Lập bản đồ lưu hành bệnh nguy hiểm lây từ động vật
Ngày 27.7, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE), Bộ Y tế chính thức triển khai dự án đánh giá về nguy cơ bệnh than và bệnh brucellosis tại Việt Nam.
Một ca mắc bệnh than điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) – ẢNH: THẢO MY
Trong đó, bệnh than (còn gọi là nhiệt thán) là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng lây sang người. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua các vết thương trên da.
Trong đó, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90% với ca bệnh lây qua đường hô hấp. Số mắc được báo cáo chưa đầy đủ đã lên đến 200 ca/năm (thời điểm năm 2014). Trong khi đó, vi khuẩn gây bệnh than từng được coi là tác nhân hàng đầu cho chiến tranh sinh học.
Từ năm 2020 – 2024, NIHE phối hợp Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) và các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Florida (Mỹ) triển khai dự án nghiên cứu, đánh giá về bệnh than, tiến hành lập bản đồ dịch tễ về sự lưu hành của bệnh này.
Video đang HOT
Dự án cũng nghiên cứu về bệnh brucellosis (gây bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên động vật) có khả năng lây nhiễm, gây bệnh nguy hiểm trên người. Brucellosis có thể gặp ở những người làm việc trong lò giết mổ gia súc, nhân viên sở thú. Số mắc cao nhất là những người làm công việc vắt sữa (chiếm 40% các ca mắc).
Dự án trên triển khai tại 6 tỉnh miền núi phía bắc: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và Sơn La, với tổng kinh phí 5 triệu USD, đánh giá về mối liên hệ của vi khuẩn gây hai bệnh trên tại Việt Nam với các chủng gây bệnh trên thế giới; thiết lập hệ thống lấy mẫu xét nghiệm giúp phát hiện, báo cáo ca bệnh và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân.
Mê ăn đồ sống, tái, hãy cẩn trọng vì 6 căn bệnh này có thể "hỏi thăm"
Thực phẩm thô chứa nhiều mầm bệnh và thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng không thể lường trước.
Ngoài các món ăn được chế biến chín thì các món được chế biến tái như phở tái, gỏi sống, lẩu sống là những món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều người cho rằng thịt còn tái thì mới giữ được hương vị tươi ngon ban đầu của nó chứ không như đồ ăn đã qua chế biến. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn tái sống chứa rất nhiềm mầm bệnh gây hại đến sức khỏe mà bạn không lường trước được.
Bệnh than
Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn, gặp phải ở cả người và động vật. Nguyên nhân gây ra bệnh than là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn than Bacillus anthracis. Con người bị lây nhiễm bệnh than chủ yếu thông qua các động vật mang vi khuẩn Bacillus anthracis. Vi khuẩn than gây bệnh nhiệt thán cho động vật, đặc biệt phổ biến ở các loài gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, cừu...Những gia súc mắc bệnh nhiệt thán hầu hết sẽ bị chết. Nếu con người tiếp xúc hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh thì sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Viêm não, nhiễm trùng tai
Liên cầu khuẩn qua những món thịt sống sang người sẽ gây viêm màng não, nhiễm trùng tai ở người. Khi nhiễm bệnh, người bệnh thường sốt cao, mê sảng, nhầm lẫn. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Trong trường hợp điều trị ngay lập tức cũng có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn hoặc viêm dây thần kinh thính giác.
Bệnh giun xoắn
Ăn thịt lợn tái sống là nguyên nhân gây ra bệnh giun xoắn ở người. Thịt lợn có nhiễm Trichinella spiralis gây giun xoắn. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, ruột, cơ, các cơ quan khác của người gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp, viêm cơ tim... Nấu chín thịt lợn là cách đơn giản và dễ dàng nhất để ngăn bệnh giun xoắn xâm nhập và phát triển trong cơ thể người.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tiêu chảy, nôn mửa, tiêu chảy ra máu ... là những biểu hiện chính của căn bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Người bệnh ăn thịt tái, sống là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.
Bệnh sán phổi
Loại sán này ký sinh ở phúc mạc, dưới da, tinh hoàn... gây ra các biến chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức và thậm chí là liệt đầu. Sán lá phổi còn gây ra những ổ áp xe, tạo các cơn ho ra máu, tràn dịch phổi nguy hiểm đến sức khỏe. Người ăn thịt lợn tái sống dễ mắc các loại sán này.
Bệnh Brucellosis
Brucellosis là tên bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra. Bệnh còn có các tên khác như sốt Malta, sốt làn sóng... Tiếp xúc hoặc ăn, uống các loại thịt sống có vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng chính của bệnh là sốt, đau người, đau khớp, giảm cân, áp xe gan...
Đông nghẹt người tại các cơ sở tiêm chủng: Nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh Sau khi cách ly xã hội được nới lỏng, nhiều điểm tiêm chủng đã lại mở cửa để phục vụ người dân. Điều đáng nói là tại các địa điểm này, tình trạng chen chúc, đông nghẹt người lại diễn ra tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm ngay chính ở các cơ sở tiêm chủng. Điểm tiêm chủng ở Trung tâm...