Liên tiếp vụ việc học sinh đánh bạn: Đình chỉ học cao nhất 2 tuần có làm học sinh “nhờn”?
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp học sinh đánh “hội đồng” bạn học. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng, cần tăng cường các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường, bởi dự kiến kỷ luật cao nhất là đình chỉ học 2 tuần được cho là khá “nhẹ”.
Liên tiếp vụ việc nữ sinh đánh bạn tàn nhẫn
Ngày 25/11, Trường THPT Quảng Xương 4 ( huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã thông tin về vụ việc nữ sinh của trường dùng mũ bảo hiểm đánh bạn xảy ra vào ngày 20/11. Để giải quyết mâu thuẫn cá nhân với người thân, em H.T.H.N (lớp 11C2) đã đánh em P.T.M (lớp 12T) và bắt em này quỳ gối xin lỗi. Sau khi đoạn clip ghi lại cảnh nữ sinh N liên tiếp dùng mũ đập vào đầu nữ sinh M được đưa lên mạng xã hội, Trường THPT Quảng Xương đã làm rõ sự việc, báo cáo với Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, ngày 23/11, Hội đồng kỷ luật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cùng các đơn vị có liên quan đã họp và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với 6 học sinh (lớp 8 và 9) tham gia đánh “hội đồng” nữ sinh Đỗ Lê V phải nhập viện. Theo lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, ngoài đình chỉ học 1 tuần, 6 học sinh đều bị xếp loại hạnh kiểm trung bình trong tháng 11 này.
Sự việc cụ thể như sau, khoảng 11h30, ngày 18/11, hai học sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là Đỗ Lê V và Hoàng Yến M, do mâu thuẫn trên mạng xã hội nên cả hai hẹn nhau tới sân bóng để giải quyết. Tại đây, nữ sinh Đỗ Lê V bị Hoàng Yến M cùng các nữ sinh trên túm tóc giật ngã, dùng tay, chân đấm, đá. Sau khi đoạn clip nữ sinh bị bạn đánh “hội đồng” được đưa lên mạng, dư luận xã hội hết sức bất bình trước sự việc nhiều nữ sinh đánh bạn tàn nhẫn, trong khi đó nhiều em khác đứng ngoài cổ vũ, quay clip…
Ba nữ sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đánh nhau trước cổng trường. Ảnh: T.L
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều vụ việc học sinh đánh bạn, rồi quay clip tung lên mạng xã hội. Trước đó, hàng loạt vụ việc đau lòng đã xảy ra gây bất bình dư luận. Cụ thể, vào ngày 24/9 vừa qua, một nhóm nữ sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã đánh “hội đồng” bạn ngay trước cổng trường, trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác. Trước đó, ngày 29/5, hai nữ sinh lớp 8 (Trường THCS Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM) hẹn em học sinh lớp 6 ra một địa điểm gần trường thay nhau đánh.
Kỷ luật ngày càng nhẹ, học sinh không biết “sợ”?
Theo các chuyên gia giáo dục, tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng gây nhức nhối của ngành Giáo dục và toàn xã hội. Đây không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây xảy ra liên tục hơn trong các trường học, bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội…
Với những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân, từ phim, truyện bạo lực, sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường. Chưa có sự tư vấn, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…
Nhiều năm công tác quản lý giáo dục, NGƯT Đặng Đình Đại – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng học sinh gặp các vấn đề học đường như bị cô lập, tẩy chay, trấn lột, thậm chí là bị đánh đã xảy ra từ khá lâu. Tuy nhiên, gần đây học sinh có xu hướng ngang nhiên đánh bạn theo kiểu đánh “hội đồng”, quay clip tung lên mạng xã hội. Dù đã được thầy cô, gia đình thường xuyên tuyên truyền, song vẫn diễn ra hiện tượng này như một thực trạng đáng buồn.
Để khắc phục, theo NGƯT Đặng Đình Đại: “Bên cạnh công tác giáo dục, tư vấn thường xuyên cho các em về tác hại của bạo lực học đường. Cũng cần đề cao vai trò của nhà trường, gia đình. Trong đó, vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài công tác chuyên môn, trong thời gian giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, giáo viên cần gần gũi, nắm bắt tình hình trong lớp học, biểu hiện của học sinh, luôn lắng nghe, chia sẻ làm chỗ dựa cho học sinh, từ đó giúp đỡ học sinh khi gặp tình huống nào đó. Phụ huynh không nên khoán trắng vai trò dạy dỗ con cái cho nhà trường, cần phải gần gũi, động viên, chia sẻ cùng con. Quan sát những biểu hiện, hỏi han để tư vấn, giúp con vượt qua khó khăn nào đó”.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Thông tư quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Dự thảo quy định chỉ còn 3 hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp, tối đa 2 tuần với vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Thay vào đó là các hình thức kỷ luật giáo dục tích cực. Nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục cho rằng, khi hình thức kỷ luật học sinh được giảm xuống, cũng cần đề cao vai trò của nhà trường, bởi nếu không thực sự thường xuyên dạy kỹ năng sống, tuyên truyền hậu quả của bạo lực học đường, học sinh sẽ dễ dàng “nhờn” và đối phó bởi quy định dừng việc học tập cao nhất 2 tuần là chưa đủ mạnh.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT đăng tải xin ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 31/10/2020. Dự thảo bỏ quy định đuổi học đến 1 năm, thay vào đó chỉ là hình thức tạm dừng thời gian học tập trên lớp tối đa là 2 tuần. Trong Dự thảo cũng không còn quy định việc tổ chức kiểm điểm, phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường. Các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp dự kiến sẽ không được áp dụng đối với học sinh tiểu học. Thay vào đó, ở cấp học này sẽ chỉ sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Hàng trăm sinh viên có thể buộc thôi học: Học đại học hay học đại?
