Lo lắng, trầm cảm mùa COVID-19 làm sao thoát?

Theo dõi VGT trên

Sau khi dương tính COVID-19, tôi không ngủ được, không ăn được, người gầy sút… – một người bệnh COVID-19 bị trầm cảm cho biết.

Lo lắng, trầm cảm mùa COVID-19 làm sao thoát? - Hình 1

Đại dịch khiến người dân lo lắng, là một trong những lý do thúc đẩy chứng rối loạn tâm thần ở nhiều người. Trong ảnh: một người dân tập thể dục, tháng 10-2021 – Ảnh: T.T.D.

Không chỉ người bệnh COVID-19 mới có triệu chứng này mà những người bình thường, sống trong lo lắng cũng mắc phải.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết có 11% người mắc COVID-19 trong đợt dịch này chuyển nặng, số còn lại không triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.

Nhưng ngay với những người không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, người nhà bệnh nhân, người không mắc bệnh, nhân viên y tế… đều có thể gặp những triệu chứng bất thường như mất ngủ, ăn ít, ít tiếp xúc do lo lắng COVID-19.

Mắc bệnh vì lo

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân, trưởng khoa bán cấp tính nữ, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần trung ương (Hà Nội), cho hay trong số các bệnh nhân chị đang điều trị, có một cô gái là du học sinh tại Anh (bậc học thạc sĩ), hiện đang có nhiều bất thường về sức khỏe tâm thần.

“Giai đoạn bệnh nhân ở nước ngoài do lo lắng tiếp xúc sẽ lây bệnh nên cô ấy không tiếp xúc với ai, kể cả bạn trai mà chỉ trao đổi qua điện thoại, đến khi về nước thì nỗi lo lắng tăng lên, dần dà cô không nói chuyện điện thoại với người thân mà chỉ nhận tin nhắn.

Bố cô ấy cho biết đến giờ không thể gọi cho con gái mà chỉ nhắn tin, mỗi khi có việc cần kíp gia đình liên lạc rất khó khăn.

Vì có học vấn nên cô ấy nghiên cứu kỹ đơn thuốc và mới đây mới sử dụng thuốc, chúng tôi vẫn chưa can thiệp được nhiều cho bệnh nhân” – bác sĩ Vân cho biết.

Một trường hợp mà bác sĩ Cao Thị Vịnh (trưởng khoa tâm thần người cao tuổi, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần trung ương) đang điều trị là nam giới 42 tuổi ở Nghệ An, là công nhân.

Video đang HOT

Trong thời gian làm việc “3 tại chỗ” tại nhà máy anh này không nhiễm COVID-19, nhưng khi về nhà thì nhiễm bệnh.

“Bệnh nhân không ăn được, không ngủ được nhiều ngày, người gầy sút, khả năng tập trung kém, khi bệnh nhân có xét nghiệm âm tính thì tìm đến chúng tôi. Qua khảo sát cho thấy bệnh nhân có triệu chứng rối loạn trầm cảm lo âu rõ” – bác sĩ Vịnh cho biết.

Hay một bệnh nhân khác là sinh viên đại học năm cuối ở Hà Nội. Ban đầu khi chuẩn bị tiêm ngừa COVID-19 thì bệnh nhân tìm hiểu nhiều về vắc xin, sau này thấy một số trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm bệnh nhân rất lo lắng, phản đối việc đi tiêm ngừa nhưng cha mẹ vẫn yêu cầu đi tiêm.

Sau mũi 1 bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng rối loạn trầm cảm lo âu, đến khi tiêm mũi 2 thì tình trạng này “bùng nổ”, bệnh nhân mất ngủ, khóc nhiều, luôn nhắm mắt vì mở mắt là thấy hình ảnh người thân biến dạng, không muốn tắm và vệ sinh cá nhân, ăn kém…

Bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị loạn thần cấp và đã điều trị khoảng 1 tháng nay, kết quả chuyển biến theo hướng tích cực.

