Liên kết đào tạo hay ĐH nước ngoài tại Việt Nam?
ĐH Greenwich (Việt Nam), ĐH Swinburne Việt Nam và ĐH Broward Việt Nam là những chương trình liên kết đào tạo được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên, tên gọi có thể gây hiểu lầm đây là ĐH nước ngoài được cấp phép hoạt động, đào tạo tại Việt Nam.
Thông tin giới thiệu trên trang web của các trường – Ảnh chụp màn hình
Theo thông tin phóng viên Tuổi Trẻ nắm được, hiện chỉ có ĐH RMIT Việt Nam là trường 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Là chương trình liên kết
Theo giới thiệu trên website và fanpage “ĐH Greenwich (Việt Nam)”, đây là chương trình liên kết giữa ĐH Greenwich Vương quốc Anh và ĐH FPT từ năm 2009. Hiện có hơn 14.000 sinh viên từ 12 quốc gia đã và đang theo học. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình dự bị tiếng Anh (khoảng 10 tháng) sẽ chính thức bước vào chương trình chính khóa BTEC level 5 trong thời gian 2 năm. Tiếp đó sinh viên thực tập 4 tháng và tiếp tục học 1 năm chuyên sâu theo chương trình của ĐH Greenwich (Anh quốc) để được cấp bằng tốt nghiệp.
Tương tự, Swinburne Việt Nam (tên trên website) thực chất là chương trình liên kết đào tạo của Trường ĐH FPT và ĐH Công nghệ Swinburne (Úc). Trong email gửi cho học sinh đạt học bổng, đơn vị này sử dụng tên gọi ĐH Swinburne Việt Nam. Theo giới thiệu trên trang web của chương trình này, ĐH Công nghệ Swinburne liên kết với ĐH FPT để thành lập Swinburne Việt Nam. Chương trình này có 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM.
Một chương trình liên kết khác cũng được đặt tên là Broward Việt Nam. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa CĐ Việt Mỹ (trước đây là CĐ nghề Việt Mỹ) với Broward College. Trang web của chương trình giới thiệu Broward Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm quốc tế chính thức của Broward College (Hoa Kỳ). Trong khi đó, trang web của Trường CĐ Việt Mỹ giới thiệu ĐH Broward Việt Nam là 1 trong 3 phân hiệu quốc tế chính thức tại châu Á và duy nhất tại Việt Nam của ĐH Broward, Hoa Kỳ (Broward College). Sau 2 năm đầu học tại Việt Nam, sinh viên được cấp bằng CĐ. Nếu muốn lấy bằng ĐH sinh viên phải chuyển tiếp sang Mỹ hoặc các nước khác học 2 năm còn lại.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, đại diện Broward Việt Nam cho biết Broward Việt Nam là trung tâm quốc tế chính thức (International center) của ĐH Broward. Chương trình đào tạo của Trường ĐH Broward ở TP.HCM theo giấy cấp phép này đang được triển khai theo đúng chương trình của ĐH Broward của Mỹ cùng với mã môn học, khung chương trình đào tạo, tiêu chuẩn đầu vào, ngôn ngữ dạy và học, tiêu chuẩn giảng viên tham gia giảng dạy… đều theo đúng quy định của ĐH Broward tại Mỹ và tổ chức kiểm định SASCOC.
Video đang HOT
Đại diện FPT cũng khẳng định “ĐH Greenwich (Việt Nam)” là chương trình liên kết (có ghi rõ trên website) do trường đối tác cấp bằng. Người học học toàn bộ thời gian ở Việt Nam và được trường đối tác cấp bằng tốt nghiệp ĐH. Bằng tốt nghiệp ĐH Greenwich được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận văn bằng.
Tránh gây hiểu lầm
Trong khi đó, đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết theo điều 44 nghị định số 86/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, thẩm quyền cho phép thành lập phân hiệu là của Bộ GD-ĐT. Đến nay, Bộ GD-ĐT chưa có quyết định thành lập phân hiệu của ĐH Broward, Hoa Kỳ. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị khi đưa thông tin cần minh bạch, chính xác đến phụ huynh, học sinh và xã hội, tránh trường hợp gây hiểu lầm.
Vụ Giáo dục đại học cho rằng Greenwich Việt Nam hay Swinburne Việt Nam có thể được hiểu là tên chương trình hoặc cũng có thể hiểu là cơ sở đào tạo. “Theo quy định của pháp luật, đối với việc thành lập cơ sở đào tạo tại Việt Nam mới có quy định về việc đặt tên. Đối với chương trình đào tạo, việc đặt tên chương trình thuộc thẩm quyền của cơ sở đào tạo. Nếu chương trình nào cũng đặt tên như vậy thì Việt Nam có đến hàng trăm trường như ĐH RMIT Việt Nam”, một cán bộ Bộ GD-ĐT nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ , nghị định 86 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục quy định rõ liên kết đào tạo không được tổ chức đào tạo ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Chương trình liên kết Greenwich và Swinburne đều có nhiều cơ sở đào tạo khác nhau và đều nằm ngoài trụ sở chính của ĐH FPT.
Ảnh hưởng gì đến người học?
