Lo áp lực sĩ số học sinh/lớp tiếp tục tăng

Theo dõi VGT trên

Năm học này, cả nước có hơn 8,7 triệu học sinh tiểu học, tỷ lệ học sinh/lớp lên tới 31,27%. Theo ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), đây là vấn đề các địa phương cần lưu ý.

Ông Tài cho hay, đầu năm học 2020-2021, toàn cấp tiểu học tăng hơn 152.000 học sinh và tăng 4.325 lớp so với năm trước.

“Như vậy, số học sinh cấp tiểu học càng tăng, cùng với việc sắp xếp lại quy mô trường lớp thì có một chỉ số mà chúng tôi vô cùng quan tâm và đề nghị các địa phương chú ý. Đó là năm ngoái tỷ lệ học sinh/lớp là khoảng 29,7 đến 30%, nhưng năm vừa qua, tỷ lệ học sinh/lớp đã vượt lên thành 31,27%. Và nếu như chúng ta không có dự báo thì sự tiệm cận đến mức tối đa theo quy định Điều lệ trường tiểu học sẽ diễn ra trong một vài năm tới”.

Lo áp lực sĩ số học sinh/lớp tiếp tục tăng - Hình 1

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Do đó, nếu các địa phương không có tính toán và sự chuẩn bị thì việc triển khai chương trình phổ thông mới sẽ gặp khó khăn.

“Rất mong các địa phương cố gắng ổn định và có dự báo về học sinh tăng quá từng năm để đáp ứng, đảm bảo được tỷ lệ học sinh trên lớp để tăng chất lượng đối với cấp tiểu học”.

Kết thúc học kì 1 năm học 2020-2021, cả nước có hơn 406 nghìn giáo viên cấp tiểu học, tăng gần 6.140 giáo viên so với năm học trước. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp ở cấp tiểu học là 1,41 giáo viên/lớp, cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

“Trong hơn 6.000 giáo viên được tuyển dụng mới, một điều rất đáng mừng là ngoài giáo viên các môn học bắt buộc thì các địa phương đã bắt đầu quan tâm đến việc tuyển giáo viên các môn học mới như môn Tiếng Anh, Tin học. Riêng học kỳ 1 năm học vừa qua, toàn quốc có 9.590 giáo viên môn Tin học (tăng 1.000 so với năm ngoái), dù môn học này hiện là môn tự chọn đối với lớp 1″, ông Tài nói.

Là năm học đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới, ông Thái Văn Tài cho rằng, giáo viên có nhiều áp lực, đặc biệt trước kỳ vọng lớn của xã hội, giáo viên lớp 1 ở giai đoạn đầu đã có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ đã đi vào nề nếp và có những kết quả bước đầu.

Dạy học 2 buổi/ngày, nhiều câu hỏi chưa giải quyết

Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi lớn nhất ở cấp tiểu học là được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Câu hỏi đặt ra nếu vẫn chỉ học 1 buổi/ngày thì ảnh hưởng thế nào?

Dạy học 2 buổi/ngày, nhiều câu hỏi chưa giải quyết - Hình 1

Học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học Lê Văn Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đi học vào thứ bảy do không học 2 buổi/ngày theo quy định - ẢNH: NGUYỄN LOAN

Và theo đó, các địa phương có được thu phí học buổi 2 không?...

Không đạt mục tiêu 100% học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày

Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018 nêu rõ: "Cấp tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần". Sau khi ban hành chương trình, Bộ GD-ĐT từng đặt mục tiêu có 100% số học sinh (HS) lớp 1 được học 2 buổi/ngày vào năm học 2020 - 2021. Lộ trình ở các năm học tiếp theo như sau: năm học 2021 - 2022 tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho 100% HS lớp 2; năm học 2022 - 2023 ở lớp 3; năm học 2023 - 2024 ở lớp 4; 2024 - 2025 ở lớp 5.

Nếu chưa dạy được 2 buổi/ngày ?

Trong văn bản hướng dẫn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với lớp 1 áp dụng cho năm học 2020 - 2021, do ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ký ban hành cũng có một phần ngắn gọn hướng dẫn về nội dung và kế hoạch giáo dục đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Trong đó nêu: "Trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc, cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố, hoạt động giáo dục khác. Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp HS hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018".

Tuy nhiên, đến năm học này, dù Bộ GD-ĐT chưa thông tin cụ thể về tỷ lệ HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày trên cả nước nhưng mục tiêu 100% là điều chưa thể thực hiện được khi nhìn vào thực tế triển khai.

Ngay ở TP.HCM, tại những quận đông dân như Q.12, Q.Bình Tân, Q.Tân Phú, Q.Gò Vấp... nhiều trường không thể đáp ứng được tiêu chí học 2 buổi/ngày của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hà Nội vì đã dồn lực cho lớp 1 nên theo Sở GD-ĐT, 100% HS lớp 1 đã được học 2 buổi/ngày.

Tuy nhiên, để đạt được điều này, Hà Nội phải chấp nhận không ít trường ở khu vực có dân số tăng cơ học quá nhanh như các quận: Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy, Đống Đa... có sĩ số HS/lớp vượt xa so với quy định tại Điều lệ trường tiểu học (không quá 35 HS/lớp).

