Lào Cai: 89,7% giải pháp giáo dục được công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp cơ sở năm học 2021- 2022 (đợt 2, năm 2021) Sở GD&ĐT Lào Cai đã thẩm định được 26 giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
(Ảnh minh họa)
Cụ thể, năm 2021 có tổng số 29 giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở. Trong đó số giải pháp được công nhận sáng kiến cấp cơ sở là 26 (89,7%); Số giải pháp không được công nhận sáng kiến cấp cơ sở là 3 (10,3%); Số giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh là 4 (15,4%).
Đánh giá ưu điểm công tác tổ chức thẩm định, Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Sở đã thành lập Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp cơ sở theo đúng quy định. Hội đồng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo từng lĩnh vực.
Video đang HOT
Các thành viên Hội đồng làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, khách quan, khoa học; tổ chức thẩm định sáng kiến đảm bảo tiến độ, đúng kế hoạch.
Đa số sáng kiến đã thể hiện được sự đầu tư của tác giả, đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hầu hết các giải pháp tập trung vào các nội dung, vấn đề trọng tâm của ngành, gắn với nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh những ưu điểm, từ công tác thẩm định cũng chỉ ra những hạn chế như: Một số đơn vị chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT về công tác sáng kiến nên còn nộp toàn văn báo cáo sáng kiến, không đóng quyển hồ sơ cá nhân.
Còn sáng kiến sơ sài về nội dung, tác giả chưa thực sự đầu tư, sao chép sáng kiến trên mạng internet; Một số sáng kiến có phạm vi giải pháp quá rộng nên không đánh giá được hiệu quả; có sáng kiến thiếu minh chứng hiệu quả giải pháp mang lại.
Theo Sở GD&ĐT Lào Cai, trong thời gian tới, Sở sẽ quán triệt, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu kỹ Quyết định số 1525 do Sở ban hành Quy định về hoạt động sáng kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trực thuộc, cơ quan Sở GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn khác trong việc triển khai, thực hiện công tác sáng kiến.
Chỉ đạo, triển khai, nhân rộng các sáng kiến (đã được Hội đồng thẩm định đạt) trong phạm vi đơn vị và nhân rộng tại một số trường có điều kiện tương đồng.
Tổ chức thẩm định sáng kiến tại đơn vị nghiêm túc, khách quan; chuẩn bị hồ sơ sáng kiến đảm bảo đầy đủ, chính xác trước khi trình hội đồng sáng kiến cấp cơ sở thẩm định.
Thường trực Hội đồng thẩm định sáng kiến ngành giáo dục xem xét để trình Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh đối với những sáng kiến đạt cấp cơ sở khi tác giả có đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh…
Nguyên tắc lựa chọn tài liệu sử dụng trong trường mầm non
Ngày 5-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2021/TT-BGDĐT quy định về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ảnh minh họa
Theo Điều 9 của Thông tư, việc lựa chọn tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải bảo đảm những nguyên tắc sau: Tài liệu được lựa chọn trên cơ sở thực tiễn việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục nhà trường, kế hoạch năm học chung của toàn ngành, nguồn lực của địa phương, nhà trường và cha mẹ, người chăm sóc trẻ em. Bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ thực hiện, thiết thực trong nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Tài liệu được biên soạn theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 30/2021/TT-BGDĐT. Đối với tài liệu dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Đối với học liệu là xuất bản phẩm dành cho trẻ em lựa chọn thực hiện theo quy định hiện hành về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ngoài ra, Điều 10 của Thông tư quy định rõ: Hội đồng lựa chọn tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, có nhiệm vụ lựa chọn tài liệu phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng lựa chọn tài liệu có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất những tài liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư này. Các thành viên trong Hội đồng lựa chọn tài liệu chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá đối với tài liệu được lựa chọn.
Thông tư số 30/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 21-12-2021.
Sách bổ trợ là điểm tựa để học sinh khám phá tri thức "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" mang đến cho học sinh nhiều sự lựa chọn, hỗ trợ trong từng phân môn học. Hội Xuất bản Việt Nam, Công ty Đường sách TP.HCM cùng các nhà xuất bản, công ty sách đã cùng thực hiện "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" với hơn 600...