Cảnh giác ngộ độc thực phẩm ‘tấ.n côn.g’ sau mưa bão
Bão số 3 đã khiến nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc rơi vào cảnh ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Đây cũng là thời điểm môi trường sống ô nhiễm sau mưa bão, tạo nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội kiểm tra một cơ sở cung cấp rau, củ, quả tại huyện Thanh Trì. Ảnh: Hương Tú
Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Tại những nơi bão số 3 đi qua, các công trình vệ sinh, cống rãnh bị ngập trong nước nên các chất thải của người và gia súc, xác động vật, thực vật hòa vào nước gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước sinh hoạt. Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, sau mưa bão, nhiều nơi còn bị cô lập bởi nước lụt, mất điện, mất nước nên chưa có điều kiện rửa sạch thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống sôi. Vì vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất hay xảy ra.
Trước tác động của mưa bão đối với sức khỏe con người, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật. Các vùng trồng trọt, chăn nuôi bị ngập lụt dẫn đến rau, củ, quả dập nát, hư hỏng, nhiễm bẩn; động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng. Trong khi đó, một số đối tượng lợi dụng mùa mưa bão có thể trà trộn, đưa ra thị trường tiêu thụ các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, hết hạn sử dụng…
Còn theo các chuyên gia y tế, ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm mà còn do ăn phải thịt gia súc, gia cầm chế.t do ngập nước, hoặc bị bệnh hoặc chế.t không rõ nguyên nhân. Mặt khác, người dân ở vùng nông thôn, miền núi đôi khi vẫn còn thói quen sử dụng nấm dại hoặc các loại rau, trái cây, côn trùng phát triển sau mưa, bão để làm thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc do độc tố tự nhiên. Ngộ độc có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể là 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Những trường hợp bị ngộ độc nhẹ có thể khỏe sau vài ngày nhưng ở mức độ nghiêm trọng mà không được xử trí kịp thời có thể phải đối diện với nguy cơ t.ử von.g.
“Nếu bị đau bụng sau khi ăn thực phẩm nào đó thì nên thận trọng vì có thể là biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể khiến các sinh vật gây hại tạo ra độc tố làm kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày. Đây là lý do gây viêm đau ở dạ dày và bị đau bụng. Ngoài ra, người bị ngộ độc thực phẩm hay gặp tình trạng nôn và buồn nôn. Thực tế cho thấy, nhiều người bị các cơn nôn kéo dài. Cùng với đó, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu cũng là những biểu hiện ngộ độc thực phẩm điển hình và phổ biến. Đặc biệt, nếu bị đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/24 giờ thì khả năng cao là ngộ độc. Tần suất tiêu chảy nhiều dễ làm cơ thể mất nước, thiếu khoáng chất trầm trọng, tụt huyết áp… nên cần được gặp bác sĩ để xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc”, bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec lưu ý.
Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chế.t
Để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với các khu vực bị ngập úng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập 5 đội cơ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong khuyến cáo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị ngâm trong nước, bị ôi thiu, mốc hỏng; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chế.t bệnh, chế.t không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Các gia đình cũng cần chú ý thực hiện “Ăn chín, uống sôi”. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; rửa tay sạch trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng, chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập. Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ chế biến thức ăn. Khi có một trong các biểu hiện ngộ độc thực phẩm cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khi bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng. Cụ thể, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Ngoài Cloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới được uống.
Mặt khác, các địa phương, đơn vị cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng mưa bão để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Nơi vạc.h trầ.n 'kẻ giấu mặt' gây ngộ độc thực phẩm
'Làm sao để tìm ra kết quả nhanh nhất và chính xác nhất' là áp lực rất lớn đối với các kiểm nghiệm viên khi tiếp nhận mọi vụ ngộ độc thực phẩm.
Bởi đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ bác sĩ lâm sàng điều trị đúng hướng và đưa ra cảnh báo cho cộng đồng.
Ba tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 3 người t.ử von.g.
Năm 2023, toàn quốc ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 ca t.ử von.g. Ba chỉ số này lần lượt trong năm 2022 là 54 - hơn 1.300 và 18.
Về nguyên tắc, các trường hợp ngộ độc và ngộ độc thực phẩm hầu hết có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, việc chẩn đoán xét nghiệm, điều trị gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều bệnh mới nổi và thay đổi liên tục, thậm chí có những trường hợp chưa từng được đề cập trong y văn hoặc gặp thực tế.
Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (15/4-15/5), VietNamNet đăng tải tuyến bài Đằng sau những vụ ngộ độc gây ám ảnh, chia sẻ những câu chuyện, hành trình giải mã độc chất và nỗ lực cứu người của các thầy thuố.c.
Bài 1: 24 giờ truy tìm manh mối cứu nạ.n nhâ.n nhiễm độc chế.t người từ thực phẩm bẩn
Song hành cùng áp lực điều trị, chạy đua cứu mạng sống bệnh nhân của bác sĩ là các kiểm nghiệm viên, nghiên cứu viên - những người đi tìm "thủ phạm" gây nên các vụ ngộ độc. Trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, áp lực mà họ phải đối mặt không chỉ là số lượng mẫu tăng mạnh mà còn là độ khó bởi "hợp chất, hóa chất mới gây bệnh chưa từng có trong y văn và thực tế, có những bệnh chỉ gặp trên động vật nay lại thấy trên người".
Những chia sẻ của Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia, sẽ cho thấy vấn nạn ngộ độc thực phẩm ngày càng nguy hiểm và phức tạp như thế nào.
Theo Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn, chỉ khoảng 70% vụ ngộ độc thực phẩm xác định được tác nhân chính xác gây ngộ độc. Ảnh: Thạch Thảo
Những người chạy đua với thời gian
Nhớ lại một ngày cách đây vài năm, gần hết giờ làm việc hành chính, Tiến sĩ, dược sĩ Trần Cao Sơn nhận được điện thoại từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai thông tin một nhóm bệnh nhân nước ngoài bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm hoa quả được gửi sang Việt Nam điều trị. Một số bệnh nhân có dấu hiệu tan huyết nhưng chưa rõ tác nhân gây ra.
Lập tức, mẫu rượu nghi ngộ độc được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia. Một hội đồng tư vấn được thiết lập, căn cứ trên tất cả yếu tố, dữ liệu cung cấp, các chuyên gia bắt đầu hành trình "chạy đua" với thời gian.
Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia có 7 labo. Để tìm ra sớm nhất tác nhân gây ngộ độc (do tác nhân hóa học, vật lý, vi sinh), các chuyên gia phải huy động toàn bộ labo cùng phân tích mẫu.
Lý giải điều này, Tiến sĩ Sơn cho biết: "Cùng một triệu chứng có thể gây ra bởi nhiều hợp chất, có những hợp chất mà chúng ta chưa hề biết, do đó, phải đưa vào nhiều labo khác nhau để cùng thực hiện". Để gây ra triệu chứng tan huyết như các bác sĩ lâm sàng mô tả, các chuyên gia của viện nhận định có thể do thuố.c chuột, thuố.c trừ sâu hoặc nhiều loại dược chất, hóa chất khác.
Tùy theo từng vụ ngộ độc, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia có thể phải huy động tất cả 7 labo cùng phân tích mẫu. Ảnh: Thạch Thảo
Thời điểm đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia vừa được Bộ Y tế trang bị thiết bị sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao rất hiện đại. Máy này giúp phát hiện ra những hợp chất mới có thể tồn tại trong thực phẩm. Đến nay, viện cũng là đơn vị duy nhất của ngành y tế sở hữu loại máy chất lượng cao này.
Sau khi tiếp nhận mẫu nghi gây ngộ độc, các labo hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ. Bất kỳ labo nào phát hiện mối nguy đầu tiên cũng được thông tin ngay để định hướng kiểm nghiệm tiếp theo. Cuối cùng, các kiểm nghiệm viên tại đây phát hiện trong mẫu rượu được cung cấp chứa chất pyrogallol - tác nhân gây ra triệu chứng tan huyết ở bệnh nhân.
"Pyrogallol từng được đề cập trong y văn với những thông tin về tác hại với sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào trong nước và quốc tế công bố chất này có trong thực phẩm", vị chuyên gia nhớ lại.
Kết quả xét nghiệm nhanh, chính xác là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ lâm sàng điều trị đúng hướng. Không chỉ vậy, tìm ra chính xác nguyên nhân còn là cơ sở, bằng chứng khoa học vững chắc để cơ quan chức năng cảnh báo cộng đồng, từng bước tiến hành xử lý các cá nhân, đơn vị liên quan. Nói không quá, kiểm nghiệm viên tại các phòng labo chính là những người "vạc.h trầ.n kẻ giấu mặt" gây ngộ độc thực phẩm.