Một cán bộ quản lý giáo dục cho rằng các chương trình liên kết đào tạo đặt tên như phân hiệu của trường nước ngoài tại Việt Nam dễ khiến xã hội, phụ huynh và học sinh Việt Nam hiểu lầm là học tại phân hiệu của trường ĐH nước ngoài tại Việt Nam.
“Xem kỹ thông báo tuyển sinh của một số chương trình cho thấy không có yêu cầu ngoại ngữ đầu vào như nghị định 86 (điểm d khoản 3 điều 17: phải có tối thiểu bậc 4/6), người học có thể bị chậm tiến độ hoặc không đáp ứng được yêu cầu khi vào học chính thức. Ngoài ra, phụ huynh và sinh viên có thể không biết là học chương trình liên kết đào tạo. Điều này không công bằng với các chương trình liên kết đào tạo của các trường ĐH khác tại Việt Nam. Là chương trình liên kết đào tạo phải thực hiện đúng quy định ở nghị định của Chính phủ như địa điểm đào tạo; yêu cầu đầu vào; chương trình học 100% bằng tiếng Anh. Khi trường vi phạm nhưng sinh viên không biết sẽ ảnh hưởng đến việc công nhận bằng cấp cho sinh viên tốt nghiệp”, vị này nói.
Ngôi trường có tới 2 thí sinh chung kết năm Olympia theo học: Học phí nửa tỷ đồng/khóa, được nhận tấm bằng cực chất
Nếu là fan của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, bạn hẳn không xa lạ gì với ngôi trường này.
Mới đây thông tin 2 thí sinh từng lọt vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2020 là Vũ Quốc Anh và Lưu Đào Dũng Trí chọn học ngành CNTT tại ĐH Swinburne Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Được biết, ngôi trường này cũng tài trợ cho thí sinh chung kết năm Olympia còn lại là Văn Ngọc Tuấn Kiệt học bổng 100%, trị giá 466 triệu VNĐ. Trước những thông tin này, nhiều người không khỏi tò mò, tìm hiểu về ngôi trường được các thí sinh Olympia ưu ái.
Vũ Quốc Anh và Lưu Đào Dũng Trí chọn học ngành CNTT tại ĐH Swinburne Việt Nam.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt cũng từng khoe nhận được học bổng 100% của ĐH Swinburne Việt Nam.
Là trường liên kết của ĐH Swinburne Australia, sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng quốc tế
Nếu là fan của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, bạn hẳn không xa lạ gì với cái tên Đại học Công nghệ Swinburne (hay Đại học Swinburne), Australia. Đây là ngôi trường đã tài trợ học bổng hơn 20 năm qua cho các nhà vô địch Olympia. Có 19/20 nhà vô địch Olympia chọn theo học tại ngôi trường này.
Được biết, Đại học Swinburne có bề dày lịch sử hơn 100 năm và nằm trong TOP 321 các trường đại học trên thế giới, theo bảng xếp hạng QS năm 2019. Swinburne Australia liên kết với Đại học FPT để thành lập Swinburne Việt Nam.
Chất lượng đào tạo tại Swinburne Việt Nam tương đương chất lượng đào tạo tại Australia. Được biết, sinh viên tốt nghiệp tại đây sẽ được nhận bằng Đại học của trường Swinburne Australia. Sinh viên cũng được hưởng toàn bộ đặc quyền như học tại Swinburne Australia.
Đào tạo 3 chương trình hot, học phí xấp xỉ nửa tỷ đồng/khóa
Hiện tại Đại học Swinburne Việt Nam cung cấp chương trình học và đào tạo về 3 ngành chính, bao gồm: Kinh doanh, Công nghệ thông tin và Truyền thông đa phương tiện. Đây đều là những ngành học, được nhiều sinh viên quan tâm. Ngoài ra còn có chương trình Công dân toàn cầu, giúp sinh viên nâng cao kiến thức tiếng Anh cũng như các kỹ năng của công dân toàn cầu như giao tiếp, tranh biện, làm việc nhóm, tư duy phản biện, logic để học tập, làm việc trong môi trường quốc tế.
Một số hình ảnh về Đại học Swinburne Việt Nam.
Học phí của Swinburne Việt Nam khá đắt đỏ. Chương trình Công dân toàn cầu gồm 6 level, mỗi level có học phí 14 triệu đồng. Chương trình chuyên ngành có học phí 155 triệu đồng/năm. Thời gian học thường là 3 năm. Như vậy học phí toàn khóa là 465 triệu đồng, xấp xỉ nửa tỷ. Tuy nhiên Đại học Swinburne Việt Nam cũng cung cấp nhiều mức học bổng cho các sinh viên có năng lực học tập tốt.
Nữ kỹ sư Việt được ba "ông lớn" Google, Facebook và Adobe mời làm việc Trước khi trở thành nữ kĩ sư phần mềm làm việc tại Google Mỹ, Thái Ngọc Diễm Phương đã nhận được lời mời từ hai "ông lớn" khác là Facebook và Adobe. Với xuất phát điểm bình thường, Thái Ngọc Diễm Phương đã từng bước đi đến thành công ấn tượng. Sinh viên năm nhất làm bài tập lớp 6 Diễm Phương đã...