Lạng Sơn: Cao khô phơi nắng là thứ đặc sản gì mà làng này thu gần 1,9 tỷ/năm?
Giữa cái nắng như lửa, đến làng nghề làm cao khô ở thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn), từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Mỗi năm, nhờ nghề làm cao khô, người dân nơi đây có thu nhập gần 1,9 tỷ đồng.
Làm cao khô (phở khô) là nghề truyền thống ở thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cao khô Chợ Bãi rất nổi tiếng bởi vị thơm, ngon đặc trưng riêng.
Bình quân mỗi ngày, làng nghề này sản xuất và tiêu thụ gần 3.600 bó cao khô, giá trị thu được gần 5,2 triệu đồng mỗi ngày, tương đương trên 150 triệu đồng/tháng và gần 1,9 tỷ đồng/năm.
Những mẻ cao khô được thái đều, tỉ mỉ thẳng hàng tăm tắp.
Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa có sự liên kết và chưa có thương hiệu nên người tiêu dùng khó nhận biết và phân biệt cao khô Chợ Bãi với sản phẩm ở địa phương khác.
Do đó, từ tháng 6/2018, UBND huyện Văn Quan đã triển khai thực hiện Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”.
Dự án nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người sản xuất. Đồng thời giúp các hộ sản xuất, kinh doanh cao khô kết nối với các tổ chức sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Qua 2 năm triển khai, dự án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Điều tra, khảo sát bản đồ quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa sản phẩm cao khô; kiểm nghiệm một số mẫu cao khô theo các chỉ tiêu, chất lượng; xây dựng tem, nhãn mác; quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm,…
Tháng 7/2019, Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Cao khô Chợ Bãi”.
Video đang HOT
Giờ đây, công đoạn tráng bánh đã có máy móc hỗ trợ, người làm Cao khô không còn phải tráng thủ công như trước đây, công suất lớn hơn rất nhiều.
Nói về quá trình xây dựng nhãn hiệu tập thể, ông Hà Văn Thiện, Chủ nhiệm Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi” cho biết: Nghề làm cao khô vốn là nghề truyền thống từ xa xưa ở đây, tuy nhiên hiện chỉ còn khoảng 50 hộ dân vẫn giữ và phát triển nghề này.
Để xây dựng được thương hiệu, bà con đã xây dựng nhãn mác, đóng logo sản phẩm. Đồng thời xây dựng đơn đăng ký và đã được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định phê duyệt nhãn hiệu tập thể.
Chị Hoàng Thị Hương – người có nhiều năm làm cao khô cho biết: “Nghề này là nghề gia truyền của gia đình tôi. Nếu trước đây bánh phở được tráng bằng tay thì giờ đây đã được đầu tư máy móc tráng bánh. Giờ đây trung bình khoảng 3 ngày xong một mẻ cao khô, giảm một nửa thời gian so với làm bằng phương pháp thủ công”.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”. Hội đồng đánh giá đã thống nhất nghiệm thu dự án đạt yêu cầu đề ra.
Bánh sau khi được tráng xong sẽ được trải dàn trên mành và đưa ra sân phơi.
Theo chị Hương, thời điểm nắng nóng như hiện nay đang rất thuận lợi cho việc phơi cao khô nên các hộ dân đều tranh thủ tráng bánh để đóng gói. Trung bình một ngày gia đình chị Hương làm được khoảng 800 bó. Nhờ làm nghề cao khô mà gia đình chị có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Cũng theo chị Hương, cao khô có thể để được 2- 3 tháng mà không hỏng nên rất đông khách phương xa từ Hà Nội, Hà Nam, Đắk Lắk, TP.HCM… đến đặt mua. Người dân địa phương đi công tác, đi chơi xa đều lấy cao khô quê nhà để làm quà.
Trong cái tiết trời nắng nóng như hiện nay, làng làm Cao khô nơi đây lại càng thêm tất bật với công việc.
Hiện nay, các hộ sản xuất cao khô đã áp dụng cải tiến công nghệ để phù hợp với xu thế phát triển. Nhiều hộ dân đã tự động hóa một số công đoạn để nâng cao năng suất, ngoài ra vẫn thực hiện thủ công nhằm đảm bảo chất lượng và giữ những ưu điểm của cao khô Chợ Bãi.
