Lãnh đạo Ấn Độ và Pakistan thảo luận về hòa bình khu vực
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 31/7 đã điện đàm với Chủ tịch đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) Imran Khan, chúc mừng chiến thắng của PTI trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, đồng thời thảo luận hòa bình khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) tới dự phiên họp Quốc hội ở thủ đô New Delhi ngày 18/7. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Modi đã nhắc lại quan điểm của ông về hòa bình và phát triển trong khu vực. Trong khi đó, Thủ tướng sắp tuyên thệ nhậm chức của Pakistan Imran Khan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hai nước tập trung đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đồng thời cho rằng hai nước cần giải quyết các vấn đề hiện nay thông qua đối thoại.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn trong trạng thái căng thẳng nhiều năm qua, khi các cuộc đối thoại trực tiếp bị đình trệ do những tranh cãi ngoại giao và các vụ đấu súng dọc Ranh giới kiểm soát (LOC) chia khu vực tranh chấp Kashmir.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Pakistan ngày 25/5, đảng PTI đã giành chiến thắng với 115 ghế trong tổng số 272 ghế tại quốc hội. Dù dẫn đầu với cách biệt rõ rệt và là đảng lớn nhất trong quốc hội song PTI không hội đủ số ghế cần thiết là 137 ghế để tự thành lập chính phủ đa số. Hiện PTI đã bắt đầu đàm phán với các đảng nhỏ và các nghị sỹ độc lập nhằm thành lập một chính phủ liên minh.
Ông Imran Khan cam kết đảng PTI của ông sẽ lãnh đạo Pakistan theo phương cách mới, cũng như sẽ điều tra tất cả các khiếu nại về kết quả bầu cử. Theo kế hoạch, ông Imran Khan sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Pakistan trước ngày 14/8./.
Video đang HOT
Theo vietnamplus
Ấn Độ tấn công tới tấp Pakistan, lo ngại thế chiến 3
Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ (BSF) đã thực hiện 9 cuộc tấn công vào các đồn quân sự và hầm mỏ của Pakistan dọc theo tuyến kiểm soát (Loc) ở vùng Akhnoor của bang Jammu và Kashmir, đã giết chết ít nhất 5 binh sĩ Pakistan và bị thương ba người khác.
BSF đã thực hiện 9 cuộc tấn công vào các đồn quân sự của Pakistan.
Vụ việc xảy ra từ đêm khuya và chấm dứt vào 2 giờ sáng 3.6 (theo giờ địa phương). BSF đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm trả thù và bắn phá bởi lượng lượng Pakistan ở Akhnoor và Kanachak, dẫn đến cái chết của hai binh sĩ Ấn Độ, 15 thường dân và một sĩ quan cảnh sát, Express đưa tin.
Nguồn tin nhận xét về hành động này, nói rằng: "Hành động trả thù chống lại Pakistan là cần thiết khi họ tiếp tục nhắm mục tiêu vào dân cư gần 31 ngôi làng trải rộng trên các khu vực Kanachak và Akhnoor, khiến người dân sống dọc biên giới vô cùng hoảng sợ." Tờ báo cũng nêu ra lo ngại, những cuộc tấn công và trả đũa tới tấp giữa hai bên có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
Đã có những báo cáo xác nhận rằng 10 trạm chốt của quân đội Pakistan đã bị phá hủy trong cuộc tấn công, và 5 binh sĩ Pakistan thiệt mạng.
Sau cuộc tấn công, phía Pakistan và BSF của Pakistan đã tổ chức một cuộc họp cấp Bộ chỉ huy kéo dài 40 phút. Cả hai bên đều tập trung vào việc duy trì hòa bình dọc theo LoC.
Tuyên bố chính thức của BSG được công bố sau cuộc họp cho biết: "Cuộc họp hôm nay có thể mang lại môi trường không có khói súng, đặc biệt là đối với người dân khu vực biên giới ở cả hai bên".
Cả hai lực lượng cũng lưu ý đối thoại sẽ vẫn mở ở mọi cấp độ để xây dựng lòng tin giữa các phe đối lập. Tuy nhiên, cư dân sống dọc theo biên giới tranh chấp ở Jammu, Samba và Kathua bày tỏ nỗi sợ hãi và sự không tin tưởng của họ về những lời hứa hòa bình của Pakistan.
Gần 70.000 người đã thiệt mạng dọc theo LoC kể từ năm 1989.
Kashmir Xung đột ở Kashmir xuất phát từ khi lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành nước Ấn Độ ngày nay với dân đa số là người Hindu và Pakistan với đa số là dân Hồi giáo, năm 1947. Lúc đó, nhóm Hindu Maharaja không có lập trường đang nắm quyền lãnh đạo ở Kashmir. Họ chưa quyết định nên gia nhập Ấn Độ hay Pakistan. Khi các bộ lạc Hồi giáo tiến vào Kashmir, định chiếm khu vực này cho Pakistan, nhóm Maharaja mới đồng ý theo New Delhi. Vậy là, quân đội Ấn Độ đã triển khai lực lượng đến đây để bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Ấn Độ đã hứa sẽ trưng cầu dân ý để người Kashmir tự quyết định số phận của mình: nhập vào Ấn Độ, theo Pakistan hoặc lập chính quyền độc lập. LHQ cũng đã ra các nghị quyết kêu gọi bầu cử. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Bạo lực thường xuyên bùng nổ dọc theo biên giới giữa các khu vực kiểm soát của Ấn Độ và Pakistan và cả hai quốc gia cáo buộc tấn công lẫn nhau.
Ấn Độ duy trì gần 500.000 binh sĩ trong khu vực để ngăn chặn cuộc nổi dậy, và gần 70.000 người đã thiệt mạng trong bạo lực dọc theo biên giới Ấn Độ - Pakistan từ năm 1989.
Theo ước tính 80-90% quân đội Pakistan được bố trí ở khu vực biên giới giáp với Ấn Độ. Tuy nhiên, 15.000 quân đã được chuyển sang Thung lũng Swat để chống cuộc xâm nhập của Taliban.
Theo Danviet
Ấn Độ xây hàng chục nghìn bong-ke như thể chuẩn bị Thế chiến 3 Chính phủ Ấn Độ sẽ cho xây hơn 14.000 căn hầm dọc biên giới với Pakistan nhằm bảo vệ các binh sĩ và dân thường trước diễn biến bạo lực gia tăng. Tình trạng bạo lực diễn ra liên tiếp khiến Ấn Độ lên kế hoạch xây hàng chục ngàn căn hầm trú ẩn dọc biên giới với Pakistan. Ảnh: Getty. Theo tờ...