Lính Mỹ bị thương, tay không hạ 2 lính al-Qaeda trước khi chết
Sau 14 năm, mới đây một đoạn video do máy bay không người lái quay lại được phân tích với phần mềm kỹ thuật cao cho thấy một lính Mỹ bị đồng đội bỏ lại vì tưởng đã chết, đã tỉnh lại và dùng tay không tiêu diệt hai tay súng al-Qaeda trước khi bị bắn chết ở Afghanistan hồi năm 2002.
Trung sĩ John Chapman – Ảnh: Không lực Mỹ
Người lính này là quân nhân vô tuyến điện thuộc Không lực Mỹ, trung sĩ John Chapman (36 tuổi, nguyên là một vận động viên, quê ở bang Connecticut) ngày 4.3.2002 tháp tùng một nhóm đặc nhiệm hải quân SEAL Team 6 đi săn lùng Bin Laden, theo báo New York Times ngày 28.8.
Khi đó Mỹ và liên quân tiến hành cuộc tấn công vào Afghanistan nhằm tiêu diệt cả al-Qaeda lẫn Taliban để trả đũa vụ khủng bố 11.9.2001 do al-Qaeda gây ra trên đất Mỹ.
Do “vồ hụt” Bin Laden trước đó, lực lượng Mỹ nôn nóng săn lùng Bin Laden và được tin y đang trú ẩn ở vùng núi Takur Ghar cao hơn 3.000 m phía đông nam Afghanistan, giáp biên giới Pakistan.
Rạng sáng 4.3.2002, Chapman và một nhóm đặc nhiệm SEAL Team 6 trên trực thăng của Không lực Mỹ bay tại khu vực nói trên, và tìm kiếm hạ sĩ nhất Neil Roberts của SEAL vừa rơi khỏi máy bay khi trúng 1 quả đạn RPG của quân địch bắn lên.
Nhóm đặc nhiệm Mỹ được lệnh đổ bộ xuống khu vực núi này, lập 1 điểm quan sát. Không may nơi họ xuống lại đầy quân Al Qaeda và Taliban. Sau cuộc đụng độ dữ dội, chỉ huy của SEAL là Britt Slabinski ra lệnh rút lui. Chapman khi đó bị thương, ở phía sau Slabinski và nằm dài trên tuyết. Nghĩ Chapman đã chết, chỉ huy Slabinski hối lính của mình rút lui, bỏ lại Chapman.
Chapman (thứ tư từ phải sang, quỳ gối) chụp ảnh chung với các tay súng Mỹ và Afghanistan
Cảnh trong clip cho thấy Chapman chiến đấu chống lại quân Taliban và al-Qaeda bằng tay không trước khi bị bắn chết
Gần đây, Không lực Mỹ khi sử dụng phần mềm mới để phân tích hình ảnh quay lại cuộc chiến từ một UAV Predator của CIA bay trên khu vực khi đó, và phát hiện Chapman vẫn chưa chết, chỉ bị thương và đã chiến đấu bằng tay không với quân al-Qaeda. Hình ảnh quay lại cho thấy Chapman đã dùng tay không tiêu diệt hai tay súng al-Qaeda trước khi bị các tay súng khác bắn chết.
Video đang HOT
Từ những chứng cứ mới này, Không lực Mỹ đề nghị truy tặng Huân chương Danh dự cho Chapman. Việc này phải được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn.
Và chứng cứ mới này cũng gây ra tranh cãi cho 3 quân chủng Mỹ là SEAL, biệt động và Không quân, cùng tham gia trận đánh ngày 4.3.2002. Tranh cãi ở đây là vì sao SEAL lại bỏ rơi Chapman trái với truyền thống xưa nay là không bỏ rơi đồng đội. Tuy vậy có ý kiến cho rằng điều đó nói thì dễ hơn là làm, nhất là trong hoàn cảnh máu lửa như trong cuộc chiến ngày hôm đó.
Các thông tin mới đã chỉ ra rằng khi Slabinski tin rằng Chapman đã chết, thực ra người lính truyền tin này rất có thể chỉ bị một cú đánh làm bất tỉnh. Phát hiện này được hỗ trợ từ kết quả khám nghiệm tử thi Chapman thu hồi sau đó khi lính biệt động đổ đến giải cứu nhóm SEAL, cho thấy có một vết bầm trên trán của anh ta.