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, nêu khó khăn của thủ đô là dân số tăng cơ học rất nhanh, trường lớp không đáp ứng kịp. Do vậy, sĩ số HS tiểu học không thực hiện được 35 HS/lớp theo quy định. Để học 2 buổi/ngày, Hà Nội phải "ép" sĩ số xuống dưới 50 HS/lớp. Tuy nhiên, năm học vừa qua, toàn TP vẫn có gần 1.000 lớp ở tiểu học có 55 HS/lớp trở lên, hơn 2.000 lớp có sĩ số từ 50 HS/lớp trở lên.

"Đây là một trong những khó khăn mà chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT tham mưu với Chính phủ để có chỉ đạo, quan tâm đầu tư các nguồn lực, đất đai, cơ sở vật chất cho trường lớp để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện các quy định về sĩ số HS/lớp của Điều lệ trường tiểu học", ông Tiến đề nghị.

Dồn ép sĩ số, khó đổi mới phương pháp

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho rằng đến năm 2020, cả nước có khoảng 80% HS tiểu học học 2 buổi/ngày. Như vậy, để triển khai chương trình mới cần lo cho gần 20% HS tiểu học còn lại.

Ông Đặng Tự Ân phân tích: "Nhìn vào tỷ lệ có vẻ như không nhiều nhưng việc bảo đảm điều kiện cho 20% HS tiểu học học 2 buổi/ngày không đơn giản. Bởi thực tế, nước ta phải mất hơn 20 năm mới có tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày như hiện nay.

Cái khó ở thành thị lại khác ở vùng nông thôn, miền núi. Trong khi đó, tình trạng sĩ số HS tăng cơ học hằng năm, trường học xuống cấp, tỷ lệ giáo viên (GV)/lớp không bảo đảm, huy động đóng góp của phụ huynh, xã hội hóa khó khăn, giảm biên chế GV và thiếu quỹ đất làm trường... là những nguyên nhân chủ yếu kéo theo tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày khó có thể tăng lên, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị giảm".

Trước tình trạng các cơ sở giáo dục phải chấp nhận dồn ép sĩ số để đảm bảo tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày, ông Đặng Tự Ân cho rằng ở tiểu học sĩ số cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình mới. Trong khi thực tế hiện nay, sĩ số các trường ở TP, thị xã, hoặc các khu công nghiệp quá cao, gấp trên 3 lần so với các nước có nền giáo dục tiên tiến (15 - 20 HS/lớp) và vượt xa so với quy định hiện hành. Điều đó đồng nghĩa với việc rất khó khăn khi đổi mới phương pháp theo hướng tổ chức hoạt động học, tăng cường tương tác cho HS.

Bắt buộc 2 buổi/ngày: Có thu phí hỗ trợ học buổi 2?

Khi chương trình mới được xây dựng theo hướng bắt buộc HS phải học 2 buổi/ngày thì câu hỏi mà nhiều ý kiến đặt ra là quy định thu tiền của người dân để chi trả cho buổi học thứ 2 có còn phù hợp nữa hay không?

Đến nay, Hà Nội vẫn cho phép thu hỗ trợ việc học 2 buổi/ngày với HS tiểu học là 100.000 đồng/tháng/HS, chưa kể phí bán trú và tiền ăn trưa (nếu có). Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến cho biết năm nay, Hà Nội vẫn phải cho phép các trường tiểu học thực hiện khoản thu hỗ trợ học buổi 2 vì nếu không sẽ rất thiệt thòi cho GV.

Ông Tiến chỉ ra rằng, chương trình mới bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày, trung bình mỗi ngày sẽ có 7 tiết học, 1 tuần là 35 tiết, cộng với công tác chủ nhiệm 2 buổi/ngày thì số lượng tiết dạy theo tuần sẽ là 41 tiết. Nếu chia theo định mức mỗi GV không dạy quá 21 tiết/tuần thì cần tới 1,8 GV/lớp.

Tuy nhiên, thông tư về định mức GV hiện nay mới chỉ có tối đa là 1,5 GV/lớp. Vậy nếu chương trình mới quy định việc dạy học 2 buổi/ngày là bắt buộc thì phải xem xét lại thông tư về định mức GV/lớp với tiểu học để làm sao cho đủ đội ngũ GV dạy học 2 buổi/ngày mà không thu hỗ trợ của HS, nếu không ngân sách nhà nước sẽ phải hỗ trợ để đảm bảo định mức như hiện nay.

Tại văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với lớp 1, liên quan vấn đề kinh phí, Bộ quy định: "Nhà trường phải có phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của nhà trường nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của cha mẹ HS và các nguồn thu hợp pháp khác. Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường phải thực hiện đúng các quy định, đảm bảo công khai, minh bạch".

