Lão ngư đất võ Bình Định đổi đời nhờ nuôi loài cá “tiến vua”
Dành cả tuổi trẻ chinh phục loài cá chình mun, ông Bảy Tú được người dân địa phương ưu ái phong ông là “ vua cá chình” đầm Trà Ổ. Bởi, ông đã thuần dưỡng loài cá “tiến vua” trước nguy cơ tuyệt chủng.
Lão ngư đất võ Bình Định đổi đời nhờ nuôi loài cá “tiến vua”
Chinh phục loài cá chình quý hiếm
Ở xóm Cù Lao (thuộc thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) không ai không nghe danh ông Bảy Tú, tên đầy đủ là Võ Tuấn Tú (57 tuổi). Vốn sinh ra ở vùng đất Gò Bồi (huyện Tuy Phước, Bình Định). Ngày còn nhỏ, gia đình ông cũng mưu sinh với nghề đánh bắt thủy sản ở ven sông, đầm, trong đó có loài cá chình cho giá trị cao.
Ông Võ Tuấn Tú được người dân địa phương phong cho cái tên “vua cá chình” ở đầm Trà Ổ.
Năm 1997, lúc ấy ông đã có vợ con nhưng vẫn quyết tham gia vào dự án Nghiên cứu cá chình mun và nuôi cá lóc thực nghiệm trên đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ, ở huyện Phù Mỹ), do Sở KH-CN tỉnh Bình Định thực hiện, với vai trò “hạt nhân” là tổ trưởng tổ kỹ thuật (tổ có 5 người). Nhận nhiệm vụ, ông Tú cùng 5 người khăn gói ra giữa đầm Trà Ổ dựng lều “ăn dầm và ở dề” suốt nhiều năm trời chỉ để nghiên cứu loài cá chình.
“Ngày ấy, ở Cù lao này làm gì có điện đài như bây giờ, con đường đất độc đạo ra đây thì mưa lũ gây sạt lở, ngập lụt muốn ra vào phải chống sõng. Anh em chúng tôi đều có chế độ nhà nước, mỗi tháng 3kg gạo và 80.000 đồng. Nhưng tiền này tôi dành gửi về cho vợ con, còn mình chịu khó chắt bóp, kiếm con tôm, con cá, nắm rau ở đầm để cầm cự nghiên cứu cá”, ông Tú kể lại.
Một góc đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Đầm Trà Ổ rộng 1.200ha, là sự hợp lưu của 2 con nước mặn và ngọt. Nhắc đến đầm Trà Ổ, người ta liên tưởng đến nhiều loài thủy hải sản tươi ngon, trong đó có loại cá chình mun quý hiếm được xếp vào danh mục các loài nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam. Món ăn được nấu từ chình mun trở thành đặc sản có một không hai của Bình Định. Đây là một trong những món ăn tiến vua nổi tiếng của tỉnh Bình Định thời xa xưa.
Trước năm 1985, đầm Trà Ổ vẫn còn thông ra biển nên chình mun phát triển mạnh. Biết bao thế hệ người dân sinh sống ven đầm này, trưởng thành nhờ vào nguồn khai thác thủy hải sản quý, trong đó có loài cá vua này. Thế nhưng, sau năm 1986 do chính quyền đầu tư xây đập ngăn mặn để sản xuất nông nghiệp thì chình mun cũng suy kiệt dần. Khoảng 30 năm trở lại đây, loài chình mun dần mất hút trước sự luyến tiếc của người dân và ngành thủy sản Bình Định.
Mỗi năm ông Tú bán khoảng 4-5 tấn chình mun, chình bông, chưa kể bán chình giống.
Ông Tú chia sẻ, điểm đặc biệt của cá chình là sinh trưởng ở nước ngọt, đến tuổi trưởng thành lại di cư ra biển để sinh sản. Hiện nay, chưa có nơi nào lai tạo, nhân giống được loài cá vua này.
“Trước đây, để hồi sinh cá chình mun Trà Ổ, tỉnh Bình Định bỏ tiền tỷ để thuê, mời nhiều chuyên gia đầu ngành thủy sản ra vùng đầm này để hỗ trợ người dân nuôi lai tạo, nhưng đều bất thành”, ông Tú cho hay.
