Lịch Tết 2021 khởi động muộn nhưng đã giảm giá tới 45%
Đa dạng về mẫu mã, chủng loại, với nhiều chương trình khuyến mại, thị trường lịch Tết 2021 (Tân Sửu) khởi động muộn nhưng hiện tại đã giảm giá từ 10% đến 45%.
Bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cộng với thói quen của người tiêu dùng thay đổi, có nhiều phương tiện khác để xem ngày, tháng, thị trường lịch Tết năm nay khởi động muộn và chậm hơn những năm trước, chị Bích Ngọc, chủ cửa hàng văn phòng phẩm – tạp hóa tại đường Lạc Long Quân, Hà Nội cho biết.
Giá bán bình ổn, tăng chiết khấu
So với giá bán lịch Tết Canh Tý năm 2020, lịch Tết Tân Sửu 2021 có mức giá bình ổn, hầu như không có biến động. Ghi nhận ở các địa điểm bán lịch tại Hà Nội như phố Đinh Lễ, phố Hàng Trống…, chiếm số lượng lớn là các loại lịch treo tường và lịch bàn, có giá bán bình dân và phù hợp với mức chi tiêu của số đông người tiêu dùng.
Giá lịch tờ từ 15.000 đến 30.000 đồng, lịch bàn từ 25.000 đến 40.000 đồng/cuốn. Lịch bloc có giá dao động 70.000 đồng – 750.000 đồng/bộ, tùy kích cỡ. Các mẫu lịch thiết kế đặc biệt, kích cỡ siêu cực đại với nguyên liệu cao cấp có giá từ 550.000 đồng đến 770.000 đồng/bộ. Lịch tuần treo tường giá từ 150.000 đồng đến 230.000 đồng/bộ. Lịch tờ có giá từ 40.000 đến 80.000 đồng. Lịch để bàn từ 25.000 đến 60.000 đồng.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm lịch tờ lò xo, lịch tờ nẹp thiếc, các loại lịch lưu niệm như lịch in khắc gỗ, lịch hình quả cầu, lịch in theo các bộ phim hoạt hình… phục vụ nhu cầu của giới trẻ, có giá bán từ 50.000 đồng trở lên.
Video đang HOT
Thị trường lịch Tết tại Hà Nội đa dạng mẫu mã, chủng loại, giá cả
Mỗi sản phẩm lịch có một đặc trưng riêng, hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể như cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, khách hàng lẻ… Để kích cầu tiêu dùng, từ nay đến hết 31/12, hầu hết các nhà sách, các đại lý bán lịch đều đưa ra chương trình khuyến mại cho khách hàng với mức giảm giá từ 10% lên đến 45%, tùy theo từng loại.
Thêm nhiều mẫu mã mới
Bên cạnh những chủ đề truyền thống hàng năm như: hình chữ Phúc – Lộc – Thọ, Tài – Lộc, hình ảnh mai vàng, bông lúa túi vàng, đồng tiền…; hình ảnh chú trâu biểu tượng của năm Tân Sửu được đưa lên khác nhiều mẫu lịch từ phong cách truyền thống đến hiện đại.
Cùng với đó là sự xuất hiện của những mẫu lịch với chủ đề mang tính thời sự. Tiêu biểu như: bộ lịch 7 tờ có chủ đề “Bác Hồ với Đại hội Đảng” để chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Bộ lịch chọn lựa những bức ảnh chân dung Bác khi tham dự tại một số kỳ Đại hội Đảng. Trên mỗi tờ lịch còn trích dẫn những câu nói giá trị của Bác tại các kỳ Đại hội Đảng.
Bộ lịch Việt Nam kiên cường trong đại dịch, tái hiện một đất nước kiên cường vượt qua dịch bệnh dưới góc nhìn của người dân trong nước và bạn bè năm châu cũng tạo điểm nhấn trên thị trường năm nay.
Một mẫu lịch Tết theo chủ đề sống xanh
Chủ đề sống xanh, bảo vệ môi trường, tôn vinh nông sản Việt cũng được một số đơn vị sản xuất đưa lên các ấn phẩm lịch xuân 2021. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như bộ lịch Mùa bội thu, Món ngon quê nhà, Việt Nam tươi đẹp, Làng nghề Việt của lịch xuân Phương Nam.