Câu chuyện hơn 270 sinh viên và học viên Trường ĐH Luật TP.HCM có thể bị buộc thôi học, đình chỉ học tập một năm do kết quả học tập yếu kém, khiến nhiều người thở dài ngao ngán.
Thường những học kỳ đầu sinh viên dễ bị điểm thấp do chưa quen với môi trường và phương pháp học đại học. Trong hình là sinh viên những ngày đầu nhập học - C.T.V
"Học đại học hay mang tâm lý học đại? Bao nhiêu tiền mồ hôi công sức của ba mẹ làm vất vả nuôi ăn học, rồi chưa kể công sức mười mấy năm đèn sách mới bước được vào giảng đường đại học. Thế mà học kiểu gì để kết quả yếu kém đến mức phải bị buộc thôi học?", N.T.H.L, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, bức xúc bày tỏ trước câu chuyện hàng trăm sinh viên có thể bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém.
Học không hiểu nên lên lớp ngồi cho có mặt!
Kể về câu chuyện của mình thời sinh viên, H.L cho biết ngày xưa lúc cô học phổ thông kết quả rất tốt, năm nào cũng là học sinh giỏi, nhưng vào môi trường đại học thì kết quả không như mong đợi. "Mình nhớ học kỳ đầu tiên mình khá sốc với môi trường học đại học. Mọi thứ khác xa với học phổ thông, nên kết quả học tập của mình rất thấp, học mà chẳng hiểu gì hết. Nhưng sau học kỳ đầu, mình giật mình và mới bắt đầu học cách học đại học".
H.L cho biết ngay sau đó thì cô bắt đầu quen dần và tự biết phải thay đổi phương pháp học tập cũng như lập ra kế hoạch rõ ràng cho việc học của mình.
"Mình nghĩ ba mẹ ở quê làm vất vả mới có được từng đồng gửi vào nuôi mình ăn học, nếu kết quả thấp thì coi như mình đã không quý trọng công sức và yêu thương cha mẹ. Nghĩ thế nên mình đi tìm các anh chị khóa trên, học theo các phương pháp và kinh nghiệm của các anh chị, nhờ đó mấy kỳ sau điểm học tập của mình khá ổn, chứ học đại học mà coi như học đại là xong, trượt một học kỳ là trượt dài luôn các học kỳ khác", H.L nhớ lại.
Nhiều sinh viên học không hiểu, vào lớp ngồi cho có mặt hoặc cầm điện thoại làm việc riêng - C.T.V
Cũng theo H.L nếu không biết sắp xếp thời gian làm thêm thì rất dễ bị ảnh hưởng đến việc học. L. kể: "Mấy đứa bạn ở cùng phòng với mình lúc đó, toàn bỏ học đi làm. Nhiều đứa học đối phó, học cho qua môn còn xem việc làm thêm quan trọng hơn. Nhiều đứa nhà khó khăn thật nên lao đầu vào đi làm, nhưng cũng có nhiều đứa kiếm được nhiều tiền nên mê quá thế là cũng lao đầu vào luôn".
Khi được hỏi học đại học dễ hay khó thì N.T.H.P, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, chia sẻ: "Nói dễ thì cũng dễ nhưng khó thì cũng rất khó. Dễ là mình nhẹ nhàng với các bài học, không có áp lực như học phổ thông, nhưng cũng rất khó là do mình phải tự học là chính".
P. cho rằng việc nhiều sinh viên kết quả học tập yếu kém là chuyện cũng dễ hiểu. P. chia sẻ: "Do sinh viên đa số đi làm thêm nên không có thời gian chăm chút cho việc học. Rồi học ở đại học có môn rất trừu tượng, sinh viên không hiểu bài và học đối phó để qua môn".
Cũng theo P. tại vì là học không hiểu nên các bạn vào lớp chỉ để ngồi cho có mặt, hoặc theo kiểu học vẹt, trong sách có gì học theo đó chứ không tìm hiểu hay nghiên cứu gì thêm.
Với tâm lý xem học đại học như học đại của một bộ phận sinh viên, nên nhiều bạn chưa biết được chính xác là mình nên học như thế nào, bị cuốn theo việc học mà không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹ năng thích nghi, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm...
