Sĩ số quá đông là nguyên nhân chính gây quá tải chương trình
Vì sĩ số quá đông nên giáo viên để đảm bảo chương trình đành bỏ mặc học sinh còn yếu, không theo kịp chương trình mà tiếp tục dạy.
Hiện nay có khá nhiều các bài viết, ý kiến của giáo viên , phụ huynh cho rằng dạy theo chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới và cả các lớp hiện nay theo chương trình hiện hành là “nặng”, nhiều học sinh không theo kịp chương trình ngày càng có nhiều học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Theo quan điểm cá nhân tôi, việc học sinh không theo kịp chương trình, giáo viên dạy không đảm bảo cả lớp tiếp thu hay học sinh ngày càng quá tải, có nhiều học sinh yếu ,… không phải do chương trình “nặng” hay sách giáo khoa “nặng” mà do nguyên nhân chính là do sĩ số học sinh trên lớp quá đông.
Thực tế, nếu bây giờ chương trình có “nhẹ” cỡ nào đi chăng nữa mà sĩ số mỗi lớp quá đông như hiện nay thì học sinh vẫn không thể tiếp thu đều, phát triển toàn diện được, thậm chí phản tác dụng.
Trong một lớp quá đông, giáo viên không thể triển khai các phương pháp, cách thức dạy học hiệu quả, cũng không thể kèm cặp, quản lý sự phát triển kiến thức, nhận thức của từng học sinh nên khi dạy sẽ có nhiều em không theo kịp chương trình.
Vì sĩ số quá đông nên giáo viên để đảm bảo chương trình đành bỏ mặc học sinh còn yếu, không theo kịp chương trình mà tiếp tục dạy.
(Ảnh chỉ mang tính minh hoạ: Lã Tiến)
Học sinh yếu, tiếp thu chậm sẽ tiếp tục không theo kịp bài trước, đương nhiên sẽ không học được những bài tiếp theo, thì các em sẽ trở thành những học sinh ngồi nhầm lớp , vì lý do thành tích các em đó lại bị “lùa” lên các lớp cao hơn.
Vòng luẩn quẩn dạy, học sinh học yếu bị bỏ rơi, vì thành tích “lùa” lên lớp cứ tiếp diễn nên hiện nay chất lượng “ảo” thì tăng, chất lượng “thật” lại giảm.
Hiện nay, mặc dù có nhiều ý kiến chương trình, sách giáo khoa nặng nhưng tôi tin chắc rằng, khi cuối năm báo cáo thì chất lượng rất cao, chương trình thành công, có ai trong nghề mới biết đó là các báo cáo “láo”, trong số học sinh lên lớp đó có nhiều em không theo kịp chương trình, không đạt chuẩn năng lực, phẩm chất nhưng vẫn lên lớp 100%, thậm chí kết quả cao, rồi khi lên lớp các em sẽ học như thế nào khi kiến thức lớp 1 (chủ yếu đọc, viết) mà các em chưa đạt.
Tại sao hiện nay không chỉ lớp 1, 2 mà thậm chí có cả lớp 6, 7 vẫn có học sinh không đọc được, không viết được. Vì đâu ra nông nỗi này? Trách nhiệm của ai?
Người viết cho rằng chính là do sĩ số đông, chạy theo thành tích là nguyên nhân chính gây quá tải cho chương trình mới, sách giáo khoa mới chứ không phải do chương trình mới “nặng” là vì thực chất hiện nay chương trình là pháp lệnh, còn sách giáo khoa, các tài liệu khác chỉ là tài liệu tham khảo.
Chuẩn đầu ra của chương trình hiện nay so với chương trình mới cũng không khác là bao. Nếu đãm bảo được sĩ số hợp lý, thì các giáo viên, tổ chuyên môn có thể xây dựng lại phân phối chương trình phù hợp với trình độ học sinh, lớp ít học sinh thì chương trình nào giáo viên cũng có thể đảm bảo.
Kết hợp với quy định chuẩn đầu ra cho từng phần cụ thể, ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đánh giá một cách thiết thực thì việc học sinh đạt chuẩn năng lực và phẩm chất trong chương trình mới là điều không quá khó.
Tất nhiên vẫn sẽ có học sinh yếu , kém nhưng con số yếu này là có thể chấp nhận được.