Nhân viên y tế, người độc thân… dễ bị tổn thương hơn

Theo thông báo hôm 10-10 của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần trung ương 1 nhân Ngày sức khỏe tâm thần thế giới, kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương là nhân viên y tế, người ở tuyến đầu chống dịch, người có bệnh lý nền, người sống độc thân…

Tuy nhiên những vấn đề sức khỏe tâm thần không chỉ xuất hiện trong dịch mà ngay cả sau dịch, “hậu COVID-19″.

Bác sĩ Vân cho rằng những người hay nghĩ nhiều đến quá khứ và tương lai đều dễ gặp vấn đề hơn trong giai đoạn này. Trong đó, với người nghĩ nhiều đến quá khứ dễ bị trầm cảm, nghĩ quá nhiều đến tương lai dễ bị rối loạn lo âu, gọi chung là chứng khủng hoảng tâm lý do thảm họa.

Lúc này, sự gần gũi của người thân, gia đình, sự hỗ trợ của cộng đồng và địa phương sẽ giúp họ vơi bớt lo lắng. Nên giúp họ bằng các hoạt động họ thích để có nền tảng trị liệu cho họ, như tập thở, đi dạo, nghe nhạc, dọn nhà…

Qua khảo sát nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam (thực hiện từ ngày 18-7 đến 3-8), chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội, kết quả có hơn 28% cho rằng họ bình thường, hoàn toàn bình thường, 45,1% cho biết “có phần lo âu, mệt mỏi”, 22% căng thẳng, lo âu, mệt mỏi nhiều, số còn lại vô cùng căng thẳng, lo âu, sợ hãi, kiệt sức.

Trong các khó khăn dẫn đến tình trạng rối loạn về sức khỏe tâm thần, nhiều người được hỏi cho biết khó khăn kinh tế (46,3%) là nỗi lo lớn nhất, thứ đến là khó khăn trong công việc (42,7%), lo mắc COVID-19 (32,9%), các lo lắng khi người thân mắc COVID-19, khó khăn trong gia đình… là các lý do kế tiếp.

Ông Võ Văn Bản, chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, cho hay qua khảo sát trực tuyến (tại Việt Nam), có 40% người được hỏi cho biết cần được tư vấn về sức khỏe tâm thần.

Tỉ lệ này theo ông Bản là tương đương với thế giới, khi khảo sát trên thế giới cho thấy 47% y bác sĩ cũng cần được tư vấn về sức khỏe tâm thần.

Gia tăng rối loạn tâm thần vì nắng nóng

Từ tháng 3 đến nay, số người tới khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM gia tăng liên tục. "Thủ phạm" được chỉ ra là do thời tiết oi bức, nắng mưa thất thường khiến nhiều người thấy bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Trầm cảm, stress vì nắng nóng

Tại khoa Khám bệnh 1 Bệnh viện Tâm thần TPHCM (số 766 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5) trưa 9-5 có hàng trăm người đến khám và điều trị bệnh. Gương mặt ai cũng lộ rõ sự mệt mỏi, âu lo.

Bà Đ.T.N. (62 tuổi, ngụ phường Tân Thuận Tây, quận 7) ngồi đợi kết quả sau khi khám bệnh, nhăn nhó: "Nóng khủng khiếp, ngồi có quạt nhưng không gian nhỏ hẹp, đã mệt còn mệt thêm". Gần tuần qua, bà N. mất ngủ triền miên nên quyết định tới bệnh viện khám bệnh.

Chị Ng.T.T.N. (35 tuổi, ngụ phường 15, quận 8) do áp lực công việc kinh doanh khiến chị nhiều khi bị stress. Thời tiết nắng nóng, trong khi công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều, chị thường xuyên thấy người mệt mỏi, đau đầu, cáu giận vô cớ. Đêm đến, chị N. không ngủ được trọn vẹn, có hôm bị tỉnh giấc giữa chừng, dù nằm phòng máy lạnh.