Cùng với đó là các bộ lịch mang chủ đề: Sản vật Việt Nam và những điểm đến ấn tượng; Môi trường xanh là của chúng ta của Công ty TNHH An Hảo hay các bộ lịch mang chủ đề: Khởi sắc, An nhiên, Hương vị yêu thương của Công ty TNHH Nhất Thống…
TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021
Lượng chuẩn bị hàng Tết nhằm dự trữ, cung ứng cho 2 tháng trước và sau Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, tăng 652,4 tỉ đồng (3,43%) so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Canh Tý 2020.
Tổng dự trữ trên do các doanh nghiệp thương hiệu mạnh, quy mô chi phối thị trường trong mảng phân phối như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, BigC, Aeon Citimart...và các đơn vị cung ứng chủ lực mặt hàng lương thực, thực phẩm như: Vissan, Sagrifood (thịt gia súc), Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt (trứng gia cầm); Foodcosa, Vinh Phát, Tấn Vương (gạo); Thành Thành Công (đường); Colusa - Miliket, Bình Tây (mì, bún, phở khô); San Hà, Long Bình, Feddy (thịt gia cầm); Phong Thúy, Thảo Nguyên, Phước An (rau củ quả); Liên Thành (nước mắm)...thực hiện.
7.132,6 tỉ đồng trong đó được dùng để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường. Riêng Tháng cao điểm phục vụ Tết ( từ ngày 1 đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 10.425,6 tỉ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172,4 tỉ đồng.
Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết lượng hàng chuẩn bị tiêu thụ Tết năm nay tăng 4,4% - 17,3% so với kế hoạch TP giao và tăng 12% - 21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% - 54,5% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm 7.488,2 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm 67,9 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn (28,1%), thịt gia súc 5.594,4 tấn (21%), dầu ăn 1.671,8 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)...
Các doanh nghiệp kỳ vọng vào sức tiêu thụ thị trường Tết Tân Sửu 2021
Cũng theo ông Tú, thông qua cầu nối là Sở Công Thương TP HCM và Sở Công Thương các tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp TP HCM đã chủ động bổ sung nguồn hàng là nông sản, đặc sản các địa phương vào danh mục sản phẩm Tết.
"Thông qua chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang cùng một số tỉnh miền Trung, miền Bắc ... để nắm bắt tình hình hoạt động nuôi trồng, sản xuất hàng Tết, hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ đưa hàng hóa nông sản từ các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối TP HCM và đưa hàng hóa TP HCM vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành" - ông Minh Tú nói cho hay.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...
Bên cạnh đó, trong tháng cận Tết nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo... Đặc biệt nhiều hệ thống phân phối lớn như Co.opmart, Co.opXtra, Satra, Aeon - Citimart, BigC dự kiến tổ chức nhiều chương trình khuyến mại giảm giá từ 5% - 49% cho hàng ngàn mặt hàng Tết.
Lên kế hoạch vừa kinh doanh vừa phòng chống dịch Covid-19
Với đặc thù là trung tâm tiếp nhận, phân phối hàng hóa từ các tỉnh thành về TP HCM, 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền đang cung ứng khoảng 60%-70% lượng rau củ quả, thủy hải sản, thịt gia súc tiêu thụ tại TP mỗi ngày. Thời điểm bình thường, mỗi ngày 3 chợ đầu mối tiếp nhận, phân phối khoảng 9.000 tấn hàng hoá. Dự kiến, vào thời điểm cận Tết, lượng hàng sẽ tăng khoảng 80%, lên đến 15.000 - 16.000 tấn/ngày.
Đến thời điểm này, Ban quản lý các chợ đầu mối đã xây dựng xong kế hoạch chuẩn bị hàng Tết, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch Covid-19, phóng cháy chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại chợ. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập; tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ; nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện nghiêm túc quy định về niêm yết giá; hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn thực phẩm...
Còn tại các chợ truyền thống, Ban quản lý các chợ có phương án tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát về việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, không kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hàng giả, hàng nhái đánh bật hàng thật trên chợ online Thương mại điện tử phát triển là kẽ hở để hàng giả, hàng nhái phát triển, với những cách thức tinh vi, gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp. Với sự phát triển của mua sắm hiện đại, các kênh bán hàng trực tuyến ngày càng được nhiều người lựa chọn. Không cần đến...