Lộ tẩy trò giả danh nhà báo
Từng làm việc cho một công ty truyền thông, Phạm Quang Huy (SN 1984), quê quán Đông Quý, Tiền Hải, Thái Bình, biết được số điện thoại của một số đồng chí lãnh đạo địa phương. Y nghĩ ra trò mạo danh nhà báo, cùng với Đỗ Hoài Nam (SN 1981), nhà ở phường Trung Thành, TP Thái Nguyên, thực hiện màn lừa đảo khá tinh vi.
Hai đối tượng Huy, Nam
“Con mồi” mà Huy và Nam nhắm đến là ông Nguyễn Thành Cường (tên người liên quan đã thay đổi), trú ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông Cường có kinh tế tương đối khá giả. Tại nơi cư trú, ông Cường luôn chủ động giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nắm được đặc điểm này của ông Cường, Phạm Quang Huy đã gọi điện đến, tự xưng danh là phóng viên Báo Pháp luật và đề nghị ông Cường ủng hộ cho người nghèo xóa nhà tạm, theo chủ trương của tỉnh Bắc Ninh. Qua điện thoại, Huy đặt vấn đề và được ông Cường đồng ý ủng hộ 220 triệu đồng.
Ít ngày sau đó, Huy đi cùng Nam đến nhà ông Hưng để lấy tiền. Rất tinh vi, trước khi đến nhà ông Cường, Huy bảo Nam đặt lại số điện thoại di dộng bằng tên một đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Khi đến nơi, Huy ngồi ngoài đợi, còn Nam vào, giới thiệu là phóng viên Báo Pháp luật đến nhận tiền ủng hộ như đã trao đổi trước. Sở dĩ Huy không vào bởi trước đó, y đã từng đến nhà ông Cường vận động tham gia một quỹ từ thiện.
Video đang HOT
Trong lúc trò chuyện, Huy gọi điện vào máy Nam. Vì đã đặt tên giả từ trước nên máy của Nam hiện lên tên của… vị lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Làm như vô tình, Nam giơ cho ông Cường xem cuộc điện thoại gọi đến, sau đó đưa điện thoại ông Cường nghe. Đầu dây bên kia, Huy mạo nhận là lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, vận động ông Cường tham gia chương trình xóa nhà tạm của tỉnh. “Bẫy” lừa quá tinh vi nên ông Cường không chút nghi ngờ, đưa số tiền 220 triệu đồng đã chuẩn bị sẵn cho Nam. Tuy nhiên, tay “phóng viên” này lại đưa ra bản hợp đồng đã ghi sẵn, thể hiện số tiền ông Cường sẽ ủng hộ là 330 triệu đồng. Trước tình huống này, ông Cường đề nghị Nam nán lại để… đi vay mượn của anh em, bạn bè, sau đó bí mật xác minh thông tin về nhà báo Nam.
Đến lúc này, màn kịch lừa lộ tẩy. Nam, rồi ngay sau đó là Huy bị Công an thị xã Từ Sơn tạm giữ để điều tra, xác minh. Đáng chú ý, quá trình làm việc tại cơ quan chức năng, Huy đưa ra 2 thẻ chứng nhận là phóng viên Tạp chí Nghiên cứu pháp luật – Văn phòng Quốc hội, và cộng tác viên Báo Pháp luật. Công an thị xã Từ Sơn đã làm việc với các cơ quan liên quan, từ đó xác định được những giấy tờ trên là giả mạo. Qua đấu tranh khai thác, Công an thị xã Từ Sơn làm rõ Phạm Quang Huy là đối tượng đóng vai trò chủ mưu. Từng làm tại một công ty truyền thông nên Huy biết khá nhiều thông tin và số điện thoại của lãnh đạo một số địa phương. Chính vì vậy, Huy đã nghĩ ra “chiêu” mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Ngày 4-11, Công an thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Đỗ Hoài Nam và Phạm Quang Huy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo ANTD
Giả danh nhà báo để lừa đảo
Vừa nghỉ việc, Nguyễn Văn Tú, nguyên cán bộ Trung tâm Kỹ thuật thông tin Trường ĐH Duy Tân, TP Đà Nẵng, dùng giấy tờ giả danh nhà báo để lừa đảo.
Ngày 13-9, Cơ quan CSĐT CAQ Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Tú (1982, quê H. Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), nguyên cán bộ Trung tâm Kỹ thuật thông tin Trường ĐH Duy Tân (ĐHDT), TP Đà Nẵng, đã nghỉ việc từ ngày 1-9-2011, để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo và dùng giấy tờ giả danh P.V Báo Thanh tra cùng một số tạp chí khác.
