Lê Văn Thiêm: Người Việt đầu tiên nhận bằng tiến sĩ toán
Bảo vệ thành công luận án nọ ngày 4/4/1946, Lê Văn Thiêm trở thành người Việt Nam đầu tiên cầm trong tay bằng tiến sĩ toán ngày 8/4/1946.
Cái tên Lê Văn Thiêm gắn bó với nhiều mốc “đầu tiên”.
Có thể kể tới: Người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ toán, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội…
Chào đời ngày 29/3/1918 tại làng Lạc Thiện, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, Lê Văn Thiêm là con út trong gia đình có 12 người con của ông bà Lê Văn Nhiễu.
Năm 1930, song thân đều khuất bóng, Lê Văn Thiêm vào Bình Định tựa nhờ anh cả Lê Văn Kỷ – tiến sĩ khoa thi cuối cùng của nền giáo dục phong kiến vào năm Kỷ Mùi 1919, niên hiệu Khải Định thứ tư.
Học Collège de Quy Nhơn, Lê Văn Thiêm thi đỗ đầu Cao đẳng tiểu học năm 1937, sau đó chỉ 3 tháng thì thi đỗ tú tài phần 1, năm sau thi đỗ tú tài toàn phần. Năm 1938, Lê Văn Thiêm ra Hà Nội, theo học lớp PCB (Physique, Chimie, Biologie: Lý, Hóa, Sinh), năm 1939 thi đỗ thứ nhì nên được nhận học bổng du học Pháp.
Cử nhân, thạc sĩ, rồi tiến sĩ toán ở Pháp và Đức
Năm 1939, Lê Văn Thiêm trở thành sinh viên khoa Toán tại École Normale Supérieure de Paris / Đại học Sư phạm Paris. Thế chiến II bùng nổ, bị gián đoạn đèn sách, đến năm 1943, ông mới tiếp tục việc học và năm sau nhận bằng thạc sĩ toán.
Được học bổng của quỹ Alexander von Humboldt, Lê Văn Thiêm sang Đức làm luận án tiến sĩ toán “Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên” tại Đại học Gttingen do nhà toán học Hans Wittich hướng dẫn. Bảo vệ thành công luận án nọ ngày 4/4/1946, Lê Văn Thiêm trở thành người Việt Nam đầu tiên cầm trong tay bằng tiến sĩ toán ngày 8/4/1946.
Mở rộng nội dung luận án, Lê Văn Thiêm viết bài “Một số kết quả về vấn đề kiểu của các mặt Riemann” bằng tiếng Đức và đăng tạp chí chuyên đề quốc tế Commentarii Mathematici Helvertici năm 1947. Theo nhận định của GSTSKH Hà Huy Khoái, công việc ấy khiến Lê Văn Thiêm trở thành “người khai sinh toán học Việt Nam đương đại”.
Năm 1948, Lê Văn Thiêm đại diện Việt Nam qua Ba Lan tham dự Hội nghị Hòa bình thế giới. Cùng năm đó, tại Pháp, nhờ sự hướng dẫn của chuyên gia hàng đầu về hàm giải tích là GS Georges Valiron, Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học quốc gia “Về bài toán ngược phân phối giá trị các hàm phân hình”.
Tượng đồng GS TSKH Lê Văn Thiêm (1918 – 1981) do nhà điêu khắc Hà Trí Dũng tạc dựng trước Nhà Hiệu bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 5/10/2011. Ảnh: Phanxipăng
Video đang HOT
Hồi hương, tài tình xây dựng đất nước
Năm 1949, Lê Văn Thiêm quyết định thôi giảng dạy tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ, trở về Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc. Máy bay đưa ông rời Paris đến Bangkok, thủ đô Thái Lan. Từ đó, theo đường bộ xuyên qua Campuchia, ông vào rừng U Minh, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19/12/1949. Năm 1951, Chính phủ điều động Lê Văn Thiêm ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới. Tại đấy, ông gặp những trí thức từ Pháp hồi hương như mình: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa…
Ngày 11/10/1951, theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam, Trường Sư phạm Cao cấp được thành lập. Đó chính là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. GSTSKH Lê Văn Thiêm trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của trường này, nhiệm kỳ 1951 – 1954.
