Lào Cai duy trì tốt sĩ số HS dù thời tiết giá rét
Công tác phòng chống rét cho HS tại Lào Cai được đặc biệt quan tâm. Từ tu sửa, che chắn trường lớp, tăng cường quấn áo, chăn đệm ấm… tới giữ nhiệt các bữa ăn, nước uống đã được chuẩn bị kĩ càng.
Ông Đỗ Văn Tân – Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa ( huyện Sa Pa- Lào Cai) cho biết: Trong những ngày rét đậm, rét hại trên địa bàn Sa Pa, tỉ lệ chuyên cần HS có giảm hơn nhưng không đáng kể (THCS trước giá rét đạt 98% thì trong 2 ngày gần đây khối THCS đạt 97,6%; Tiểu học duy trì trên 98%, (giảm 0,3%).
Bữa cơm của HS bán trú được giữ nhiệt bằng cách HS ngồi vào bàn ăn mới múc ra bát.
Ngày 18/12 có một trường duy nhất trên địa bàn huyện Sa Pa phải cho HS nghỉ học đó là trường Tiểu học Sa Pa (với 35 lớp, 1229 HS). Các trường học khác trên địa bàn huyện việc dạy và học vẫn diễn ra bình thường.
Theo ông Đỗ Văn Tân, công tác phòng, chống rét cho HS đã được ngành GD&ĐT Sa Pa quan tâm và chủ động từ đầu năm học. Phòng đã tham mưu cho chính quyền địa phương ra văn bản chỉ đạo ngành giáo dục, các trường và UBND các xã phường về công tác phòng chống rét.
Từ nguồn đầu tư của thị xã Sa Pa và Sở GD&ĐT, hơn 10 tỷ đồng đã được dùng để duy tu sửa chữa cửa sổ, cửa chính, các hạng mục cơ bản trường lớp trong công tác phòng chống rét. Cùng đó, Phòng GD&ĐT và các trường đã sử dụng nguồn chi thường xuyên để bổ sung các trang thiết bị giữ ấm cho HS như: chăn, ga, đệm, gối…
Phòng cũng chỉ đạo các trường huy động từ tổ chức cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ áo ấm, ủng, chăn, đệm cho HS các trường vùng cao, khó khăn; việc tổ chức hoạt động giáo dục trong ngày giá rét không tập trung ngoài trời, chủ yếu cho HS học tập trong lớp.
Thông tin hết sức đáng mừng trong điều kiện thời tiết giảm sâu tại huyện Sa Pa được ông Đỗ Văn Tân cung cấp là: Ngành giáo dục đã tiến hành cải tạo nâng cấp hạ tầng điện cho các trường, bổ sung thiết bị sưởi ấm cho HS nhất là HS mầm non.
Video đang HOT
Hiện nay tất cả các điểm trường có điện lưới đều được Phòng GD&ĐT cấp lò sưởi ấm trong lớp học, giúp HS không bị lạnh rét trong quá trình học tập. Trang bị xốp chải nền lớp học cho tất cả các điểm trường bậc MN để HS không bị lạnh trong quá trình sinh hoạt tại lớp.
Phòng bán trú của HS được đảm bảo đầy đủ chăn, đệm ấm và che chắn không bị gió lùa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, trưởng phòng GD&ĐT Bát Xát (huyện Bát Xát – Lào Cai) cũng chia sẻ: những ngày rét đậm, rét hại tỉ, lệ chuyên cần của HS toàn huyện vẫn đạt ở mức cao (MN đạt 97,5%; Tiểu học 99,3%; THCS 97,7%). Chưa có trường học nào phải cho HS nghỉ học vì nhiệt độ xuống thấp.
Để chủ động công tác phòng chống rét đảm bảo sức khỏe cho HS học tập, phòng GD&ĐT đã yêu cầu Hiệu trưởng các đơn vị trường học tổ chức tuyên truyền phụ huynh học sinh để giữ ấm cho HS khi đến trường học tập và sinh hoạt (đi học phải có giày dép, áo ấm, mũ len…).