Theo Không lực Mỹ, sau khi tỉnh lại một giờ sau, Chapman đã chiến đấu dũng cảm bằng tay không với quân al-Qaeda bao vây và chết sau đó. Khi nhóm SEAL rút lui lên một đỉnh núi, một trực thăng Chinook chở lính biệt động Mỹ đến nơi giải cứu họ. Chapman lúc đó đã cố gắng ngăn cản hoả lực của quân al-Qaeda và Taliban nhắm vào lính biệt động đang đến và bị trúng đạn súng máy tử thương sau khi hạ 2 lính al-Qaeda bằng tay không.
Trong trận đánh ác liệt ngày hôm đó, tổng cộng 7 lính Mỹ tử trận.
Chiếc trực thăng Chinook này chở lính biệt động đến giải cứu nhóm đặc nhiệm SEAL và đến nơi ngay lúc Chapman vừa tử trận khi cản hoả lực của quân địch bắn về phía lính biệt động – Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal hôm 27.8 nói rằng ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng để vận động truy phong Huân chương Danh dự cho Chapman, đó là huân chương cao quý nhất của quân đội.
“Trung sĩ Chapman chết như một anh hùng khi chiến đấu cho đất nước. Chúng ta có lẽ không bao giờ biết chính xác những gì xảy ra trong những giờ phút cuối cùng của trận chiến đó, nhưng không còn nghi ngờ khi trung sĩ Chapman đã chết như một anh hùng”, thượng nghị sĩ Blumenthal phát biểu, theo The Hartford Courant.
Trung sĩ Không quân John Chapman – Ảnh: Không lực Mỹ
Chapman gia nhập Không quân năm 1985 và sau đó là làm trong bộ phận máy tính kiểm soát chiến đấu không đoàn chiến dịch đặc biệt số 24 ở bang North Carolina, nơi anh ta sống cùng vợ Valerie và 2 con gái Madison và Brianna.
Chapman trước đó được truy tặng huân chương chữ thập của Không quân, huân chương cao quý thứ nhì với một lính không quân.
Theo Thanh Niên
Cuộc mật đàm lập đế chế Hồi giáo của thủ lĩnh IS
Cuộc họp 5 ngày tại Syria giữa tên trùm Baghdadi và các thủ lĩnh phiến quân Hồi giáo thân al-Qaeda đã cho ra đời tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng khét tiếng.
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: BBC.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Slate, Abu Ahmad, cựu thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kể lại cuộc họp bí mật giữa thủ lĩnh tối cao Abu Bakr al-Baghdadi cùng chỉ huy các nhóm phiến quân tại Syria, quyết định sự ra đời của tổ chức Hồi giáo cực đoan khét tiếng đã làm lu mờ cả phiến quân al-Qaeda.
Amad sinh ra tại một thị trấn phía bắc Syria trong một gia đình người Sunni bảo thủ. Khi các phong trào nổi dậy nổ ra vào tháng 3/2011, Ahmad, lúc đó chỉ là một sinh viên, đã tham gia vào những cuộc biểu tình chống Tổng thống Bashar al-Assad ngay từ những ngày đầu tiên.
Đến khi cuộc nổi dậy biến thành nội chiến vào năm 2012, Ahmad quyết định gia nhập một nhóm phiến quân gồm chủ yếu là người Syria và một số chiến binh nước ngoài đến từ châu Âu và Trung Á.
Đầu tháng 4/2013, Ahmad nhìn thấy một chiếc xe màu nâu sẫm dừng lại phía trước trụ sở của Majlis Shura al-Mujahideen (MSM), một nhóm phiến quân Syria do Abu al-Atheer chỉ huy, tại thị trấn Kafr Hamra, bắc Syria.
Chiếc xe không có đặc điểm gì nổi bật, cộng với an ninh không được tăng cường khiến Ahmad không mấy để tâm đến 4 người đàn ông, trong đó có một người đội mũ trùm đầu và để râu dài ngồi trong xe. Nhưng sau khi 4 người này ra khỏi xe và đi vào trụ sở, một người bạn của Ahmad lại gần và cho biết anh ta vừa nhìn thấy Abu Bakr Al-Baghdadi, chỉ huy nổi tiếng nhất của phiến quân ở Iraq.