Còn ông L.T.V. (57 tuổi, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) bị tâm thần phân liệt đã điều trị ổn định gần 2 năm qua, nay bỗng dưng phát bệnh trở lại. Theo người nhà ông V., từ đầu tháng 4 ông V. ăn uống ít hơn, bứt rứt trong người, nói lảm nhảm và bảo hay nghe thấy tiếng nói trong đầu.

BS-CKI Chu Thị Dung, Phó khoa Khám bệnh 1 Bệnh viện Tâm thần TPHCM, cho biết, Khoa Khám bệnh 1 hiện có 10 phòng khám. Những ngày nắng nóng, số lượt người tới khám chữa bệnh dao động từ 700-800 lượt/10 phòng. Qua số liệu thăm khám cho thấy, có 50% là người thành phố, còn lại thuộc các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Nam bộ.

Những người tới thăm khám, ghi nhận mắc các thể bệnh rối nhiễu tâm trí như: F20-F.29 (nhóm bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh loạn thần khác); nhóm F40-F48 (các loại rối loạn lo âu); F31, F32 (rối loạn hưng trầm cảm, rối loạn trầm cảm) và nhóm F43.2 (rối thích ứng liên quan tới stress).

Đại diện Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần TPHCM (TP Thủ Đức) và Trung tâm Tân Định (quận 1) cũng cho biết, trong 2 tháng qua, mỗi đơn vị tiếp nhận gần 100 bệnh nhân tâm thần mới đến điều trị.

Gia tăng rối loạn tâm thần vì nắng nóng - Hình 1


Người dân tới khám sức khỏe tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Cần được phát hiện sớm

Theo BS-CKII Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TPHCM, nếu 2 tháng đầu năm 2021 chỉ có khoảng 1.000 lượt người tới khám/ngày tại 3 cơ sở của bệnh viện, thì con số tăng này tăng trên 2.000 lượt/ngày vào tháng 3 và 4. Ngày cao điểm lên tới 2.800 lượt, riêng cơ sở chính tại quận 5 tiếp nhận gần 1.500 lượt người tới khám chữa bệnh, đa số từ 15-60 tuổi. Đáng lo ngại, nhóm F40-F48 ghi nhận có trên 10.400 ca bệnh và nhóm F31, F32 gần 1.000 ca bệnh (tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020).

Số ca tới thăm khám và nhập viện điều trị bệnh tâm thần tăng nhiều hơn trong những ngày gần đây do nhiều nguyên nhân; trong đó thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng tâm thần, sức khỏe của người dân, nhất là những người làm việc căng thẳng, người già có bệnh nền, phụ nữ sau sinh...

Bên cạnh đó, rất ít người đi khám tâm thần do hầu hết cho rằng mình chỉ bị mỏi mệt cơ thể, căng thẳng, chứ không phải mắc bệnh liên quan tới tâm thần, hoặc cho rằng mắc bệnh liên quan tới tâm thần song không quá quan trọng, không đáng quan tâm.

"Nhiều người lo ngại nếu mình bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội xung quanh. Vì vậy, họ chọn cách giấu bệnh, không đi khám, chữa đúng chuyên khoa tâm thần. Đến lúc bệnh nặng, việc điều trị phải kéo dài, tốn kém cho bản thân và gia đình", BS Tâm nêu thực trạng.

Phân tích thêm, BS Trần Duy Tâm lưu ý, thời tiết nắng nóng, cơ thể như một máy điều hòa sẽ phải điều tiết để giải nhiệt cho cơ thể, khi đó cơ thể yếu đi, người mắc bệnh tâm thần dễ tái phát hơn. Do đó, người thân của người bệnh cần thường xuyên quan tâm, để mắt tới người bệnh. Quan trọng nhất là nhận biết triệu chứng tái phát bệnh có thể gây ra hành động nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người bệnh rối loạn lo âu có thể bỏ chạy ra đường hoặc có những hành vi không kiểm soát được; người bệnh trầm cảm sẽ rối loạn giấc ngủ, mất khả năng lao động; người bệnh tâm thần phân liệt có thể đánh người, có hành vi nguy hiểm cho người khác... Người nhà tuyệt đối không để các vật dụng có tính sát thương, vật dễ cháy trong tầm quan sát của người bệnh vì khi tái phát dễ dẫn đến những hiểm họa khó lường. Cần để người bệnh ở nơi thoáng mát, cho người bệnh uống trên 2 lít nước/ngày.