Các trường tổ chức hoạt động học tập, giáo dục và sinh hoạt cho HS phù hợp với thời tiết của từng khu vực, từng thời điểm, đặc biệt là những ngày nhiệt độ xuống quá thấp và đối với HS các lớp nhỏ.
Cơm của HS được đựng trong hộp giữ nhiệt để đảm bảo ấm nóng.
Phòng GD&ĐT cũng lưu ý đối với trường có HS nội trú, bán trú phải quan tâm đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, nước uống phải đủ nóng; phòng ngủ không để gió lùa, có đủ chăn ấm.
Mặt khác, căn cứ vào điều kiện mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học tập hợp lý, không bắt HS phải mặc đồng phục nếu không đủ ấm; hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung HS ngoài trời. GV có trách nhiệm hướng dẫn HS đi học đều và đi đến nơi về đến chốn, tránh bị nhiễm lạnh.
Trong công văn chỉ đạo phòng chống rét cho HS mới đây, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Dương Bích Nguyệt yêu cầu các phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học nghiêm túc triển khai thực hiện nhiều nội dung phòng, chống rét cho HS.
Cùng đó lưu ý việc phòng chống cháy, nổ khi sử dụng các thiết bị/bếp sưởi ấm cho HS. Và trong những ngày rét đậm, HS không phải đến trường quá sớm; căn cứ diễn biến thời tiết chủ động đề xuất cho học sinh nghỉ học.
Cô dạy tôi "nghề giáo là lấy nhân cách để giáo dục nhân cách"
Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Nhin, hiện đang là GV ngữ văn Trường THPT số 1 Lào Cai (TP Lào Cai - Lào Cai).
Nhà giáo Trần Thị Thắm (áo dài xanh) bên học trò xưa.
Cô coi cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu" là cơ hội quý để được trải lòng về cô giáo chủ nhiệm lớp 12 tại trường THPT Thị xã Lào Cai - nhà giáo Trần Thị Thắm (Sau này nhà giáo Trần Thị Thắm còn trải qua cương vị nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT).
Qua tác phẩm"Nhớ về cô" cho người đọc nhiều cảm xúc về một cô giáo vùng caođã dành cho HS nhiều tình cảm yêu thương, giúp đỡ chân thành. Cô cũng đã tìmđượcphương pháp giáo dục phù hợp để khơi dậy và "thắp sáng" tài năng tron học sinh (HS),
Cô giáo Nguyễn Thị Nhin từng có "khát vọng ngây thơ": Học Y để chữa bệnh cho người nghèo hoặc là học kinh tế hay tài chính để kiếm được nhiều tiền mà bất chấp việc mình học Hóa rất tệ.
Tuy nhiên cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thắm đã phát hiện ra khả năng tiềm ẩn khác của HS ở môn Văn và động viên tham gia đội tuyển văn. Với phương pháp ôn tập hiệu quả, không cần đến lớp luyện thi, chỉ đọc sách và giao bài tập... đã giúp HS Nguyễn Thị Nhin đạt giải ba kỳ thi HS giỏi Quốc gia, được tuyển thẳng vào Đại học sư phạm (đúng niềm mong đợi của cả gia đình).
"Cô đã giúp tôi nhận ra sở trường của mình, muốn thành công thì cần phải có khả năng. Tôi đã cảm nhận được sự tin yêu của cô dành cho tôi, ngấm dần, ngấm dần qua từng bài giảng, câu chuyện, cô cho tôi mà chưa bao giờ nghĩ đến việc đáp đền..." - Cô Nhin chia sẻ.
