Lãnh cả búi sẹo lồi vì xỏ khuyên vành tai
Nhiều bệnh nhân tìm đến bệnh viện thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ với vành tai có cả búi sẹo lồi mà nguyên nhân đơn giản do xỏ khuyên vành tai.
Sẹo lồi từng chùm sau khi xỏ khuyên lỗ tai
Lãnh sẹo lồi to bằng quả chanh vì xỏ khuyên vành tai
Nguyễn Quốc H. (19 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) phải tìm đến BV ĐH Y Hà Nội đến 2 lần để xử lý sẹo lồi to bằng quả chanh “mọc” lên sau khi cùng bạn đi bấm lỗ khuyên trên vành tai. Theo lời H, năm 16 tuổi, em theo chân bạn ra hiệu bấm lỗ tai để đeo khuyên, chỉ sau đó 1 thời gian thì xuất hiện cục thịt ở đó. Càng ngày cục thịt càng phát triển, H. đến viện khám và được xác định sẹo lồi do cơ địa yếu cần xử lý thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau lần 1 xử lý ở cơ sở thẩm mỹ, sẹo lồi vẫn tái phát, và lần này to bằng quả chanh (4×3cm) H. mới tìm đến BV để tư vấn phẫu thuật tạo hình.
Tương tự là trường hợp của chị Nguyễn Thanh M. (25 tuổi, Bắc Ninh), tuy nhiên sẹo lồi trên trên vành tai chị M. đã “mọc” thành chùm khiến chị lúc nào cũng xõa tóc để che đi. Cách đây 5 năm, nghe bạn bè, chị M. xỏ khuyên liền lúc 3 lỗ trên vành tai và không ngờ sau đó xuất hiện sẹo lồi từ lỗ xỏ khuyên.
Video đang HOT
TS.BS. Phạm Thị Việt Dung, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Xanh – Pôn cho biết: “Khoa thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân trẻ tuổi bị biến chứng do xỏ lỗ tai: có thể là viêm tấy, chảy dịch, tụ dịch, hoặc sau một thời gian là sẹo lồi, sẹo quá phát. Những biến chứng này thường gặp khi xỏ lỗ tai ở trên vành tai, hiếm khi gặp khi xuyên lỗ trên vị trí dái tai mà ít người ngờ đến. Thậm chí, có bệnh nhân phải mổ cắt sẹo lồi 5,7, hay 10 lần. Cũng có những trường hợp đi tận Singapore, Nhật, Nga để điều trị nhưng không khỏi”.
Cẩn trọng với xỏ khuyên tai ở nơi mất vệ sinh
Theo BS Dung, các bạn trẻ ngày nay rất thích đeo khuyên trên nhiều vị trí của vành tai, tuy nhiên nên cẩn thận vì khi xuyên lỗ ở những vị trí này bao giờ cũng phải xuyên qua sụn vành tai – một cấu trúc dễ viêm mạn tính và dần trở thành sẹo lồi.
“Hơn nữa điều trị sẹo lồi ở vành tai không hề đơn giản. Do tổn thương liên quan đến sụn vành tai và da bám dính sụn nên khi bị sẹo lồi phát triển, xâm lấn… làm thành những khuyết da nơi cắt sẹo lồi rất khó khâu đóng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sẹo lồi vành tai dễ tái phát trở lại’, BS Dung nói.
Do đặc điểm vành tai được cấu tạo bởi khung sụn và một lớp da, tổ chức dưới da mỏng che phủ, trong khi đó mô sụn rất dễ bị viêm, khả năng chống nhiễm trùng kém, và viêm nhiễm mạn tính, phản ứng với chất liệu làm khuyên tai… sẽ kích thích sẹo lồi phát triển. Trên thực tế, mọi người lại không có thói quen vào viện xuyên lỗ tai mà kỹ thuật này được cho là đơn giản, thường thực hiện tại nhà, tiệm cắt tóc, tại cửa hàng vàng bạc, SPA… nên tình trạng nhiễm trùng do xuyên lỗ tai cũng không ít.
