Liên hợp quốc công nhận Falkland/Malvinas thuộc Argentina: Cuộc chiến mới
Liên quan đến cuộc chiến Falkland/Malvinas, Argantina đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với Anh nhằm giành lại chủ quyền
Công nhận Falkland/Mavinas thuộc Argentina
Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Argentina cho biết, nước này đã chính thức mở rộng ranh giới ngoài thềm lực địa bao trùm khu vực biển quanh quần đảo Falklands mà Anh cũng tuyên bố chủ quyền, sau khi một Ủy ban của Liên hợp quốc (LHQ) ra phán quyết hồi tháng 3 cho phép Argentina mở rộng 35% lãnh hải, bao gồm cả khu vùng biển quanh khu vực tranh chấp này.
Theo phán quyết này, vùng lãnh hải của Argentina đã được mở rộng thêm 1,7 triệu km2, bao trùm khu vực biển quanh quần đảo Falklands (theo cách gọi của Anh) hay còn có tên khác là Malvinas (theo cách gọi của Argentina). Cụ thể, Ủy ban này đã phê chuẩn Báo cáo đề nghị của Argentina về mở rộng vùng lãnh hải trong giới 200-300 hải lý tính từ bờ biển.
“Chúng tôi tái khẳng định quyền chủ quyền đối với các nguồn lợi từ thềm lục địa – khoáng chất, nguồn hydrocarbon và các loài sinh vật. Tôi thành thực tin rằng đây là một thành quả ngoại giao quan trọng của Argentina. Đây là cơ hội lịch sử với Argentina bởi chúng ta đã có được bước tiến lớn trong việc phân định giới hạn mở rộng vùng thềm lục địa”, Ngoại trưởng Susana Malcorra tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Argentina được LHQ công nhận chủ quyền tại đảo tranh chấp
Theo ông Carlos Foradori, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này, ông xem đây không phải là tranh chấp, mà là cách thức tạo dựng chủ quyền quốc gia trong hòa bình, với sự nỗ lực của các cơ quan, trong nhiều năm, qua nhiều chính phủ, với mục tiêu chung.
“Thành quả này không phải là sự tình cờ, mà là nhờ bước lập, triển khai kế hoạch”- ông Carlos Foradori nhấn mạnh.
Trước động thái mới này của Argentina, ông Mike Hookem , Phát ngôn viên đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) đã chỉ trích quyết định của CLCS.
“Chính phủ Anh phải sát cánh với những người dân Falklands, và nói với LHQ rằng không chấp nhận phán quyết về vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Quần đảo Falklands không thuộc vùng biển của Argentina và LHQ không nên thay đổi luật pháp quốc tế truyền thống chỉ vì lợi ích của một bên nào đó, nhất là khi nước đó đã có hành động làm hơn 1.000 thiệt mạng hồi năm 1982″, tuyên bố của UKIP phản đối.
Argentina chuẩn bị mọi phương án đối phó Anh
Video đang HOT
Thực tế quần đảo Falkland/Malvinas là lãnh thổ tranh chấp lâu đời giữa quốc gia Argentina và Anh. Quốc gia Nam Mỹ chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Malvinas (theo tiếng Tây Ban Nha), bị Anh kiểm soát thực tế từ năm 1833, dưới cái tên Falkland.
Trong khi London luôn tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thì Buenos Aires luôn chuẩn bị mọi phương án để đối phó và đấu tranh giành chủ quyền.
Giữa tháng 3/2012, Argentina đã cảnh báo Anh sẽ có hành động pháp lý chống lại các công ty tham gia khai thác dầu tại khu vực quần đảo bởi đây là “hành động cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của Argentina”.
Thậm chí, Buenos Aires còn phát động một chiến dịch kêu gọi các nước Nam Mỹ không chấp nhận các tàu mang cờ Falkland/Malvinas cập cảng.
Argentina đã chuẩn bị mọi thứ để đối đầu Anh trong việc tranh chấp Falkland/Malvinas
Tiếp đến cuối năm 2013, tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Malvinas/Falklands lại leo thang sau khi chính phủ Argentina quyết định phạt nặng, tịch thu thiết bị và xét xử các quan chức điều hành những công ty dầu mỏ hoạt động ở ngoài khơi quần đảo này.
Phía Argentina cho rằng, những hành động khai thác dầu khí ở ngoài khơi quần đảo này là vi phạm các quyết định của Liên hợp quốc.
Mới đây, trong Hiến pháp sửa đổi, Buenos Aires coi quần đảo Malvinas là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Argentina đã đưa ra 4 cơ sở pháp lý để khẳng định cho lập trường cứng rắn của mình.
Thứ nhất là: Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc “uti possidetis juris” (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh.
Thứ hai là: Anh đã chính thức từ bỏ thuộc địa này năm 1776, trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không. Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đối hành động này từ 17/6/1833 đến nay.