Sự việc bắt đầu vào khoảng 8 giờ 30 ngày 12-9, Tú đi xe máy BKS 61L-0487 đến khu E Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (ĐHKTĐN). Tú dùng điện thoại di động gọi cho một số phụ huynh có nguyện vọng muốn con em bị thiếu điểm thi vào Trường ĐHKTĐN được vào nhập học trong năm học này và hẹn gặp trao đổi công việc tại trường. Lúc này bảo vệ và cán bộ Phòng Hành chính nhà trường nghi ngờ, nên cử người theo dõi. Để làm rõ mối nghi ngờ, phòng cử một cán bộ lân la làm quen với Tú và hỏi thăm về tình hình chạy xin nhập học cho con vào Trường ĐHKTĐN.
Tiếp đó, có một phụ huynh làm tường trình với lực lượng An ninh CATP Đà Nẵng đang có mặt tại Văn phòng nhà trường, với nội dung Tú yêu cầu chi 25 triệu đồng để liên hệ "xin" chỉ tiêu, thì con em mình sẽ được chuyển từ Trường ĐHDT sang nhập vào Trường ĐHKTĐN. Ngay lập tức, lực lượng CA câu lưu Tú tại văn phòng trường để làm rõ hành vi trên.
Đồng thời, khám tư trang của Tú phát hiện một giấy giới thiệu mang tên Nguyễn Văn Tú ghi là phóng viên Báo Thanh tra, 1 giấy giới thiệu là phóng viên Tạp chí Tòa án, cùng tấm danh thiếp in tên Tú là phóng viên Tạp chí Xây dựng... Đến 18 giờ cùng ngày, Tú bị CAQ Ngũ Hành Sơn tạm giữ cùng tang vật để tiếp tục điều tra.
Nguyễn Văn Tú và giấy giới thiệu của Báo Thanh tra mà Tú sử dụng là giấy giả.
Theo ông Phạm Mười - Tổ trưởng bảo vệ Trường ĐHKTĐN, gần đây có thông tin chạy điểm, chạy trường... nên bảo vệ nhà trường tăng cường cảnh giác đối với người lạ vào trường để thực hiện hành vi lừa đảo sinh viên và các bậc phụ huynh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, do trong quá trình công tác tại Trường ĐHDT, Tú nắm được danh sách một số sinh viên nộp hồ sơ theo nguyện vọng 2 vào Trường ĐHDT, trước đây thi vào Trường ĐHKTĐN và có số điểm gần sát với điểm sàn của trường này, nên Tú nắm số điện thoại của phụ huynh các em và vào trong Trường ĐHKTĐN để "trao đổi" việc chạy chuyển trường, làm cho các bậc phụ huynh tin tưởng hơn.
Về tấm Giấy giới thiệu số 420/GGT do Tổng Biên tập Báo Thanh tra ký ngày 1-1-2011, cấp cho "phóng viên" Nguyễn Văn Tú, chúng tôi liên lạc và được ông Nguyễn Văn Lương - Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra khẳng định: "Cơ quan Báo không có ai là phóng viên hoặc cộng tác viên tên Nguyễn Văn Tú. Dòng chữ THANH TRA CHÍNH PHỦ nằm góc bên phải giấy giới thiệu không in màu đỏ và số thứ tự cấp giấy giới thiệu được đóng bằng số tự động; riêng dãy số 420 trong giấy giới thiệu của Tú, không hề có trong bản giáp lai được lưu trữ cấp giấy giới thiệu của Báo tại tòa soạn...".
Hiện, vụ việc đang được Cơ quan CSĐT CAQ Ngũ Hành Sơn tiếp tục điều tra làm rõ. Qua đây, các tổ chức, cơ quan, DN và cá nhân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn giả danh phóng viên báo chí để thực hiện hành vi lừa đảo.
Theo ANTD
Phạt bốn người giả danh nhà báo nhận tiền DN Ngày 11-8, Công an huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết vừa xử phạt hành chính Phạm Công Định, Nguyễn Hồng Được, Nguyễn Văn Hồng và Trần Công Trưởng vì có hành vi mạo danh nhà báo nhằm trục lợi, thu hồi số tiền 12 triệu đồng trả lại cho bà Trần Thị Kim Ngân (Giám đốc Công ty Trần Kim Ngân Khánh)....