Linh hoạt chuyển đổi hình thức dạy, học
Triển khai dạy học trực tiếp cho nhiều cấp học từ ngày 21/2, đến nay, nhiều cơ sở giáo dục tại thành phố Đà Nẵng đang khắc phục mọi khó khăn để chuyển đổi linh hoạt phương thức dạy học phù hợp.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên và học sinh nhiễm Covid-19 tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học.
Nhiều trò chơi được giáo viên Trường mầm non Bình Minh (quận Hải Châu) tổ chức cho trẻ em.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, sau hai tuần triển khai dạy học trực tiếp, sĩ số học sinh đến lớp ở cấp tiểu học khoảng 41%, khối trung học cơ sở khoảng 65%, còn lại học trực tuyến.
Ghi nhận tại một số trường ở quận Hải Châu, ngày 2/3, học sinh đến trường được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp và yêu cầu tuân thủ 5K, rửa tay sát khuẩn. Nhiều trường và nhiều khối lớp dạy song song cả trực tiếp tại lớp và trực tuyến. Sĩ số học sinh đi học trực tiếp thay đổi từng ngày.
Khối mầm non ở quận Hải Châu đi học trực tiếp từ ngày 1/3 nhưng hiện tại, nhiều giáo viên là F0 nên không đủ nhân lực để dạy. Phần lớn các trường mầm non có số học sinh đi học ít, trường cao nhất cũng chỉ ở mức 20% tổng số trẻ toàn trường. Ngày thứ hai dạy trực tiếp, Trường mầm non Bình Minh (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) có 83 học sinh đến trường. Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Thư Trâm nói “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Hiện 100% giáo viên của trường đã tiêm ba mũi vắc-xin phòng Covid-19. Các giáo viên được nhân viên y tế phường tập huấn, hướng dẫn các bước xử lý nếu có học sinh nhiễm Covid-19. Xác định học sinh sẽ đi học trực tiếp rất ít nhưng chúng tôi mong phụ huynh yên tâm”.
Bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu cho biết: Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số lượng F0, F1 không chỉ trong học sinh mà cả giáo viên rất nhiều. Mặc dù đã rất linh động nhưng nhiều trường vẫn lúng túng khi lập thời khóa biểu. Có lớp vừa chia tiết cho giáo viên thì ngay sáng sớm giáo viên báo cáo nhiễm Covid-19, nên không kịp điều người dạy thay. “Đến hôm nay, toàn quận có 10/20 trường tiểu học và 3/11 trường trung học cơ sở chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến. Các trường còn lại dạy song song trực tiếp và trực tuyến. Riêng với khối mầm non, toàn quận tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 1/3 và trong ngày đầu tiên chỉ được 14% tổng số trẻ mầm non đi học”, bà Hà chia sẻ.
Tại quận Thanh Khê, Sơn Trà,… tình hình dạy học trực tiếp hiện rất khó khăn, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp tiếp tục giảm. Hầu hết các giáo viên phải nỗ lực dạy học trực tiếp và trực tuyến. Hiện các nhà trường xây dựng kế hoạch và yêu cầu giáo viên thường xuyên bù đắp kiến thức cho học sinh trước khi giảng bài mới để các em không bị hổng kiến thức khi vừa phải học trực tiếp kết hợp với trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh phức tạp. Khi nhiều giáo viên là F0, thì các giáo viên còn lại đều chủ động linh hoạt, sẵn sàng nhận dạy thay cho đồng nghiệp, bảo đảm chương trình dạy học thông suốt cho học sinh trong thời điểm này.
Video đang HOT
Trước tình hình khó khăn của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức dạy học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến đề nghị các đơn vị, địa phương nhận định, đánh giá đúng tình hình Covid-19, từ đó triển khai kế hoạch phòng, chống phù hợp. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Lê Thị Bích Thuận, hiện nay tỷ lệ học sinh bậc tiểu học và mầm non đi học trực tiếp đang ở mức thấp và giảm do dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Số học sinh và giáo viên dương tính nhiều nên các trường gặp khó khăn trong công tác giảng dạy, một số cơ sở phải chuyển sang vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo theo dõi sát tình hình dịch bệnh tại các trường để kịp thời thông tin cho lãnh đạo các quận, huyện có chỉ đạo linh hoạt trong chuyển đổi hình thức dạy học. Trước mắt, các trường mầm non tiếp tục kế hoạch cho các em đến trường. Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, ngành giáo dục sẽ lắng nghe ý kiến của phụ huynh để tiếp tục quyết định hình thức dạy và học phù hợp.
Chỉ 1 học sinh đến lớp, dạy trực tiếp để làm gì?
Tỷ lệ học sinh diện F0, F1 khá lớn, thậm chí chiếm đa số trong lớp, song nhiều trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp như bình thường. Điều này đang gây tranh cãi.
Theo nhiều chuyên gia, việc yêu cầu cả lớp, thậm chí cả trường nghỉ học khi vừa phát hiện một vài ca F0 là cách làm cực đoan. Song ngược lại, quyết tâm tổ chức dạy học trực tiếp bằng mọi giá dù số học sinh đủ điều kiện đến lớp chỉ là số rất nhỏ là cứng nhắc.
Thực tế, hiện cũng có nhiều cơ sở giáo dục đang thực hiện theo phương châm dù lớp chỉ còn vài học sinh, thậm chí còn 1 học sinh vẫn học trực tiếp bình thường.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói nếu tư duy chỉ một hoặc một vài học sinh đến lớp vẫn phải dạy trực tiếp thì quá cứng nhắc. Trường học này đã có 428 em là F0 và 459 học sinh thuộc diện F1, một số giáo viên cũng đang phải cách ly do mắc Covid-19.