Không thể chấp nhận được việc tốn rất nhiều tiền để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nhưng kết quả lại thấp hơn khi thực hiện chương trình cũ. Hay báo cáo thì cao, hoành tráng nhưng thực chất lại đi ngược lại, nhiều học sinh ngồi nhầm lớp hơn.
Một số giải pháp cấp bách hiện nay
Để thực hiện được việc giảm sĩ số học sinh trên lớp phải xem đó là nhiệm vụ hàng đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Theo tôi có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất: Giảm sĩ số là nhiệm vụ chính trị chấm dứt việc các đơn vị vượt số học sinh mỗi lớp theo quy định, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân sai phạm quy định về sĩ số.
Tại thông tư điều lệ trường tiểu học vừa mới ban hành thì ở bậc tiểu học số lượng học sinh trên lớp tối đa 35 học sinh.
Còn tại bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông tối đa 45 học sinh.
Sĩ số theo quy định tại các thông tư điều lệ trường học trên theo tôi vẫn còn khá cao. Theo tôi, ở lớp 1,2 rất cần sự kèm cặp, uốn nắn, giáo dục các em thì tối đa không nên quá 30 học sinh, các khối lớp còn lại không quá 35 học sinh kể cả ở bậc phổ thông.
Nhưng hiện nay, có rất nhiều nơi không đảm bảo sĩ số, có lớp trên 45 thậm chí trên 50 học sinh mỗi lớp. Nếu vẫn giữ sĩ số như hiện nay, việc dạy học tích cực theo chương trình mới sẽ rất khó thực hiện, thậm chí sẽ thất bại. Cho dù có giảm tải bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn không thể thực hiện được.
Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng trường lớp, đảm bảo nghiêm sĩ số học sinh trên lớp học để việc thực hiện chương trình mới trong thời gian tới thành công.
Hạn chế các công trình không cần thiết, tránh lãng phí để dành mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phòng học trong công cuộc đổi mới toàn diện phía trước.
Hiện nay còn nhiều nơi chưa đảm bảo cơ sở vật chất, phòng học cho việc dạy học 2 buổi/ngày cho chương trình mới.
Thứ ba, tiếp tục mở rộng trường tư, trường ngoài công lập để giảm áp lực trường công, giảm áp lực ngân sách.
Muốn giáo dục thành công, cạnh tranh công bằng, giảm áp lực ngân sách đó chính là sự phát triển mạnh mẽ công bằng của hệ thống trường ngoài ngân sách, giảm áp lực quá tải cho trường công, áp lực lên nguồn ngân sách của nhà nước và tạo cuộc cạnh tranh công bằng, lành mạnh cùng phát triển một cách thiết thực.
Cuối cùng là giải tỏa áp lực thành tích cho giáo viên, hãy chấp nhận một trường có một vài học sinh yếu kém, đừng vì áp lực thành tích mà “lùa” các em học sinh lên lớp, để ngày càng có nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.
Học lớp 1, không chỉ con mà cha mẹ cũng căng thẳng
Tôi nhớ ngày xưa khi đi học lớp 1, chúng tôi được cô giáo dạy cách cầm bút, học và tập tô các nét chữ như nét ngang, nét thẳng, nét móc, nét xiên... Sau đó thì tập viết các nét cho thuần thục rồi mới đến giai đoạn học chữ.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phan Đình Phùng (quận 3, TP.HCM) học mỹ thuật theo chương trình mới. Phụ huynh cho rằng lớp 1 nên tăng cường những môn ngoại khóa để học sinh rèn kỹ năng - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Trong khi đó, con tôi năm nay vào học lớp 1 cháu đã được cô giáo dạy đọc âm a, dạy viết chữ a ngay trong ngày đầu tiên bước vào năm học mới. Những ngày tiếp theo thì cứ mỗi ngày học hai âm, từ hai âm ráp lại với các âm khác thành tiếng rồi miệt mài đọc, viết như thế.
Con gái tôi phát hoảng. Vợ chồng tôi cũng phát hoảng vì chương trình lớp 1 được dạy quá nhanh so với khả năng tiếp thu của trẻ 6 tuổi vừa mới rời trường mầm non được mấy tháng.