Cần trang bị nhiều kỹ năng
Là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Giao thông vận tải phân hiệu TP.HCM, Vũ Thị Bích Phương, có những chia sẻ để giúp sinh viên có những phương pháp học tập hiệu quả. Theo đó, Phương cho biết mặc dù là thủ khoa đầu ra của toàn trường, với điểm số khá cao nhưng không phải suốt ngày Phương chỉ tập trung vào việc học, bởi theo Phương phương pháp học đại học khác nhiều so với thời học sinh.
Phương chủ động tập trung học trên lớp, để nắm kiến thức, đến những ngày thi chỉ cần ôn qua một lần là Phương đã vững được kiến thức. Theo Phương, sai lầm của nhiều sinh viên là thường không coi trọng thời gian học trên lớp, như vậy rất là lãng phí, nhiều bạn lên lớp thường ngủ gật hoặc làm việc riêng như xài điện thoại... dẫn đến không nắm vững được kiến thức.
Vừa tham gia nhiều các hoạt động xã hội, vừa đi làm thêm nhiều việc nhưng Phương vẫn sắp xếp và cân đối được thời gian. Phương khuyên: "Sinh viên nên đi làm thêm để được va chạm nhiều hơn, nhưng tân sinh viên mới bước vào môi trường đại học thì không nên đi làm thêm vì lúc đó các bạn còn nhiều bỡ ngỡ, sẽ dễ bị cuốn theo công việc...".
Tham gia các hoạt động và đi làm thêm cũng phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để không bị ảnh hưởng đến việc học - C.T.V
Nhìn nhận về câu chuyện kết quả học tập của nhiều sinh viên bị yếu kém, chuyên gia tâm lý, thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện này.
Đầu tiên, theo chị Thảo là do các bạn đã chọn và định hướng sai ngành nghề. Nên khi bắt đầu vào việc học không có hứng thú và không có động lực phấn đấu. Tiếp đến là do các bạn chưa quen với cách làm việc và học tập ở trường đại học, do môi trường đại học có cách học, nghiên cứu khác rất nhiều so với bậc phổ thông, nên nếu các bạn không có kỹ năng thích nghi với môi trường học đại học thì kết quả học tập sẽ rất tệ. Nguyên nhân thứ 3 là một số bạn thích công việc làm thêm, tập trung quá nhiều thời gian vào những việc làm thêm hơn là việc học tập và không phân bổ được thời gian hợp lý nên dễ sa đà vào các hoạt động khác. Nguyên nhân tiếp theo nữa là do các bạn không đặt ra mục tiêu rõ ràng cho việc học tập, bị hoang mang trước việc học đại học, không biết rằng mình nên làm gì, không hoạch định được những kế hoạch mục tiêu cuộc đời.
Với tâm lý xem học đại học như học đại của một bộ phận sinh viên, theo chị Thảo phần lớn là do các bạn chưa biết được chính xác là mình nên học như thế nào, bị cuốn theo việc học mà không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹ năng thích nghi, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm...
"Và quan trọng nữa là những năm đầu tiên, thường là những môn đại cương, ít liên quan đến chuyên ngành, các bạn chưa hiểu nên không có hứng thú nhiều nữa, việc không có hứng thú dẫn đến sẽ không nỗ lực nhiều, nên các bạn không đặt nặng vấn đề học tập so với các hoạt động còn lại", chị Thảo chia sẻ.
Vậy thì làm sao để học tập tốt ở giảng đường đại học và không để rơi vào tình trạng bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém? Chị Thảo khuyên: "Trước tiên phải xác định rõ ràng mục tiêu học tập của mình và phải có kế hoạch rõ ràng cho việc mình cần làm trong những khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn những khoảng thời gian nào các bạn dành để trang bị các hệ thống kỹ năng, để thực hành nghề hay mở rộng các mối quan hệ... Tiếp đến là phải trang bị cho mình hệ thống kỹ năng mềm để có thể vượt qua chương trình học tập ở giảng đường đại học".
Sáu học sinh đánh bạn bị đình chỉ một tuần Sáu học sinh tham gia đánh hội đồng một nữ sinh lớp 8 ở Thanh Hóa bị đình chỉ học một tuần và nhận hạnh kiểm trung bình tháng 11. Tối 23/11, bà Chu Thị Hường, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết hội đồng kỷ luật của trường cùng các đơn vị liên quan,...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chơi ném vòng, người đàn ông trúng chiếc xe ô tô 5,9 tỷ đồng
Netizen
20:56:48 23/02/2025
Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc
Thế giới
20:55:10 23/02/2025
"Đại mỹ nhân" Irene đắm đuối bên chồng doanh nhân trước thềm đám cưới thế kỷ
Sao châu á
20:51:43 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
Sao việt
20:46:01 23/02/2025
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ
Pháp luật
20:29:47 23/02/2025
Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua
Sức khỏe
20:08:25 23/02/2025
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện
Tin nổi bật
20:01:01 23/02/2025
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng
Phong cách sao
19:50:14 23/02/2025
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi
Sao âu mỹ
19:37:06 23/02/2025
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại
Hậu trường phim
19:18:24 23/02/2025