Cũng nhiệm kỳ 1951 – 1954, GSTSKH Lê Văn Thiêm đồng thời làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Khoa học cơ bản. Giai đoạn 1957 – 1970, Lê Văn Thiêm được cử giữ chức vụ Hiệu phó Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kiêm Chủ nhiệm khoa Toán trường này.
Nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, Lê Văn Thiêm tham gia giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam: Tính toán nổ mìn buồng mỏ núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964); phối hợp với Cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966); phối hợp với Viện Thiết kế của Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967).
Năm 1966, Lê Văn Thiêm làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam. Ông cũng là một trong những người sáng lập các lớp chuyên toán và tạp chí Toán học và tuổi trẻ.
Lê Văn Thiêm tiếp tục nghiên cứu những vấn đề ứng dụng thỏa đáng trong hoàn cảnh Việt Nam như tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình ở tỉnh cùng tên và thủy điện Vĩnh Sơn ở tỉnh Bình Định, tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An ở tỉnh Đồng Nai… Từ đó, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất.
Năm 1980, Lê Văn Thiêm công tác tại Phân viện Khoa học Việt Nam tại TPHCM. Cũng tại đô thị này, ngày 3/7/1991, GSTSKH Lê Văn Thiêm từ trần.
Rất được tôn vinh
Nhiều nhà khoa học uy tín, như GS Hoàng Tụy, GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu… đánh giá cao năng lực cùng thành quả cống hiến của GS TSKH Lê Văn Thiêm.
Đã có 2 tượng đồng bán thân Lê Văn Thiêm được dựng tại sân Viện Toán học Việt Nam ở Hà Nội năm 2006, khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2011.
Hiện thời, hằng năm, với bậc THPT, Hội Toán học Việt Nam trao “giải thưởng Lê Văn Thiêm” cho 1 – 2 giáo viên dạy toán giỏi và 2 – 4 học sinh giỏi toán.
Giáo dục STEM: Định hướng nghề nghiệp 4.0 cho học sinh
Giáo dục STEM giúp học sinh (HS) hình thành các kỹ năng và phòng Lab STEM là nơi các em thực hiện ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm.
TS Tưởng Duy Hải - Phó Trưởng bộ môn Phương pháp giảng dạy, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị xung quanh nội dung này.
TS Tưởng Duy Hải đang giới thiệu nội dung giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Hình thành năng lực dựa trên nền tảng công nghệ số
Thưa ông, giáo dục STEM trong nhà trường thông qua các môn học được thực hiện thế nào để hình thành năng lực cho HS?
- STEM là nhóm ngành thuộc mảng khoa học công nghệ và Toán rất quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số. Trong khuôn khổ nhà trường, STEM là hình thức dạy học mang tính tích cực liên môn của các môn khoa học, công nghệ kỹ thuật và Toán để HS phát triển các năng lực, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ở tầm cao hơn, giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho HS, để khi các em ra trường có thể tiếp cận với các lĩnh vực nghề nghiệp trong thời đại công nghệ số ngày nay.Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể 2018 và chương trình môn học, Thông tư 32 và Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT đã đề cập đến STEM trong từng môn học, định hướng dạy các môn khoa học thành bài học STEM, trải nghiệm STEM, nghiên cứu khoa học.
Hoạt động trải nghiệm STEM là sự kết nối giữa kiến thức trong nhà trường với các vấn đề thực tiễn, gắn sản xuất với kinh doanh, nghiên cứu khoa học để HS tạo ra sản phẩm mang tính mới cho xã hội. Đồng thời, hoạt động này cũng rèn luyện cho HS khả năng nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó hình thành năng lực, định hướng nghề nghiệp và gieo mầm khởi nghiệp cho các em.
Khi HS được giáo dục STEM sẽ hình thành những phẩm chất và năng lực gì để tiếp cận cách mạng 4.0?
- Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra được những nhóm năng lực để rèn cho HS trong những chủ đề STEM, thông qua giải pháp giáo dục STEM, bài học STEM.
Chúng tôi đưa vào những nền tảng số, phần mềm hệ thống số, công nghệ số để HS có thể kết nối được với nhau, điều khiển tự động các phương tiện, thiết bị. Đồng thời gắn kết những nền tảng này luôn vào trong bài học của môn Tin học, Công nghệ có sự tích hợp nền tảng công nghệ số rất mạnh.