Qua tác phẩm của cô giáo Nguyễn Thị Nhin, cô chủ nhiệm năm lớp 12 cũng là người có triết lý sống và giáo dục sâu sắc: "Em nghĩ kĩ đi, nghề giáo khó giàu về tiền bạc, nhưng em vẫn có thể phòng và chữa bệnh được mà. Không cần phải trở thành một Lỗ Tấn chữa bệnh cho quốc dân, nhưng người giáo viên có thể tỉa cành, bắt sâu, chăm bón cho đời những rừng cây..."; "đời người dài ngắn không quá quan trọng mà quan trọng là sống có ý nghĩa như nào thôi"...
Cô Nguyễn Thị Nhin (tác giả tác phẩm Nhớ về cô) cùng học trò Trường THPT số 1 Lào Cai (TP Lào Cai - Lào Cai)
Đặc biệt, không chỉ là cô giáo dạy HS những bài học trên lớp cô còn trở thành điểm tựa cho HS về chuyên môn và cuộc sống hàng ngày khi HS đã trưởng thành.
"Suốt những năm tháng học Đại học tôi vẫn thường xuyên liên lạc với cô, cô luôn sẵn sàng chia sẻ những bài tập, bài luận khó cho tôi. Mỗi lúc có tâm sự gì, người đầu tiên tôi muốn chia sẻ là cô, một cô giáo giỏi, tâm huyết, giọng văn của cô ấn tượng, nghe đến đâu thấm đến đó. Khi đi thực tập, rồi ra trường đi làm những bài giảng đầu tiên cô hướng dẫn cho tôi, cô cho tôi trình bày, xong cô chỉnh sửa, trước khi chỉnh sửa bao giờ cô cũng tìm được điều gì đó khen ngợi...". - Cô Nhin bùi ngùi nhớ lại.
Đối với cô giáo Nguyễn Thị Nhin, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 không chỉ là người truyền dạy kiến thức, mà lối sống, tác phong cao đẹp đã để lại sự ảnh hưởng sâu sắc cho cô khi trở thành một nhà giáo.
"Sau này, mỗi khi dạy học hoặc ứng xử với trò bao giờ tôi cũng đặt cương vị mình vào trò để lí giải vì sao, đặt cưong vị mình vào phụ huynh... Luôn nhớ lời cô: nghề của mình vứt nỗi buồn qua cửa sổ, nghề giáo viên là lấy nhân cách để giáo dục nhân cách" và "Cô luôn là tấm gương để các thế hệ chúng tôi noi theo, tinh thần lạc quan, phấn đấu không ngừng nghỉ, cống hiến hết mình cho giáo dục... Đến bất cứ nơi nào mọi người đều kể về nhà giáo Trần Thị Thắm với tình cảm nồng ấm, chân thành nhất..." - Cô Nhin tự hào bày tỏ về nhà giáo Trần Thị Thắm.
Nhà giáo Trần Thị Thắm không còn nữa. Nhưng trong lòng cô giáo Nguyễn Thị Nhin và các thế hệ học trò đã từng được cô dạy bảo, dìu dắt mãi là sự trân trọng, biết ơn và nỗi nhớ khôn nguôi.
"Được gặp cô trong đời với tôi cũng như các bạn khác đó là niềm hạnh phúc của thanh xuân. Tôi chưa bao giờ ân hận về sự chuyển hướng nghề nghiệp. Tôi yêu nghề của mình, yêu những lứa học trò. Tri ân cô, chúng tôi nguyện làm tốt nghề của mình, sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương..." Cô Nguyễn Thị Nhin xúc động nói về cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của mình - Nhà giáo Trần Thị Thắm.
Tháo "nút thắt" đội ngũ khi triển khai tiếng Anh bắt buộc Năm học 2022 - 2023, tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc ở cấp tiểu học (từ HS lớp 3). Tình trạng thiếu GV tiếng Anh đang diễn ra ở nhiều địa phương. Giờ học tiếng Anh của GV và HS Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Đức Trí Trong bối cảnh số lượng và chất...