Linh chi loại ‘nấm trường sinh’ nhưng cần lưu ý gì khi sử dụng?
Linh chi được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm qua, được mệnh danh là loại ‘nấm trường sinh’ và thường được coi là biểu tượng của sức khỏe và tuổi thọ.
Tuy vậy, khi sử dụng cần lưu ý gì để đạt lợi ích sức khỏe tối đa?
Tác dụng của linh chi
Theo các tài liệu Đông y, linh chi có tới 6 loại tím, đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, vị ngọt, tính bình, không có độc, quy kinh tâm, phế, tỳ, thận.
Linh chi có các tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu đàm, lợi niệu, ích thận, chủ trị các chứng hư lao, hen suyễn, mất ngủ, tiêu hóa không tốt. Người xưa cho rằng linh chi là loài tiên thảo có tác dụng trường sinh bất tử, khởi tử hoàn sinh.
Theo các tài liệu y học hiện đại, linh chi chứa nhiều polysaccharide và triterpenoid có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn. Những chất này có khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào NK và đại thực bào, từ đó nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.
Bên cạnh đó với lượng lớn chất chống oxy hóa, linh chi giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân chính gây lão hóa và một số bệnh mạn tính.
Sử dụng linh chi đều đặn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe toàn diện.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, linh chi có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các hợp chất trong linh chi như polysaccharide có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch và giúp cơ thể nhận biết, tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Linh chi còn có tác dụng bảo vệ gan, giúp giải độc và cải thiện chức năng gan. Những người bị viêm gan, xơ gan hoặc các bệnh lý về gan khác có thể sử dụng linh chi như một phương pháp hỗ trợ điều trị.
Ngoài ra, linh chi có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Linh chi còn giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Nhiều người vẫn dùng linh chi như một loại thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ bởi tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu. Đây là vị thuốc rất thích hợp với những người bị mất ngủ, căng thẳng kéo dài.
Linh chi được mệnh danh là ‘nấm trường sinh’ có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Cách dùng linh chi
Linh chi có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số cách sử dụng linh chi phổ biến:
Nước uống linh chi
Video đang HOT
Nguyên liệu: 10g linh chi, 20g mật ong.
Cách làm: Đun linh chi với nước trong 20 phút, để nguội rồi thêm mật ong và khuấy đều.
Uống mỗi ngày, có tác dụng bổ khí, an thần.
Trà linh chi
Nguyên liệu: 6g linh chi, 10g phục linh, 2g trà khô.
Cách làm: Nghiền nát linh chi và phục linh, trộn với trà, cho vào túi lọc, pha nước sôi uống.
Uống 2 – 3 lần mỗi ngày có tác dụng giúp dự phòng cảm cúm, giảm mỡ máu, thông đại tiện.
Trà linh chi.
Rượu linh chi
Nguyên liệu: 50g linh chi, 500ml rượu gạo.
Cách làm: Cắt linh chi thành lát, ngâm trong rượu 3 – 7 ngày. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml để giúp điều trị xơ cứng bì, suy nhược thần kinh.
Cháo linh chi yến mạch.
Nguyên liệu: 10g linh chi, 50g yến mạch.
Cách làm: Nghiền linh chi sắc lấy nước, nấu cháo với yến mạch.
Ăn mỗi ngày một lần để giúp điều trị suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cường khả năng chống bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng linh chi
Linh chi tuy là một vị thuốc có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế các tác dụng không mong muốn khi sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm.
Không dùng linh chi cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là những đối tượng cần chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả các loại thuốc y học cổ truyền.
Người có vết thương chưa lành, chức năng đông máu kém hoặc trước/sau phẫu thuật một tuần không nên sử dụng linh chi. Linh chi có tác dụng chống đông máu, không nên dùng khi có vết thương chưa lành hoặc gần thời gian phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Người có tuần hoàn kém không nên tự ý dùng linh chi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ do tính chất dinh dưỡng của linh chi có thể ảnh hưởng đến tốc độ tuần hoàn trong cơ thể.