Nhiều lớp có trên 22 học sinh vào diện F0 và F1, trong khi sĩ số là 35.
"Ngay khi xây dựng kịch bản học sinh đến trường, chúng tôi đã dự tính những tình huống nếu rất nhiều học sinh trong lớp là F0, F1 thì sẽ xử lý ra sao, cũng như tính đến việc còn bao nhiêu học sinh âm tính một lớp thì có thể dạy học trực tiếp. Nếu một lớp 40 em, nhưng chỉ còn vài em có thể đến lớp thì không khí lớp học cũng bị chùng xuống. Việc tổ chức dạy học trực tiếp nhằm mục đích để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi nhiều hơn với thầy cô, bạn bè, nhưng khi chỉ còn vài em học trực tiếp thì không còn thực sự hiệu quả", bà Dương cho hay.
Vì vậy, theo bà Dương việc quyết định học trực tiếp hay trực tuyến với từng lớp học cần sự linh hoạt, ứng biến phù hợp của lãnh đạo các nhà trường. Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ hình thức nào, thì chủ thể là học trò cũng cần được quan tâm, chăm sóc đầu tiên.
"Thực tế chỉ vài học sinh đi học thì không khí lớp học cũng chùng xuống. Trên lớp chỉ vài cô trò với nhau qua lớp khẩu trang bịt kín thì cũng bí bách", bà Dương nói.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ nếu chỉ vài học sinh, thậm chí chỉ 1 học sinh đi học mà vẫn tổ chức dạy học trực tiếp thì sẽ rất khổ cho giáo viên.
"Chưa kể trường nào giờ cũng một loạt giáo viên F0, F1. Nếu quá máy móc duy trì dạy học trực tiếp thì có thể nói các trường như đánh vật, giáo viên vất vả hơn, nhưng khó mang lại hiệu quả như mong muốn", vị này nói.
Giờ học trực tiếp môn Hoá tại một trường THPT ở Hà Nội. Ảnh: Lê Thống Nhất.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho hay, hiện trường cũng có hơn 200 học sinh F0, hơn 600 học sinh là F1; 22 lớp có trên 50% học sinh trong diện F0, F1.
Do đó, việc tổ chức dạy học cũng rất vất vả.
"Chúng tôi phải cân đối khả năng phòng chống dịch, quyền đi học của học sinh, lực lượng giáo viên,...
Trường tôi quy định lớp nào có trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến. Bởi giờ còn không đủ giáo viên đứng lớp. Tôi vừa đi kiểm tra, thì hiện có một lớp đang ngồi trống, không có ai dạy thay", bà Nhiếp nói.
"Cứ thử hình dung như mỗi lớp trường tôi sĩ số 50 em, khi 49 em đã phải học trực tuyến thì tại sao phải cố quá để tổ chức dạy trực tiếp một cách máy móc. Chỉ vài học sinh trên lớp thì cái không khí học nó cũng rệu rã.
Tinh thần quyết tâm đến trường là đúng, tuy nhiên, tôi nghĩ cần căn cứ vào thực tế để phù hợp với từng nhà trường. Để làm được vậy, trường phải dư thừa lực lượng. Nhưng như trường tôi hiện nay, để duy trì việc đủ người dạy đã khó khăn lắm rồi. Hiện giáo viên của chúng tôi là F0, F1 nhưng nếu đến giờ vẫn phải dạy trực tuyến để đảm bảo đủ người".
Trong trường hợp nhiều học sinh phải học trực tuyến ở nhà, chỉ một vài học trực tiếp trên lớp, bà Nhiếp cho rằng việc linh hoạt chuyển tất cả sang học trực tuyến vẫn hoàn toàn phù hợp, đảm bảo chất lượng. Việc này vẫn hơn là số đông theo diễn tiến lớp học trực tiếp thông qua camera.
"Bởi như thế vừa có không khí chung mà giáo viên cũng tập trung hơn vào chuẩn bị, thiết kế bài dạy theo hình thức trực tuyến.
Còn nếu khi vừa phải dạy trực tiếp trên lớp cho nhóm học sinh, vừa dạy trực tuyến cho phần đa học sinh ở nhà thì giáo viên khi đó phải tính đến cả phương án thiết kế làm sao để không bỏ rơi một trong hai nhóm đối tượng. Vì thế mà sẽ vất vả hơn nhiều. Chưa kể vào lớp còn mất thời gian ổn định trên lớp lẫn kết nối số trực tuyến.
Đã có trường hợp giáo viên vì ngại dạy cả trực tiếp cả trực tuyến đã nâng số lượng học sinh F1 lên khi báo cáo để chuyển sang trực tuyến 100%. Tuy nhiên, nhưng khi phụ huynh phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu giáo viên phải đảm bảo số liệu chính xác", bà Nhiếp nói.
Một chuyên gia giáo dục cũng trăn trở: "Các quy tắc phục vụ số đông gần như đã không còn hiệu lực trong các trường học trong thời gian gần đây. Khi số ít đến trường, số đông ở nhà, vậy bài giảng nên được thiết kế chính cho số học on hay cho số học off?"
Cả nước có 7 tỉnh dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh mầm non, phổ thông Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình tổ chức dạy học tại các địa phương, tính đến ngày 15/1/2022, cả nước có 7 tỉnh dạy học trực tiếp cho học sinh tất cả các cấp học mầm non, phổ thông, gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Thái Bình và Hà Nam. Tại...