“Ăn, ngủ”… với chình
Năm 2000, khi dự án chấm dứt, ông Tú xin chính quyền trụ lại đầm Trà Ổ để theo đuổi giấc mơ chinh phục cá chình. Có chút kinh nghiệm thời còn nghiên cứu nuôi cá chình thực nghiệm, ông Tú quyết ở lại đầm Trà Ổ vừa hành nghề buôn bán cá chình giống, vừa bắt tay vào nuôi cá chình thương phẩm.
Chình giống được ông Tú nuôi để bán cho khách hàng, chủ yếu ở miền Tây.
Ông Tú bắt đầu đào ao nuôi cá chình, lúc ấy nhiều người dân trong vùng tỏ ra lo lắng cho ông. Bởi, nuôi chình mun rất khó, ngay cả người dân sinh ra ở đầm Trà Ổ cũng chẳng dám mạo hiểm thuần hóa loài cá này.
Không ngoài dự đoán, 7 năm liên tiếp ông Tú lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Tưởng chừng ông từ bỏ giấc mơ chinh phục chình mun và làm giàu với mô hình này. Song, mỗi lần thất bại, ông lại rút ra được bài học quý rồi lấy sổ sách ra ghi chép cẩn thận.
“Khi đó, tôi còn non kinh nghiệm, chưa hiểu hết về loài chình mun. Môi trường nuôi, nguồn nước, cách cho ăn,… không phù hợp khiến cá hay bị bệnh chết hàng loạt. Có năm thì lũ lụt đổ về bất ngờ cuốn vỡ cả một ao chình mun, tổn thất cả tỷ đồng. Rất may, nhờ nguồn vốn vay được Hội nông dân ở địa phương giới thiệu, tôi liều mình vay rồi bắt đầu lại mọi chuyện”, ông Tú nhớ lại.
Chình mun đầm Trà Ổ nức tiếng ngon hơn chình các vùng khác nhờ ngon hơn ở nhờ môi trường tự nhiên
Theo ông Tú, cá chình rất khó nuôi, vốn đầu tư lớn nên phải thực sự đam mê thì mới có ngày thành công. Ngoài học hỏi kỹ thuật, ông phải “ăn, ngủ” với cá chình hàng chục năm trời mới nắm bắt được những đặc tính sinh thái của chình.
“Cá chình thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang hoặc dưới đáy ao, tối mới ra kiếm mồi; thích ăn giun, côn trùng thủy sinh, các ấu trùng giáp xác và động vật nhỏ khác… Đặc biệt, chình mun chỉ sống tốt ở môi trường sạch, không bị ô nhiễm nên khâu xử lý hồ nuôi rất quan trọng”, ông Tú chia sẻ.
Chặng đường chinh phục thuần dưỡng chình mun của ông Tú thật ly kỳ và đáng khâm phục, bởi ý chí kiên cường không chịu khuất phục trước những khó khăn. Nhiều người thất bại 1, 2 năm đã chán nản, đằng này ông Tú thua lỗ 7 năm liền. “Tôi nghĩ bí quyết cuối cùng của thành công vẫn kiên trì, dám nghĩ dám làm và đam mê”, ông Tú nói.
Tự hào nông dân đất võ Bình Định
Sau 7 năm thất bại liên tiếp, năm 2010 đánh dấu sự thành công bước đầu khi ông Tú đã thuần dưỡng được chình mun. Sau những lứa nuôi chình mun thành công, ông Tú tiếp tục đầu tư, mở rộng hồ nuôi. Hiện nay, gia đình ông có 4 hồ nuôi cá chình mun rộng khoảng 10.000 m2 và trở thành người nuôi chình lớn nhất miền Trung.
Hiện tại, gia đình ông Tú có 4 hồ nuôi cá chình với diện tích mặt nước 10.000m2.
Cá chình gia đình ông Tú nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, nặng từ 1 – 3 kg mới xuất bán cho các thương lái hoặc các nhà hàng lớn trên cả nước. Theo ông Tú, cá chình mun có giá trị dinh dưỡng rất cao và chỉ sinh đẻ ở môi trường tự nhiên, chưa thể nhân giống nhân tạo nên loại cá này có giá trị cao trên thị trường.