Từ năm 2010, Baghdadi đã là "lãnh đạo" của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq (ISI), một tổ chức thân al-Qaeda ở quốc gia này. Trong năm 2011, Baghdadi cử Abu Muhammad al-Jolani làm đại diện đến Syria lập nên "mặt trận Nusra" để bắt đầu cuộc chiến ở quốc gia này.
Đến đầu năm 2013, ISI và Nusra vẫn hợp tác cùng nhau. Nhưng Baghdadi không hài lòng và muốn liên kết những người Iraq theo al-Qaeda và những thành viên người Syria để hình thành một mạng lưới trải dài trên cả hai nước, đặt dưới sự lãnh đạo của mình. Vì vậy Baghdadi đã thân chinh sang Syria để thuyết phục các chỉ huy phiến quân tại đây.
Trong suốt 5 ngày, bên trong trụ sở của MSM, Baghdadi bàn bạc với một nhóm chỉ huy phiến quân chủ chốt ở Syria. Tất cả tập trung trong một căn phòng, ngồi trên nệm, và được phục vụ các món ăn như gà quay hoặc nướng, khoai tây chiên, trà, và đồ uống ướp lạnh. Ahmad cho biết Baghdadi thường uống Pepsi hoặc Mirinda.
Các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh: Guardian
Sau vài buổi thảo luận, ngày 8/4/2013, Baghdadi tuyên bố tổ chức của y đã mở rộng sang Syria, tất cả các nhóm jihad ở đó, bao gồm Nusra, phải chịu sự kiểm soát của tổ chức này.
Tuy nhiên, tham vọng thâu tóm quyền lực của al-Baghdadi vấp một trở ngại lớn. Tại cuộc họp, các chỉ huy phiến quân tại Syria cho biết họ đã tuyên thệ trung thành với thủ lĩnh Ayman al-Zawahiri của al-Qaeda.
Để trấn an, Baghdadi đã nói dối rằng mình đang hành động theo mệnh lệnh của al-Zawahiri. Dù tỏ ra nghi ngờ tuyên bố này, các chỉ huy phiến quân Syria không thể làm trái lời y. Nếu Baghdadi hành động theo chỉ đạo của al-Zawahiri, họ phải tuân lệnh. Ngược lại, việc thâu tóm Nusra và các nhóm khác của Baghdadi là hành động tạo phản, sẽ gây chia rẽ và xung đột trong nội bộ al-Qaeda.
Cuối cùng, các chỉ huy phiến quân này đồng ý theo Baghdadi nếu tổ chức mới hợp tác đầy đủ với Nusra và Ahrar al-Sham, một nhóm Hồi giáo cực đoan khác tại Syria.
Tiếp đó, Baghdadi tuyên bố ý định thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria, bởi người Hồi giáo cần thiết phải có một vùng đất riêng để "làm việc và chinh phục thế giới".
Nhưng một số người tham gia cuộc họp đã phản đối kịch liệt và cho rằng al-Qaeda lâu nay không công khai kiểm soát bất cứ vùng đất nào, và việc thành lập một "nhà nước" công khai sẽ làm cho kẻ thù dễ dàng tìm kiếm và tấn công họ.
Baghdadi lại đưa ra lập luận để thuyết phục họ rằng một "nhà nước" sẽ là ngôi nhà cho người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới. Vì al-Qaeda luôn trốn trong bóng tối, nên rất khó khăn đối với người Hồi giáo bình thường có thể tham gia. Nhưng một "nhà nước Hồi giáo" công khai được thành lập, chúng có thể thu hút hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người đi theo.
Tiếp đó, từng chỉ huy của các nhóm phiến quân tại Syria đứng trước Baghdadi và tuyên thệ trung thành. Vài ngày sau, các tay chân của những chỉ huy trên cũng hành động tương tự. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra đời và hoành hành trên mảnh đất Iraq, Syria và dần mở rộng ra các miền đất khác từ đó tới nay.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Triều Tiên dọa bắn thiết bị chiếu sáng của lính Mỹ và Hàn Quốc Triều Tiên cáo buộc lính Mỹ và Hàn Quốc "cố tình khiêu khích" bằng cách chiếu đèn vào vị trí gác của binh sĩ nước này tại làng Panmunjom kể từ tối 26/8. Lính Triều Tiên (phía sau) quan sát khi lính Hàn Quốc và Mỹ đứng gác tại làng Panmunjom năm 2014. Ảnh: AP "Đèn chiếu về hướng quân đội Triều Tiên...