Lào Cai: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS
Để triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh vùng dân tộc thiểu số” tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025, Sở GD&ĐT đã ban hành kế hoạch thực hiện trong năm 2021.
Ảnh minh họa
Theo đó, kế hoạch đã đặt ra 2 mục tiêu cụ thể với giáo dục Mầm non và Tiểu học.
Giáo dục mầm non có 35% trở lên trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục MN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Phát triển, nhân rộng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS và nâng cao chất lượng mô hình tại các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
Giáo dục tiểu học sẽ huy động được 99,9% học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp; 100% học sinh lớp 1 người DTTS được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 100% các khối lớp khác lựa chọn và triển khai hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp theo vùng miền;
Video đang HOT
96% học sinh người DTTS lớp 1 đạt được yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất môn tiếng Việt và được tăng cường kĩ năng sống. 100% HS được đọc tối thiểu 5 cuốn sách truyện (đọc mở rộng) trong năm học.
100% CBQL, GV tại các trường tham gia đề án được tập huấn về phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai; phương pháp tự học tiếng dân tộc tại cộng đồng…
Để thực hiện mục tiêu, PGĐ Sở GD&ĐT Lào Cai – Nguyễn Thế Dũng cho biết ngành giáo dục sẽ triển khai đồng loạt 6 giải pháp cơ bản.
Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tổ chức tốt công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch…
Trong công tác truyền thông sẽ đẩy mạnh, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, HS, CBQL, GV và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS…
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV cán bộ quản lý, dạy trẻ em người DTTS về: Công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em người DTTS…
Việc tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt cũng là một trong những giải pháp.
Tập trung nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người DTTS
Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quảng Ngãi: Học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số sử dụng thành thạo tiếng Việt
Tỷ lệ học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi sử dụng thành thạo tiếng Việt ngày càng tăng. Đây là kết quả có được từ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Theo sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2017-2020 đã đạt nhiều kết quả nổi bật.
Sau 3 năm thực hiện đề án, hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu đã đạt và vượt kế hoạch. Chất lượng hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh vùng DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học được nâng lên rõ rệt.
Tỷ lệ trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp năm sau cao hơn năm trước; 100% trẻ em người DTTS được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
Nhờ được dạy tăng cường tiếng Việt nên tỷ lệ học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số hoàn thành môn tiếng Việt ngày càng tăng
Tỷ lệ học sinh tiểu học ra lớp đạt 100% và hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 98%. Chất lượng môn tiếng Việt, học sinh DTTS hoàn thành đạt tỷ lệ 95,76% cao hơn năm học 2015-2016 là 43%.
Việc thực hiện đề án còn tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt phong phú, đa dạng cho trẻ em người DTTS. Đây là điều kiện tốt để trẻ được giao tiếp, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt, tạo nền tảng giúp nâng cao chất lượng dạy và học toàn cấp và là giải pháp góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đề án sẽ được tiếp tục triển khai đến năm 2025. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, có ít nhất 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Duy trì vững chắc tỷ lệ trẻ em DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi ở mức 100%.
Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở Kon Tum: Còn nhiều khó khăn Trường MN Bằng Lăng (xã Vinh Quang, TP Kon Tum) có 4 điểm trường, trong đó có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường phụ. Trường có 267 học sinh là người dân tộc Banar, chiếm 66% tổng số học sinh toàn trường. Thực hiện Đề án 1008/QĐ-TTg ngày 2-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếng Việt cho trẻ...