Tuy nhiên, các địa phương cũng đề nghị Bộ cần có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, nhất là trong giai đoạn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ông Đặng Tự Ân nêu quan điểm: Khi học 2 buổi/ngày là bắt buộc thì đồng nghĩa với việc cả 2 buổi ấy HS tiểu học tại trường công lập phải được miễn học phí. Do vậy, địa phương nào khó khăn vì thiếu GV, thiếu cơ sở vật chất... thì ngành GD-ĐT nơi đó phải có trách nhiệm báo cáo với chính quyền địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ... đảm bảo yêu cầu tối thiểu để dạy học 2 buổi/ngày.

Về lâu dài là không thể thu kinh phí của cha mẹ HS tiểu học để dạy học buổi 2 nữa vì như thế là không đúng tinh thần của việc miễn học phí với tiểu học đã được luật định. "Bộ chỉ có thể ban hành chương trình và hướng dẫn tổ chức thực hiện, còn đầu tư nguồn lực thì phải là trách nhiệm và sự quan tâm của các địa phương, nơi "nắm" cả việc tuyển dụng biên chế và ngân sách cho GD-ĐT", ông Ân nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố của Vũ Cát Tường qua đờiBố của Vũ Cát Tường qua đời
22:54:29 23/02/2025
Xót xa trước tin nhắn cuối cùng bố đẻ gửi cho Vũ Cát Tường trước khi mất vì ung thưXót xa trước tin nhắn cuối cùng bố đẻ gửi cho Vũ Cát Tường trước khi mất vì ung thư
23:41:42 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen
23:47:37 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
20:46:01 23/02/2025
Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?
21:23:49 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảoCa sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
23:44:47 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
23:40:11 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chị dâu đem giỏ bánh qua tặng các cháu, khui ra, tôi tá hỏa khi thấy túi đỏ bên trong cùng lời nhắn đầy khó hiểu

Chị dâu đem giỏ bánh qua tặng các cháu, khui ra, tôi tá hỏa khi thấy túi đỏ bên trong cùng lời nhắn đầy khó hiểu

Góc tâm tình

06:01:48 24/02/2025
Tôi muốn đem túi đỏ trả lại cho chị dâu nhưng chồng ngăn cản. Năm ngoái, vợ chồng tôi đưa mẹ chồng về chăm sóc. Vốn dĩ bà sống với chị dâu nhưng chị ấy bận bịu quá nên không chăm bà được
Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân

Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân

Sức khỏe

05:59:00 24/02/2025
Bong gân là một dạng tổn thương dây chằng, xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc rách do chấn thương. Tình trạng này thường gặp ở các khớp cổ chân, đầu gối, cổ tay, gây đau, sưng, bầm tím và hạn chế cử động.
Hai món bánh xèo làm từ rau cần nước vừa nhẹ bụng, ngon miệng lại giúp giảm cân hiệu quả

Hai món bánh xèo làm từ rau cần nước vừa nhẹ bụng, ngon miệng lại giúp giảm cân hiệu quả

Ẩm thực

05:59:00 24/02/2025
Mùa thu đông là mùa rau cần nước, bạn hãy tranh thủ làm các món bánh xèo với loại rau này để có món ăn tươi ngon hấp dẫn dưới đây nhé!
Nỗi oan ức của Song Hye Kyo

Nỗi oan ức của Song Hye Kyo

Hậu trường phim

05:58:06 24/02/2025
Sự trở lại của Song Hye Kyo ở bộ phim Dark Nuns (Nữ Tu Bóng Tối) đang là chủ đề rất hot tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có cả Việt Nam.
4 thói quen xấu cần bỏ ngay nếu không muốn hủy hoại làn da

4 thói quen xấu cần bỏ ngay nếu không muốn hủy hoại làn da

Làm đẹp

05:55:45 24/02/2025
Thực tế, các axit và hoạt chất chúng ta sử dụng để chăm sóc da làm tăng độ nhạy cảm của da với tia UV. Hãy chọn kem chống nắng với mức độ SPF phù hợp để sử dụng hàng ngày, ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Thế giới

23:43:14 23/02/2025
Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23.2, cho biết Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Vụ Á hậu bị biến thái tấn công trên phố, dư luận có phản ứng gây chú ý

Vụ Á hậu bị biến thái tấn công trên phố, dư luận có phản ứng gây chú ý

Sao việt

23:39:32 23/02/2025
Đông đảo cư dân mạng đều đồng tình và thán phục trước sự dũng cảm với chia sẻ nói ra sự thật của Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng.
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Sao châu á

23:35:14 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca lên tiếng phủ nhận khi bị bịa đặt, lan truyền tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe nguy kịch.
'Nổ' quen lãnh đạo công an để lừa đảo

'Nổ' quen lãnh đạo công an để lừa đảo

Pháp luật

23:34:18 23/02/2025
Tự nhận mình có quen biết với lãnh đạo công an, 2 nghi phạm ở Tây Ninh đã lừa đảo hàng chục triệu đồng của người nhà phạm nhân.
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

Phim việt

23:32:17 23/02/2025
Bố Bình không biết vì lý do gì lại uống nhiều thế. Trước bữa ăn, ông liên tục rót rượu bất chấp sự can ngăn và lo lắng của cả nhà.
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tin nổi bật

23:12:09 23/02/2025
Ngày 22.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn H.Tân Châu (Tây Ninh) làm một người chết và một người bị thương.