Một số người khi sử dụng linh chi có thể gặp phải những vấn đề như dị ứng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, mất ngủ… Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường cũng nên dừng ngay việc sử dụng và tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Giải pháp giúp trẻ tăng cường miễn dịch, đón năm học mới khỏe mạnh
Tăng cường miễn dịch và có sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ tập trung, học tập hiệu quả hơn. Để làm được điều này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện những giải pháp hiệu quả dưới đây.
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường miễn dịch
Một thói quen đi ngủ nhất quán rất quan trọng đối với sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trẻ em từ mẫu giáo đến lớp sáu nên ngủ từ 9 - 11 giờ. Chất lượng giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến hành vi, thói quen ăn uống và khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, khó tập trung, suy yếu hệ thống miễn dịch, trầm cảm và thậm chí là béo phì. Lượng giấc ngủ mà trẻ cần có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, nhưng Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị:
Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi: Nên ngủ từ 10 - 13 giờ mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ trưa).
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 9 - 12 giờ mỗi ngày.
Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi: 8 - 10 giờ mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc giúp trẻ ở các độ tuổi khác nhau tăng cường miễn dịch, có sức khỏe tốt để học tập.
Tập thể dục hàng ngày
Cha mẹ nên giúp trẻ tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hình thức khác nhau như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga, bật nhảy, gập bụng...
Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn, chống lại bệnh nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe tổng thể, quản lý căng thẳng, cải thiện hành vi và hiệu suất ở trường.
Giảm thời gian sử dụng màn hình
Bất kỳ thời gian sử dụng màn hình như xem điện thoại, tivi, máy tính bảng, trò chơi điện tử và máy tính mà không liên quan đến bài tập về nhà nên được giới hạn.
Ánh sáng phát ra từ màn hình có thể làm giảm mức melatonin, khiến trẻ khó ngủ hơn và có thể làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể.
Nên giảm thời gian sử dụng màn hình của trẻ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh
Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng bữa sáng, bữa trưa và bữa tối bổ dưỡng, cùng với việc cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày.
Một bữa sáng lành mạnh bao gồm protein, sữa và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp năng lượng tích cực trong suốt cả ngày và cải thiện khả năng tập trung của trẻ. Một bữa trưa bổ dưỡng bao gồm thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.
Kết thúc một ngày bằng bữa tối gia đình. Thời gian ăn uống cùng gia đình giúp trẻ tăng cường miễn dịch, sức khỏe và tinh thần. Đồng thời còn có thể giúp ngăn ngừa mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì cân nặng cũng như cải thiện chức năng não.
Lưu ý, nên lựa chọn đồ uống lành mạnh như nước và sữa. Hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có đường và chứa caffein.
Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của trẻ, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra tình trạng lo lắng, cáu kỉnh.
Đeo ba lô đúng cách
Ba lô nặng có thể gây đau cổ, vai và lưng. Chuẩn bị một chiếc ba lô tốt có hai dây đeo và lớp đệm. không nên mang balo quá nặng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Giúp trẻ đối phó với căng thẳng và lo lắng
Trường học, mạng xã hội... đều có thể là nguồn gây căng thẳng và lo lắng cho trẻ. Do đó, cha mẹ nên theo dõi việc sử dụng mạng xã hội của trẻ để có thể xác định được tình trạng bắt nạt hoặc các nguồn gây căng thẳng, lo lắng khác ở trường và có biện pháp giúp trẻ xử lý phù hợp.
Ngoài ra, để tăng cường miễn dịch, giúp trẻ đón năm học mới khỏe mạnh, trẻ cần được hướng dẫn rửa tay thường xuyên để giảm sự lây lan của vi trùng, tiêm chủng đầy đủ...
Hơn nữa, trước khi đến trường, trẻ cũng nên được kiểm tra thị lực để khắc phục ngay các tật khúc xạ, giúp trẻ không bị ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển.
8 thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe xương ở tuổi 40 Khi ở độ tuổi 40, mật độ xương bắt đầu suy giảm. Do đó việc duy trì xương chắc khỏe là rất quan trọng. Sau đây là 8 loại thực phẩm có lợi cho việc tăng cường sức khỏe xương mà bạn không nên bỏ qua. Rau lá xanh giúp bảo vệ xương Canxi cần thiết cho sức mạnh của xương, trong khi...