Chương trình học dồn dập khiến con tôi quên trước quên sau. Cháu liên tục bị cô giáo phê bình là "viết quá chậm", "đọc quá chậm", "viết chữ quá xấu", "viết sai ô li"...
Không những thế, cô còn gọi điện yêu cầu tôi phải cho bé rèn đọc và viết thật nhiều ở nhà vì con tôi nằm trong nhóm "học sinh yếu của lớp". Nếu như bài tập về nhà của các học sinh khác là viết 10 dòng thì nhóm học sinh yếu của con tôi phải viết 1 - 2 trang vở.
Ai cũng biết trẻ 6 tuổi rất khó tập trung được lâu, cách đây hai tháng ở trường mầm non các bé được vừa học vừa chơi. Nay vào lớp 1 đã học suốt từ sáng đến chiều ở trường, tối về tắm rửa, ăn cơm xong lại tiếp tục ngồi vào bàn học gò chữ suốt mấy tiếng thì làm sao chịu nổi? Chưa kể, tay các bé 6 tuổi còn yếu lại không được tập tô, đồ các con chữ mà bắt viết chữ ngay thì làm sao có thể viết đúng, viết đẹp như yêu cầu được?
Vậy mà hôm sau bé mang vở lên lớp là cô lấy bút đỏ gạch chi chít vào những nét bé viết chưa đúng chiều rộng hoặc chiều cao đồng thời phê vào lề cuốn vở: "Nhờ ba mẹ hướng dẫn bé viết cho đúng cỡ chữ". Trời ơi! Không chỉ con tôi căng thẳng mà tôi cũng căng thẳng!
Hậu quả của sự căng thẳng ấy là gia đình như một chiến trận vào các buổi tối: mẹ thì sốt ruột la mắng, quát tháo, còn con sụt sùi nước mắt ngắn dài, bảo: "Con không học lớp 1 nữa đâu. Mẹ cho con về lại trường mầm non đi". Và cứ mỗi lần con viết sai là tôi phải phụ con gôm hết các nét đã viết để viết lại.
Có bữa 22h30 mà con vẫn chưa viết xong. Ông xã tôi xót con yêu cầu phải cho bé đi ngủ: "Đường học còn dài, cứ ép con học kiểu này rồi bé đổ bệnh mất".
Nhưng ngày hôm sau con tôi đi học về mắt ngân ngấn nước kể rằng bé bị cô la: "Đã kém mà còn lười. Tại sao cô cho bài về nhà mà không viết hết trang?". Đã vậy con tôi còn hoảng sợ hơn khi thấy nhiều bạn trong lớp viết chữ rất đẹp, viết đúng ô li và đọc bài ro ro chứ không vấp váp như con tôi. Hỏi chuyện mới biết các bé ấy được ba mẹ cho đi học chữ từ hồi mới 4 tuổi.
Chủ nhật tuần rồi đi họp phụ huynh, tôi có xin nói chuyện riêng với cô giáo để thưa với cô là con tôi không được đi học chữ trước như các bạn nên hơi chậm. Ngay lập tức cô giảng cho tôi một bài về những sai lầm của phụ huynh khi để con mang "cái đầu trắng" vào lớp 1.
Tôi nói rằng trên các phương tiện truyền thông, các cán bộ quản lý ngành giáo dục khuyên phụ huynh không nên cho con đi học chữ trước cơ mà. Cô thì bảo: "Đó là họ nói lý thuyết thôi, chứ thực tế mà bé không học chữ trước thì sẽ rất đuối, rất khó theo kịp chương trình".
Thu Thủy (TP.HCM)
Chương trình "đi" quá nhanh
Chỉ sau một tuần con trai út vào lớp 1, bao nhiêu háo hức ban đầu của gia đình đều tan biến theo những bài học môn tiếng Việt của con. Chương trình "đi" quá nhanh, trẻ chưa kịp ghi nhớ chữ này đã phải học sang chữ khác, chưa kịp viết đúng được chữ này đã phải học viết sang chữ khác. Chương trình như thế thành ra nặng nề đối với học sinh.