Hiện, bình quân mỗi năm ông Tú bán khoảng 4 – 5 tấn cá chình thương phẩm, với mức giá ổn định 500.000 – 550.000 đồng/1kg, ngoài ra ông cung cấp cá chình giống, thu lãi khoảng gần nửa tỷ đồng/năm.
Từ thành công của ông Tú, người dân ven đầm Trà Ổ đã bắt đầu nhân rộng và phát triển loài cá tiến vua năm xưa. Bất kể người dân nào muốn học hỏi nuôi chình, ông Tú đều tận tình giúp đỡ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nuôi và cung cấp cả con giống. Tuy nhiên, ông Tú cho rằng do người dân chủ yếu nuôi trong hồ xi măng nên hiệu quả không cao so với hồ đất tự nhiên.
Chia sẻ về nguyện vọng, ông Tú nói: “Tôi chỉ mong làm sao hồi sinh lại vùng sinh sản cho chình mun ở đầm Trà Ổ. Từ đó, xây dựng nhãn hiệu riêng cho chình mun Trà Ổ”.
Ông Tú đầu tư làm một khu nhà để phục vụ khách muốn thưởng thức chình mùn tại khu trang trại của gia đình.
Tiến sĩ Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định cho biết, chình mun hay các loài cá chình khác có một đặc thù di cư ra biển để giao phối và sinh sản nên rất khó để chúng đẻ tại ao nuôi. Cá nhân ông Võ Tuấn Tú đã có công chinh phục, tái nuôi được loài cá chình mun, chứng minh được giá trị kinh tế của loài cá vua này cho đầm Trà Ổ. Đây cũng là một mô hình hiệu quả, tối ưu nhất để tận dụng địa thế tự nhiên trong nuôi chình mun.
Lên núi nuôi con ai cũng biết, vợ chồng nghèo đổi đời, năm nay kiếm hơn 3 tỷ
Hai vợ chồng nghèo đã thật sự đổi đời nhờ sự cố gắng và nỗ lực.
Cách đây hơn 10 năm, 2 vợ chồng chị Cúc Hiền ở Thiểm Tây, Trung Quốc thuê đất trên núi rồi đưa 2 con lợn nái để bắt đầu nuôi lợn kiếm tiền.
Thời điểm đó, 2 vợ chồng vay nợ để bắt đầu nuôi lợn.
Từ 2 con lợn nái năm nào, giờ đây vợ chồng đã có cơ sở nuôi lợn với 80 con lợn nái.
Nửa đầu năm nay, 2 người bán hơn 1000 con lợn con. Hình ảnh chụp vợ chồng đang cho lợn ăn.
Qua hơn 10 năm nuôi lợn, 2 vợ chồng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khi mới nuôi, 2 vợ chồng không có tiền xây chuồng lợn, không có tiền xây nhà trên núi.
Trong nửa cuối năm, 2 vợ chồng có thể xuất chuồng hàng ngàn con heo con.
Năm 2011, cặp vợ chồng này mới bắt đầu xây chuồng lợn và mất hơn 2 năm để hoàn tất việc xây dựng. Trước đây, 2 vợ chồng làm ở mỏ sắt tại Hà Bắc (Trung Quốc).
Tuy nhiên năm 2009, hai người về quê tính phương án kinh doanh. Người chồng cho biết, khi làm việc bên ngoài, anh không kiếm được nhiều tiền.
Năm nay, 2 vợ chồng có thể thu về 1 triệu tệ (~3,2 tỷ đồng) từ nuôi lợn.
Ngoài lợn, vợ chồng này còn nuôi 70-80 con gà. Gà và trứng hiếm khi được bán ra cho khách mà chủ yếu dùng ăn trong nhà hoặc cho mọi người.
Giá lợn hơi hạ nhiệt, rời mốc 90.000 đồng/kg dù lợn Thái về chậm Từ 2 ngày nay, giá lợn hơi tại một số tỉnh miền Bắc có xu hướng tăng nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg, nhưng giá lợn hơi bán ra cao nhất vẫn chỉ 89.000 đồng/kg. Ngày 24.6, mặc dù giá lợn hơi bước sang ngày thứ 2 tăng nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg tại một số tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,...