Lầy như nước Pháp, đem cả bộ truyện One Piece vào giảng dạy trong sách giáo khoa
Có ai mà ngờ được có ngày One Piece lại xuất hiện sách giáo khoa nước Pháp ở bộ môn khoa học và công nghệ cơ chứ
Cụ thể là trong bài học về tầm quan trọng của Vitamin C với các thủy thủ giai đoạn đầu thế kỷ 18. Đây được xem là giai đoạn bùng nổ của một chứng bệnh kỳ lạ khiến những người đi biển ngày càng trở nên mệt mỏi, uể oải và luôn trong trạng thái cáu gắt, dễ nổi giận. Với những người có sức khỏe và tinh thần không tốt thậm chí còn xuất hiện nhiều triệu chứng đáng sợ hơn như ra máu chân răng, rụng răng hay thậm chí là cả tử vong.
Thiếu Vitamin sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải hay thậm chí là tử vong
Người ta ước tính rằng có đến 2 triệu người chết chỉ trong vòng 200 năm vì căn bệnh đáng sợ này. Thế nên nhiều người vào thời điểm đó không dám ra khơi và cho rằng đó là lời nguyền dành cho những tên cướp biển. Họ đồn nhau rằng hải tặc cứ sau 2 – 3 tháng ra khơi đều sẽ lần lượt mắc phải lời nguyền biển cả.
Thế nhưng sự thật lại không phải vậy, chính vì lênh đênh trên biển với chế độ ăn không lành mạnh quá nhiều thịt muối và thiếu rau xanh. Các thủy thủ đoàn dần mắc phải một căn bệnh tên là Scurvy do thiếu vitamin C. Chính vì lý do đó, sau này trước mỗi chuyến ra khơi, những thủy thủ đoàn đều phải chuẩn bị cho mình rất nhiều các loại rau quả đặc biệt là quả cam, vốn được xem là thần dược dành cho giới cướp biển.
Video đang HOT
Cam rất có giá trị với thủy thủ đoàn
Trong bức ảnh chúng ta có thể thấy được một thành viên trong băng Mũ Rơm đang rơi vào trạng thái thiếu Vitamin C trầm trọng và buộc phải nhờ đến sự trợ giúp thần kỳ của quả cam. Người của thế kỷ 18 tin rằng cơ thể của thủy thủ sẽ hồi phục rất nhanh ngay sau khi được sử dụng loại thần dược này.
Luffy và Usoop đang tiếp thêm Vitamin C cho đồng đội
Rõ là so với những cách giảng dạy thông thường, cách giảng dạy kết hợp với anime này hiệu quả hơn hẳn khi tạo được hứng thú với các em học sinh. Cơ mà xem One Piece lâu như vậy vẫn chưa thấy tình trạng thiếu vitamin C xuất hiện với hải tặc nào. Liệu băng Mũ Rơm có đang thủ sẵn một lượng lớn cam trong kho không ta?
Các bạn nghĩ sao về các truyền tải bài học của nước Pháp?
Hậu Giang: Chưa nghe phản ánh về nội dung SGK Cánh diều
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang khẳng định đến nay chưa nghe giáo viên hay cán bộ quản lý ngành giáo dục trên địa bàn phản ánh về nội dung của sách giáo khoa Cánh diều.
Ngày 21-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 10-2020. Tại đây, bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc GD&ĐT tỉnh thông tin một số vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông.
Bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH
Liên quan đến việc nội dung trong bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Cánh diều mà vừa qua dư luận xã hội cho rằng có nhiều "sạn", bà Ánh cho hay những việc này ngành giáo dục chỉ biết thông qua mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Qua thực tế triển khai ở địa phương, Sở chưa nghe giáo viên hay cán bộ ngành phản ánh gì.
"Qua dự giờ, thăm lớp, qua khảo sát nắm bắt, đến thời điểm này trong đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 và trong cán bộ quản lý chúng tôi chưa nghe thông tin phản ánh gì về chương trình cũng như nội dung của SGK, bởi vì chúng ta mới triển khai có một tháng thôi" - bà Ánh thông tin thêm.
Đại biểu dự Hội nghị quan tâm đến tính kế thừa của SGK trong tình trạng mỗi trường một bộ sách như hiện nay. Ảnh: CHÂU ANH
Đại biểu cũng muốn biết quan điểm của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang như thế nào trước dư luận xã hội về "sạn" trong bộ SGK Cánh diều. Ảnh: CHÂU ANH
Đại biểu tham dự hội nghị cũng băn khoăn về việc mỗi nơi một bộ sách như hiện nay thì làm thế nào để đảm bảo tính kế thừa.
Về vấn đề này, bà Ánh khẳng định sau hơn một tháng triển khai chưa nghe báo cáo từ cơ sở. Riêng về việc kế thừa, bà cho hay Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh năm sau sẽ chọn sách nào có mang tính kế thừa, tránh hoang phí.
"Hiện chúng tôi đang dự giờ, thăm lớp, đồng thời sẽ tổ chức hộ nghị, hội thảo nghe góp ý, đánh giá của giáo viên về SGK để cái nào không phù hợp thì điều chỉnh. Như đã nói, chương trình phổ thông là mở, SGK là mở, vì vậy giáo viên có quyền chủ động lựa chọn nội dung dạy, hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Như vậy, những gì chưa phù hợp sẽ được chúng tôi tiếp thu để làm sao điều chỉnh cho phù hợp, còn cái gì đã dạy qua thì đợi điều chỉnh thôi" - bà Ánh trả lời.
Bà Ánh cũng thông tin thêm, nếu ai có vấn đề thắc mắc hay góp ý có thể liên hệ số điện thoại đường dây nóng của Sở GD&ĐT.
Sáng cùng ngày, PV đã gọi vào hotline 0919.114.155 đăng trên website của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang, tuy nhiên không ai bắt máy.
Điều chỉnh dạy học chương trình lớp 1 để phù hợp với học sinh Phú Yên là một trong những địa phương có tỷ lệ cao lựa chọn bộ sách Cánh diều để dạy học cho học sinh lớp 1 trong cả nước. Trước dư luận về việc có "sạn" ở môn Tiếng Việt lớp 1, Sở GD- ĐT tỉnh Phú Yên yêu cầu giáo viên cần chủ động rà soát, phân tích những nội dung chưa...