Nỗi lo thường trực
"Làm sao để cho kết quả nhanh nhất và chính xác nhất" là áp lực rất lớn đối với các kiểm nghiệm viên khi tiếp nhận bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm. Tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia luôn có ê-kíp trực ngộ độc, tiếp nhận mẫu và tiến hành kiểm nghiệm. Quy trình thực hiện kể cả ngoài giờ, cuối tuần hay ngày lễ, Tết.
"Chuyện nửa đêm nhận điện thoại của địa phương, đơn vị bạn, hoặc phải lên đường đi lấy mẫu, điều tra ngộ độc thực phẩm ở những địa bàn cách Thủ đô hàng chục giờ đi đường là rất bình thường", dược sĩ Sơn cho hay.
Thời gian là vấn đề khiến các kiểm nghiệm viên căng thẳng nhất. Do đó, theo Tiến sĩ Trần Cao Sơn, đối với một ca ngộ độc, việc có mẫu nghi ngờ là "niềm mong mỏi" của tất cả kiệm nghiệm viên. Bên cạnh đó, họ phải thu thập mẫu bệnh phẩm gồm dịch nôn, dịch dạ dày, có khi phải lấy mẫu má.u, phân, nước tiểu của bệnh nhân để hỗ trợ xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Quá trình kiểm nghiệm các hóa chất, độc tố có thể giúp phát hiện ngay "thủ phạm". Tuy nhiên, đối với trường hợp ngộ độc do các vi sinh vật, việc tìm nguyên nhân có thể mất từ 3-6 ngày, thậm chí lâu hơn. Ví dụ, để khẳng định mẫu thực phẩm có độc tố botulinum, các kiểm nghiệm viên phải mất vài ngày.
"Làm sao để cho kết quả nhanh nhất và chính xác nhất" là áp lực rất lớn của các kiểm nghiệm viên mỗi khi tiếp nhận bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm nào. Ảnh: Thạch Thảo
Trong tình huống khó nhất là không còn mẫu thực phẩm, ngoài mẫu bệnh phẩm, dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ phải tận dụng điều tra nhiều yếu tố khác như dịch tễ, phỏng vấn lấy dữ liệu bổ trợ.
"Thực tế, chỉ khoảng 70% vụ ngộ độc thực phẩm xác định được tác nhân chính xác gây ngộ độc. Bởi nhiều vụ việc dù có mẫu thực phẩm nghi ngờ nhưng kiểm nghiệm viên vẫn không xác định được nguyên nhân chính xác, buộc phải về nơi xảy ra vụ việc truy tìm nguyên nhân", Tiến sĩ Sơn cho biết.
Nhiều vụ việc dù không phát hiện độc tố trong mẫu thực phẩm nhưng khi các cán bộ Viện Kiểm nghiệm ATVSTP về địa phương lại phát hiện nhiều vỏ thuố.c bảo vệ thực vật, thuố.c diệt cỏ... vứt nhiều xung quanh khu vực xảy ra ngộ độc. Các kiểm nghiệm viên phải lấy mẫu nước, mẫu rau trồng... mới truy tìm ra được thủ phạm.
"Lo nhất là không xác nhận nguyên nhân chính xác để trả kết quả, giải quyết vụ ngộ độc", ông Sơn nói.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, vị chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận còn có những khó khăn chủ quan liên quan đến năng lực kiểm nghiệm, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều hợp chất gây ngộ độc mới xuất hiện trong khi chưa kịp có đủ phương pháp kiểm nghiệm.
Theo ông Sơn, việc phát triển phương pháp để đáp ứng thực tế này rất quan trọng. Đồng thời, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đang đề xuất Bộ Y tế thành lập Trung tâm đán.h giá nguy cơ an toàn thực phẩm để có những nghiên cứu bài bản, dựa trên bằng chứng khoa học nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam.
23 học sinh bất ngờ nôn, khó thở vì chất lạ trong bình nước ở trường Cùng dùng chung bình nước lọc, 23 học sinh ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã bị ngộ độc. Nhiều em phải nhập viện để theo dõi sức khỏe. Hôm nay (8/4), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị này đang chờ Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ kiểm nghiệm mẫu để xác định nguyên...