Cùng với đó, dùng công nghệ số, nền tảng số để HS học những bài học STEM trong các môn Vật lý, Toán học, Sinh học, Hóa học giúp thu thập, xử lý thông tin, xây dựng các mô hình, mô phỏng quá trình hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Như vậy, từ trong nhà trường, HS đã tích hợp năng lực công nghệ số, chuyển đổi số thông qua các bài học STEM. Dựa trên nền tảng công nghệ số, HS có thể đưa ý tưởng sáng tạo, sau đó thực thi, trải nghiệm và hình hành nên những sản phẩm công nghệ, phần mềm hữu ích.
Năng lực thứ ba là làm việc trong môi trường hợp tác, tiếp cận đa nền tảng, từ nguồn lực tài chính đến con người, công nghệ để chuyển hóa các ý tưởng sơ khai thành sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Bộ sách "Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông".
Phòng Lab STEM - mô hình dạy học tương lai Công ty CP Phát hành sách giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa giới thiệu bộ sách "Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông". Là thành viên biên soạn, ông cho biết bộ sách sẽ hỗ trợ HS như thế nào trong học STEM?
- Bộ sách giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông (từ lớp 1 đến 12) là sản phẩm của một nhóm nghiên cứu hơn 10 người từ năm 2018 đến nay, tích hợp các bài học STEM vào chương trình GDPT.
Mỗi bộ sách gồm 5 - 6 chủ đề giúp cho giáo viên các môn học tiếp cận và tổ chức cho HS thực hiện những chủ đề STEM để nuôi dưỡng sự sáng tạo, làm việc trên môi trường số, hợp tác, tạo ra sản phẩm mang tính ứng dụng công nghệ. Bộ sách cũng là các giải pháp công nghệ mà HS sẽ dựa trên danh mục thiết bị tối thiểu, các bộ kít, hệ thống nền tảng phần mềm, được thiết kế như hồ sơ học tập để các em hoàn thiện các sản phẩm STEM.
Hiện nay, Công ty CP Phát hành sách giáo dục là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các đơn vị của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có phòng Lab STEM phục vụ các giải pháp công nghệ cho giáo dục từ bậc tiểu học đến THPT.
Phòng Lab STEM có những đặc điểm gì khác biệt so với các phòng thực hành môn học?
- Phòng Lab STEM hay không gian STEM khác với phòng thực hành hiện nay. Phòng thực hành có tính đơn môn, ví dụ phòng Tin học, Ngoại ngữ dùng để thực hành Tin học, Ngoại ngữ. Phòng Vật lý, Hóa học, Sinh học được dùng làm thí nghiệm của Lý, Hóa, Sinh.
Chúng tôi thiết kế phòng Lab STEM có 6 chức năng, HS có khả năng làm việc nhóm, sử dụng các nền tảng phần mềm để thiết kế, chế tạo ra các cái mẫu mô hình. Trên nền tảng số, HS có thể chia sẻ, xây dựng các sản phẩm, bài giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình.
Vì chúng tôi xây dựng phòng này theo mô hình tích hợp các chức năng của giáo dục STEM nên HS có thể sáng tạo và học tập trên đó. Phòng Lab STEM có đặc điểm: HS từ ý tưởng chuyển sang thiết kế, từ thiết kế chuyển sang điều chỉnh để số hóa, kết nối và trao đổi, trình bày, thảo luận để hoàn thiện sản phẩm.
Dù là tích hợp liên môn (Lý, Hóa, Sinh, Tin) thì trong phòng Lab này đều có đủ phương tiện, thiết bị để xây dựng các chủ đề dạy học STEM.
Xin cảm ơn ông!
Hạnh phúc đơm hoa Đam mê nghề "trồng người", cô Nguyễn Thị Sao - GV môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu (huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng) luôn nỗ lực hết mình vì học trò thân yêu. Cô Nguyễn Thị Sao được vinh danh Nhà giáo tâm huyết sáng tạo. Ảnh: TG Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô Sao có nhiều sáng kiến, vận...