Cao khô dễ sử dụng nên thường được sử dụng nhiều trong các bữa ăn như: Làm mì ăn liền; làm các món ăn xào củ; xào gà, nấm; xào giòn; xào cùng rau cần hoặc rau bò khai; ăn kèm với sốt vang; nhúng lẩu…
Cao khô Chợ Bãi được đóng túi, đóng thùng gửi đi khắp các tỉnh thành cả nước
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cao khô Chợ Bãi, chính quyền các cấp của huyện Văn Quan đã tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như mở các lớp đào tạo kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng sản xuất cho các hộ sản xuất cao khô; tạo ra sự đồng đều về chất lượng; các sản phẩm sẽ được thiết kế mới hoặc cải tiến phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường; đồng thời gìn giữ được giá trị của sản phẩm truyền thống.
Trà ướp sen đắt ngang vàng ròng: Khách xếp hàng nửa năm mới tới lượt
Nhiều thượng khách không ngần ngại, sẵn sàng chi đậm 7 - 10 triệu đồng để sở hữu 1 kg (cân) trà ướp sen Tân Cương chính gốc, đặc sản "vàng ròng" ở Thái Nguyên.
Trà ướp sen là một trong những sản vật thượng hạng mà giới thượng lưu luôn khát khao săn lùng. Giá cho mỗi cân trà ướp sen Tân Cương (Thái Nguyên) chính gốc hiện dao động 7 - 10 triệu đồng/kg.
Để ướp được 1kg trà sen loại ngon thì cần dùng tới hơn 1.500 bông sen
Anh Lê Sơn Hải, nghệ nhân làm trà Tân Cương (Thái Nguyên) cho biết, khách muốn mua trà sen nhà anh đều phải đặt đơn trước nhiều ngày, thậm chí là nửa năm. Bởi mỗi tháng, anh chỉ bán ra thị trường từ 2 - 3 kg trà đặc sản.
"Đây là dòng trà chứa đựng nhiều tinh hoa nên rất cần sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn. Không những thế, trà ướp sen ngon nhất phải được làm theo phương pháp thủ công và sao sấy truyền thống nên không thể làm ồ ạt " - anh Hải tâm sự.
Anh Hải ngồi thưởng trà trong không gian thanh tịnh
Theo đánh giá của anh Hải, chưa có dòng trà nào mà lại ướp kì công bằng trà sen, bởi lẽ, để ướp được 1kg trà sen loại ngon thì cần dùng tới hơn 1.500 bông sen. Thông thường, cứ mỗi lớp trà sẽ được rải 1 lớp gạo sen, sau đó, sao trên chảo gang và đun bằng củi lửa. Khi trà khô thì sàng hết gạo sen và ướp lại. Công đoạn ướp gạo sen cứ lặp đi lặp lại 7 lần và trải qua hơn 21 ngày mới xong 1 mẻ trà thượng hạng.
"Nhà tôi thường hái hoa để ướp trà vào lúc sương sớm khi hoa sen vừa mới chớm nở. Những bông hoa sen giống Tây Hồ bách diệp sau khi hái về sẽ được tách thành từng lớp, lấy nhụy và gạo sen" - anh Hải kể.
Giá cho mỗi cân trà ướp sen Tân Cương thượng hạng hiện dao động 7 - 10 triệu đồng/kg
Anh Hải cho hay, đối với tất cả nguyên liệu đầu vào như trà và hoa đều được anh kiểm tra kỹ lưỡng. Trong đó, trà dùng để ướp hoa sen phải được chăm sóc hữu cơ và chưa được lên hương. Đặc biệt, vị trà chuẩn và ngon nhất sẽ đến từ vùng Tân Cương (Thái Nguyên), nơi còn được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất danh trà.
"Việc ướp trà sen không chỉ là một công đoạn trong cái thú vui làm trà, mà nó còn là sự tinh tế đã nâng lên đến tầm văn hóa. Người nghệ nhân khi ướp sen, sàng gạo, ủ trà thì tâm phải thật thanh tịnh. Bởi không phải lúc nào, không phải ai cũng có thể ướp được trà sen" - anh Hải nói.
Trà dùng để ướp hoa sen phải được chăm sóc hữu cơ và chưa được lên hương.
Anh Hải cho rằng, tùy vào sở thích của mỗi người thì lại có cách cảm trà, thưởng trà khác nhau. Nhưng theo anh, thời gian để dùng trà sen ngon nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn, bởi khi ấy, vị giác sẽ cảm nhận mùi vị trà tốt nhất.
Vác đèn đi săn đặc sản mùa hè, mỗi đêm kiếm cả triệu đồng dễ như chơi Nhộng ve sầu từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu được "dân nhậu" khắp nơi săn lùng. Mỗi khi hè đến, người dân các tỉnh miền núi rộ lên phong trào đi bắt ve sầu lột xác kiếm cả triệu đồng mỗi đêm. Ve sầu non hay còn gọi là nhộng ve sầu được xem là món ăn dân giã, quen...