Các chuyên gia tâm thần khuyến cáo, mọi người nên tránh đi ra ngoài trời vào lúc nắng gắt, không làm việc quá sức. Người lao động phải làm việc ngoài trời nên đội mũ rộng vành, phụ nữ mặc thêm áo chống nắng, làm việc trong thời gian ngắn rồi vào bóng râm nghỉ ngơi vài phút, sau đó lại làm việc tiếp. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, uống nhiều nước. Tránh lạm dụng rượu bia, gây tác động xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe. Phụ nữ sau sinh, người có sang chấn tâm lý càng phải chú ý sức khỏe; nhất là khi gặp các triệu chứng mất ngủ, căng thẳng kéo dài nên đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hơn 10% dân số bị rối nhiễu tâm trí

Theo báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB-XH, tính đến hết tháng 9-2020, người bị rối nhiễu tâm trí ước tính chiếm hơn 10,5% số dân cả nước (tương đương 10,3 triệu người). Riêng số người mắc bệnh tâm thần nặng khoảng 250.000 người. Có khoảng 90% số người tâm thần thuộc nhóm đối tượng có hành vi nguy hiểm với gia đình, cộng đồng và những người tâm thần lang thang ngoài xã hội được đưa vào các trung tâm điều trị bệnh tâm thần.

Riêng TPHCM có khoảng 17.000 người tâm thần, trong đó có khoảng 2.500 người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội và khoảng 50% người tâm thần sống ở cộng đồng được các trung tâm y tế cấp quận, huyện khám và cấp phát thuốc điều trị.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể ngườiCách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người
05:51:35 17/12/2024
Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
05:29:23 18/12/2024
Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?
21:56:35 17/12/2024

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

S.T Sơn Thạch hé lộ kế hoạch làm showcase cá nhân lớn nhất trong sự nghiệp nghệ thuật

S.T Sơn Thạch hé lộ kế hoạch làm showcase cá nhân lớn nhất trong sự nghiệp nghệ thuật

Nhạc việt

21:31:26 18/12/2024
S.T Sơn Thạch tiết lộ sẽ hoạt động năng nổ hơn trong năm 2025, hứa hẹn mang đến người hâm mộ dấu ấn đậm nét trong những dự án âm nhạc mới.
Ông Trump công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank

Ông Trump công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank

Thế giới

21:29:00 18/12/2024
Ông Trump khen ngợi ông Son là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt nhất thời đại và cho rằng khoản đầu tư là bằng chứng cho sự tự tin vào tương lai nước Mỹ.
Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Sao châu á

21:26:10 18/12/2024
Nữ diễn viên này không phải người duy nhất trong gia đình bị quỵt cát xê. Mẹ chồng cô - minh tinh quá cố Kim Soo Mi cũng vướng phải vụ kiện tụng tương tự, dẫn đến qua đời vì căng thẳng.
Chưa tới chung kết Chị Đẹp Đạp Gió, nữ ca sĩ này đã tuyên bố thành đoàn

Chưa tới chung kết Chị Đẹp Đạp Gió, nữ ca sĩ này đã tuyên bố thành đoàn

Sao việt

21:23:56 18/12/2024
Nữ ca sĩ Minh Tuyết được yêu thích ở Chị đẹp đạp gió vừa có chia sẻ khá hài hước về chuyện thành đoàn. Minh Tuyết tự nhận mình là Miss dặm phấn
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.
Salah ở lại Liverpool

Salah ở lại Liverpool

Sao thể thao

21:08:56 18/12/2024
Salah đang có phong độ cực cao trong màu áo Liverpool, ghi 13 bàn, 9 lần kiến tạo sau 18 vòng đấu tại Ngoại hạng Anh. Đóng góp của anh giúp Liverpool chễm chệ ngôi đầu
'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.