu cần sử dụng một cách an toàn.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng khi mang thai, hãy đảm bảo rằng lò vi sóng không bị rò rỉ. Các lò vi sóng được sản xuất gần đây nhất sẽ không hoạt động nếu lớp đệm cửa bị hỏng, vì vậy các lò vi sóng đời mới hơn có xu hướng an toàn hơn.
Một số chuyên gia gợi ý rằng nếu lo lắng, chỉ cần đặt thức ăn vào lò vi sóng và tránh xa lò vi sóng để hạn chế khả năng tiếp xúc với EMF. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, sử dụng lò vi sóng trong cả giai đoạn mang thai là an toàn.
Mọi người, trong đó có phụ nữ mang thai đều phải áp dụng các quy định an toàn thực phẩm phù hợp khi nấu và hâm nóng bằng lò vi sóng. Một số loại nhựa có thể tan chảy hoặc cong vênh trong lò vi sóng, điều này có thể khiến hóa chất thấm vào thức ăn. Phải luôn sử dụng lò vi sóng với các hộp đựng thực phẩm đã được phê duyệt, như thủy tinh, gốm sứ và các loại nhựa cụ thể để tránh nguy cơ này.
Hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì đang quay trong lò vi sóng đều được nấu đủ lâu để được hâm nóng một cách thích hợp. Sau khi nấu chín, để nguội đủ. Khi thích hợp, hãy khuấy thức ăn để đảm bảo nhiệt độ đồng đều.
Cân nhắc sử dụng găng tay lò nướng để lấy bát, đĩa ra khỏi lò vi sóng để tránh bị bỏng. Khi nâng nắp, hãy tránh xa cơ thể để tránh bị bỏng do hơi nước thoát ra.
Tắc vòi trứng gây hiếm muộn, có thụ tinh nhân tạo được không?
Vòi trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ, bên cạnh tử cung và buồng trứng.
Trong trường hợp bị tắc vòi trứng, chị em khó có cơ hội mang thai, thậm chí là vô sinh.
Nguy cơ gặp phải khi tắc vòi trứng
Hiếm muộn, vô sinh
Theo BSCKII Phạm Thuý Nga - Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, vòi trứng (vòi tử cung) là bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ bên cạnh buồng trứng và tử cung. Vòi trứng nối thông từ buồng tử cung đến buồng trứng, đây là con đường tinh trùng bơi lên để thụ tinh với trứng.
Phần cuối vòi trứng có loa vòi trứng, được cấu tạo như những cánh tay giúp bắt lấy trứng khi có "sự rụng trứng", trứng này sẽ được di chuyển trong lòng vòi trứng đến vị trí thích hợp, và khi gặp được tinh trùng trong lòng vòi trứng, sự thụ tinh có thể xảy ra.
Trong trường hợp vì lý do nào đó khiến ống dẫn trứng bị tắc khiến trứng và tinh trùng không đến được với nhau thì sẽ rất khó để mang thai, thậm chí là vô sinh.
Tắc vòi trứng gây hiếm muộn ở phụ nữ.
Thai ngoài tử cung
Tắc vòi trứng chiếm từ 25-30% các trường hợp gây hiếm muộn vô sinh ở phụ nữ. Một nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng khi phụ nữ bị tắc vòi trứng có quan hệ tình dục sẽ khiến trứng và tinh trùng không được gặp nhau để thụ thai dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng, gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất trong các trường hợp mang thai ngoài tử cung do vị trí nối giữa vòi trứng và tử cung rất khó chẩn đoán được từ sớm, khi khối thai vỡ sẽ khiến mất máu nhanh, nhiều và dẫn tới nguy cơ tử vong cao ở sản phụ.
Nguyên nhân gây tắc vòi trứng
Cũng theo BSCKII Phạm Thuý Nga, tắc vòi trứng có nhiều nguyên nhân gồm:
- Lạc nội mạc tử cung: Mô nội mạc tử cung có thể xuất hiện trong vòi trứng gây tắc nghẽn vòi trứng.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Bệnh này hình thành mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng, hoặc gây ứ dịch buồng trứng (Hydrosalpinx) tạo thành các vật cản, cản trở quá trình vận chuyển trứng thụ tinh đến tử cung.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lậu và Chlamydia là hai bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể gây vô sinh. Cả hai vi khuẩn trên đều có thể gây nhiễm ở niệu đạo, viêm cổ tử cung, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương và hình thành sẹo ở vòi trứng.
- U xơ tử cung: Những u xơ to có thể chèn vào vòi trứng gây ra tắc nghẽn vòi trứng
- Tiền sử chửa ngoài tử cung, tiền sử phẫu thuật ổ bụng - tiểu khung.
- Nạo phá thai nhiều lần: Việc nạo phá thai nhiều lần, phá thai không an toàn, sau nạo phá thai không biết cách chăm sóc vùng kín sẽ khiến cơ thể bị viêm nhiễm phụ khoa và viêm tắc vòi trứng.
- Dị tật bẩm sinh: Nhiều phụ nữ bị thiếu một phần hay toàn bộ vòi trứng hoặc tắc vòi trứng ngay từ khi mới sinh ra khiến quá trình tinh trùng và trứng gặp nhau trở nên khó khăn gây tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.
Khi bị tắc vòi trứng, bạn vẫn có cơ hội làm mẹ sau khi điều trị can thiệp tắc ống dẫn trứng. Ảnh minh họa.
Tắc vòi trứng có dấu hiệu gì?
Tắc vòi trứng gần như không gây bất kỳ một triệu chứng rõ rệt nào. Nhiều phụ nữ không biết họ bị tắc vòi trứng cho tới khi đi khám hiếm muộn sau khi họ cố gắng mang thai nhiều lần mà không được.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu khi chị em bị tắc vòi trứng nên lưu ý gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt có nhiều nguyên nhân, nhưng tắc vòi trứng sẽ gây nên tình trạng tháng có nhiều máu kinh nhưng tháng lại có rất ít, thậm chí có màu đen, hôi, tần xuất lặp lại nhiều lần.
- Tăng dịch tiết âm đạo khiến khí hư ra bất thường, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi.
- Cảm giác khó chịu ở bụng, cứng bụng, đau lưng...
Tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không?
Khi bị tắc vòi trứng, bạn vẫn có cơ hội làm mẹ sau khi điều trị can thiệp tắc ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu nghi ngờ tắc ống dẫn trứng, bạn nên tới cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cảnh giác với các rối loạn tâm thần trước và sau sinh Lo âu, trầm cảm, stress... là các rối loạn tâm thần mà phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gặp. Rối loạn tâm thần một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ cũng như đến sự phát triển thể chất...