Theo cảnh báo của BS Dung, một trong những đặc tính của sẹo lồi là luôn luôn có xu hướng phát triển to hơn và không tự ngừng phát triển. Sẹo lồi to và khuyết sau khi cắt sẹo có thể làm biến dạng vành tai, làm ảnh hưởng đến tâm lý và dần dần người bị sẹo sẽ hạn chế giao tiếp; nhiều khi sẹo gây ngứa, đau rát rất khó chịu. Hơn nữa, sẹo lồi vành tai rất dễ tái phát sau điều trị.
“Điều trị sẹo lồi vành tai cần phối hợp nhiều biện pháp: phẫu thuật tạo hình, chăm sóc tốt sau mổ, tiêm thuốc chống sẹo, băng ép, xạ trị…”, BS Dung cảnh báo.
“Sẹo lồi vành tai không phải là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và tổn hại nhiều đến sức khỏe nhưng là tình trạng phiền toái, gây khó chịu và đặc biệt là điều trị không hề dễ dàng. Nguyên nhân chủ yếu do xỏ lỗ trên vành tai trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn. Do vậy, khi xỏ lỗ khuyên tai nên chọn những nơi uy tín, sạch sẽ và nếu thấy có sẹo lỗ tai dù chỉ bằng hạt gạo ở vùng bấm tai cần tìm đến bác sĩ để xử lý sớm nhất, tránh để sẹo quá to khiến việc phẫu thuật sửa chữa càng khó hơn” , BS Dung cho biết.
Theo baogiaothong
Tử vong do chữa bỏng ở thầy lang
Người đàn ông 68 tuổi tại Hưng Yên bị bỏng, không đến viện mà chữa ở nhà thầy lang nên nhiễm trùng không thể cứu chữa.
Ảnh minh họa
Đầu tháng một thời tiết lạnh, ông sưởi ấm sơ ý bị bỏng. Đến nhà thầy lang bôi thuốc, hôm sau vết bỏng nặng thêm, người mệt mỏi không ăn uống được, ông vào Bệnh viện Xanh - Pôn cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông bị bỏng 70% cơ thể, độ 3-4 và sốc nặng. Bệnh nhân được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia.
Bác sĩ Viện Bỏng tiến hành chống sốc, chống nhiễm khuẩn, kết hợp thuốc đặc trị cho bệnh nhân. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân không qua khỏi.
Bác sĩ Nguyễn Hải An, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia cho biết, chỉ cần quá 6 giờ kể từ khi bị sốc nhiệt, vết bỏng có thể hoại tử do tác dụng của nhiệt gây ra. Khi nhiệt lượng càng lớn, thời gian tiếp xúc càng lâu, vết bỏng càng sâu.
"Bệnh nhân này khi bị bỏng không vào viện kịp thời mà điều trị ở nhà thầy lang nên nhiễm trùng, khó cứu chữa", bác sĩ An nói.
Trẻ em nếu bị bỏng trên 10%, người lớn trên 20% cơ thể sẽ bị rối loạn toàn thân, dẫn đến sốc bỏng. Khi ấy, bệnh nhân cần được cấp cứu hồi sức chống sốc ngay. Nếu không bệnh nhân sẽ chuyển sang sốc nhược không hồi phục, suy các tạng do thiếu oxy cung cấp, tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo khi bị bỏng, bệnh nhân cần sơ cứu và đến cơ sở y tế ngay để được điều trị chăm sóc đúng. Nếu không cứu chữa đúng cách, vết bỏng sẽ tổn thương sâu rộng hơn, dễ nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Người phụ nữ mang thai trong ổ bụng hiếm gặp Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa cấp cứu thành công sản phụ mang thai trong ổ bụng rất hiếm gặp. Bệnh nhân Trần Thị Quỳnh (đã đổi tên, sinh năm 1984 ở Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thăm khám vì thấy có hiện tượng ra máu âm đạo sau 30...