Thứ 3 là: Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argentina sau năm 1883.
Thứ 4 là: Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958.
Theo_Báo Đất Việt
Palmyra mới chỉ là "thắng lợi nhỏ" trong cuộc chiến chống IS
Phương Tây cho rằng thắng lợi ở thành cổ Palmyra (Syria) mới chỉ là bước đầu trong cuộc chiến dài lâu chống tổ chức khủng bố IS.
Những ngày qua, báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo phương Tây không ngừng nhắc tới chiến thắng của quân đội Syria trước tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại thành phố cổ Palmyra.
Lục quân Syria ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Dawn.
Dù được đánh giá là rất quan trọng và mang tính biểu tượng cao, song chiến thắng này lại được các nhà lãnh đạo phương Tây đón nhận một cách thận trọng, cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc chiến dài hơi nhằm đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố này.
Mỹ hạ thấp thắng lợi Palmyra
Chính phủ Mỹ hôm 28/3 dù đánh giá sự kiện quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga đã đẩy lùi được nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi Palmyra là "một điều tốt", song lại không giống như nhà lãnh đạo Nga hay một số nhà lãnh đạo phương Tây khác khi từ chối nhắc tới vai trò của quân đội Syria trong chiến thắng quan trọng này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói: "Hiện còn quá sớm để đánh giá tác động của chiến thắng tại Palmyra đối với các cuộc đối thoại hòa bình. Tôi không biết chắc là chúng ta có nên hi vọng hay không, song dù sao nó cũng mang lại sự tự tin hơn. Mỹ hoan nghênh việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã bị đuổi khỏi Palmyra, song chúng tôi vẫn muốn chắc chắn và muốn thấy rằng cả phe đối lập và chính quyền Syria sẽ tiếp tục đàm phán về tiến trình chuyển giao chính trị và đạt được tiến bộ."
Có thể nói, với chiến thắng được xem là "quan trọng nhất" trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, với sự hỗ trợ của quân đội Nga và phong trào vũ trang Hezbollah của Lebanon đã cho thấy là "lực lượng đấu tranh hiệu quả nhất" trước một tổ chức khủng bố gây lo ngại nhất hiện nay.
Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria, trong 20 ngày đấu tranh vừa qua, quân đội Syria đã tiêu diệt được 400 tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Palmyra - thiệt hại nặng nề nhất mà nhóm khủng bố phải hứng chịu chỉ trong một trận chiến kể từ khi nhóm này nổi lên năm 2013. Còn tại nước láng giềng Iraq, quân đội nước này, với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu cũng đang phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại thành phố chiến lược miền Bắc Mosul.
Syria dồn lực diệt khủng bố IS
Trong bối cảnh phương Tây quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và tác động tích cực của lệnh ngừng bắn đạt được với phe đối lập có hiệu lực từ cuối tháng 2, các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đang dồn lực chống khủng bố và đã đạt những thành công bước đầu.
Bùng phát từ năm 2011, cuộc xung đột taị Syria đã cướp đi sinh mạng của 270.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ, tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố phát triển. Chính vì thế, chiến thắng tại thành phố chiến lược Palmyra đã tạo đà cho những trận chiến tiếp theo của quân đội Syria.
Ngay ngày hôm qua (28/3), một ngày sau khi giành được Palmyra, quân đội Syria đã lên kế hoạch phát động các chiến dịch đánh chiếm lại những thành phố bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng chiếm đóng tại phía Đông và phía Tây Palmyra.
Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria, quân đội Syria đang muốn tạo ra một vành đai an toàn cho Palmyra để những kẻ khủng bố không thể quay lại thành phố này. Các nguồn tin quân sự Syria đã xác nhận thông tin, đồng thời cho biết, mục tiêu của chính phủ Syria là giành lại những vùng lãnh thổ hiện còn nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tiến tới chấm dứt sự tồn tại của chúng tại Syria.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mục tiêu này là không hề dễ dàng và hơn hết Palmyra mới chỉ là một tiền đồn.
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Chiến thắng tại Palmyra có thể sẽ là bệ phóng cho những thành công tiếp theo trong cuộc chiến chống Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, song để nắm bắt được cơ hội này, Syria vẫn cần một chính phủ ổn định và đoàn kết để các nhóm khủng bố không còn cơ hội lợi dụng bất ổn. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn kỳ vọng về tiến trình đàm phán đang diễn ra giữa chính phủ và phe đối lập Syria, sẽ mở ra cơ hội chấm dứt các cuộc khủng hoảng phát sinh từ cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua này./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Yonhap: Hàn xây dựng hệ thống chống pháo đối phó với Triều Theo Yonhap, Bộ Quốc phòng Hàn ngày 28/3 thông báo đang xây hệ thống chống pháo tổng thể để đối phó với các mối đe dọa đang gia tăng từ MRLS của Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 28/3 thông báo, nước...