Đã vậy, cô giáo còn tạo thêm áp lực khi liên tục chê bai học sinh. Con tôi về nhà kể là cô thường xuyên nói các câu như: "Cái lớp này kém quá, nói đi nói lại mà vẫn không nhớ", "Cái lớp này viết chữ xấu quá, về nhà rèn chữ cho cô"... Riêng con tôi hay bị cô nhận xét "Chữ viết như gà cục tác", "Dở quá vậy, có nhiêu đó thôi mà không đọc được"... khiến cháu rất tự ti.
Tôi gọi điện xin gặp cô giáo để tâm sự, không ngờ cô nói luôn: "Cô cũng đang định gọi cho mẹ đây. Bé nhà mình học yếu quá, không theo được chương trình. Trong khi các bạn đọc bài rất trơn tru rồi mà bé nhà mình vẫn chưa phân biệt được chữ h với chữ n". Gặp cô, tôi có trình bày rằng con tôi không học chữ trước nên hơi chậm, thời gian đầu hơi vấp váp một tí, mong cô giúp đỡ cháu.
Bé lớn nhà tôi ngày trước cũng không học chữ, thời gian đầu năm học có hơi khó khăn nhưng hết học kỳ 1 năm lớp 1 là bé đọc được, viết được. Không ngờ cô nhận xét: "Không học trước thì đuối là phải rồi. Chương trình mới nặng lắm chứ có phải như chương trình cũ đâu".
Vũ Huỳnh Nga (TP.HCM)
Nhóm "vừa chậm vừa yếu"
Ngày họp phụ huynh đầu năm, cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi đọc tên hơn 10 học sinh thuộc diện "vừa chậm, vừa yếu". Cô bảo nhiều học sinh trong nhóm này còn chưa biết cách cầm bút, trong khi các học sinh khác trong lớp đã đọc thông, viết thạo hết rồi.
Cô yêu cầu phụ huynh phải cùng con học chương trình lớp 1, rèn cho con cách cầm bút, cách viết đúng ô li... Chúng tôi rất ngạc nhiên. Hỏi chuyện mới vỡ lẽ nhóm học sinh "vừa chậm, vừa yếu" đều chưa được học chữ trước khi vào lớp 1.
Nguyễn Thị Thúy (phụ huynh học sinh lớp 1 ở TP.HCM)
Lớp 1 ở nhiều nước "chơi" là chính
Học sinh lớp 1 ở Đức tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất - Ảnh: Getty Images
Theo The Guardian, trẻ em Phần Lan thường không học làm toán, đọc chữ trước khi vào lớp 1. Tuổi vào tiểu học cũng trễ hơn nhiều nước một năm, bởi các chuyên gia tin rằng trẻ dưới 7 tuổi chưa thích hợp học tập.
Ngày học của trẻ em lớp 1 Phần Lan thường dài 4 tiếng, từ 9h - 14h. Mỗi 45 phút học, trẻ được nghỉ 15 phút. Thay vì vào ngay các bài toán đếm, học sinh được chú trọng các hoạt động vui chơi, thể chất, sáng tạo. Tại trường trẻ không được xếp hạng ở tiểu học, trong khi hiếm khi được giao bài tập về nhà.
Trẻ em trường mẫu giáo ở Đức không được dạy đọc và viết đến khi trẻ 6 tuổi. Giáo viên hay phụ huynh đều không thúc ép con mình phải biết chữ trước khi vào tiểu học. Học sinh lớp 1 không bị ép học nặng: các trường chỉ dành nửa ngày dạy học nhưng cho đến 2 lần ra chơi.
Bên cạnh việc học chữ, số, trẻ được giáo dục các bài học cơ bản về cách sống như ứng xử với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và được rèn luyện sự tự tin thông qua các hoạt động như thảo luận, phản biện, phát biểu trước mọi người.
TRỌNG NHÂN
Triển khai chương trình lớp 1 mới: Vẫn nỗi lo quá tải Chỉ còn ít ngày nữa là tới Lễ khai giảng năm học mới, nhưng mối quan tâm lớn nhất hiện nay là việc quá tải sĩ số học sinh/lớp khi bắt tay vào triển khai chương trình và SGK lớp 1 mới. Học sinh lớp 1, trường Tiểu học thực nghiệm (Hà Nội). Ảnh: Phạm Quang Vinh. Có giảm sĩ số được không?...