Lần đầu tiên Việt Nam mổ chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ
Hai thai phụ mang song thai chung bánh rau cực kỳ phức tạp đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện phẫu thuật can thiệp trong buồng ối thành công. Đây là kỹ thuật cao nhất trong sản khoa và lần đầu tiên các bác sỹ Việt Nam thực hiện được…
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin đến báo chí về việc bệnh viện thực hiện thành công kỹ thuật cao nhất trong sản khoa hiện nay
Sáng nay, 7-10, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố thông tin về việc bệnh viện này vừa trở thành cơ sở sản phụ khoa công lập đầu tiên của Việt Nam thực hiện can thiệp trong buồng ối.
Theo đó, chiều 4-10 vừa qua, kíp mổ gồm các giáo sư hàng đầu châu Âu (đến từ Pháp) và các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 2 ca phẫu thuật trong buồng ối cho 2 sản phụ mang song thai chung bánh rau.
Ca thứ nhất là một sản phụ đang mang thai 23 tuần, song thai, vì chung bánh rau (chung nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền máu cho nhau, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng: một thai nhận được nhiều máu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể, ngược lại thai nhận được ít máu hơn sẽ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận…
Ca thứ hai là một sản phụ ở Hưng Yên, cũng mang song thai chung bánh rau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến chứng rất nặng: thai được truyền thiếu máu đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này, kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn mang dị tật nặng nề sau này.
Video đang HOT
Hai ca mổ được thực hiện gối đầu, từ 15h đến khoảng 18h. Sau mổ 3 ngày, hiện sức khỏe của 2 sản phụ tốt, tình trạng các thai nhi đang được theo dõi tích cực và có thể khẳng định ca mổ đã thành công tốt đẹp.
Thai phụ vừa được can thiệp trong buồng ối vẫn đang nằm viện để theo dõi thai nhi
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh, y học bào thai là kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, và kỹ thuật can thiệp bào thai lại là kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất trong y học bào thai hiện nay. Tại Việt Nam, trước đây, những thai phụ mắc các bệnh lý về bào thai phải chấp nhận hoặc thai nhi tử vong hoặc được chào đời thì cũng tật nguyền.
Với quan niệm bào thai cũng chính là một bệnh nhân và phải điều trị khi có vấn đề bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đề xuất Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, sau khi được phê duyệt, bệnh viện đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, cử các chuyên gia sang Pháp học tập, chuyển giao kinh nghiệm hàng năm trời tại Bệnh viện hàng đầu của nước này, đồng thời đầu tư phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể thực hiện các ca mổ khó, phức tạp nhất về sản khoa.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết thêm, với kỹ thuật can thiệp bào thai có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi… Trước mắt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ triển khai từng bước. Chi phí thực hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ ca. 30 ca đầu tiên sẽ được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội miễn phí hoàn toàn.
Theo anninhthudo
Giặt chung quần áo có thể khiến trẻ bị lây bệnh viêm nhiễm vùng kín
Trẻ nhỏ có thể bị viêm nhiễm vùng kín do lây từ người lớn đang mắc bệnh. Giặt chung quần áo là con đường lây nhiễm mà nhiều người không biết.
Bác sĩ Tạ Việt Cường - Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) - cho hay bệnh viêm nhiễm đường sinh dục chủ yếu gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, trong đó, độ tuổi sinh đẻ 25-35 nhiều nhất.
Bác sĩ Tạ Việt Cường khuyên tốt nhất không nên giặt chung quần áo của người lớn và trẻ em để tránh gây lây nhiễm một số bệnh. Ảnh: HQ.
Thực tế, trẻ nhỏ cũng bị viêm nhiễm vùng kín dù không có yếu tố nguy cơ như quan hệ bừa bãi, lây qua đường tình dục. Từng có bệnh nhi tới khám vì viêm âm đạo khi chỉ 4-5 tuổi.
Theo bác sĩ Cường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm âm đạo ở trẻ nhỏ là mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ người lớn, chủ yếu của bố mẹ. Con đường lây có thể bắt nguồn từ việc giặt chung quần áo.
"Trường hợp bố hoặc mẹ mắc bệnh lậu, thường dịch tiết sinh dục nhiều, khi giặt chung quần áo với nhau, vi khuẩn sang quần lót của con khiến bé bị nhiễm bệnh lậu và gây viêm âm đạo", bác sĩ Cường nói.
Nguyên nhân thứ hai khiến trẻ bị viêm âm đạo là nhiễm giun sán, chủ yếu là giun kim. Khi giun kim chui ra từ hậu môn (chủ yếu ban đêm) sẽ xâm nhập và gây viêm âm đạo.
Chuyên gia lưu ý việc vệ sinh hàng ngày cho trẻ không sạch sẽ, bố mẹ không lường trước việc có thể truyền bệnh cho con sẽ khiến đứa trẻ vô tình mắc bệnh.
"Tay người lớn tiếp xúc mầm bệnh, nhưng trước khi vệ sinh vùng kín cho trẻ lại không rửa tay bằng xà phòng, dễ lây nhiễm sang cho trẻ", bác sĩ Cường khuyến cáo.
Dù tỷ lệ trẻ bị viêm âm đạo không nhiều, bố mẹ không được chủ quan. Để phòng bệnh viêm vùng kín cho trẻ, bố mẹ cần quan tâm việc vệ sinh cá nhân hàng ngày cho con, thường xuyên tuân thủ quy tắc vệ sinh. Cha mẹ phải chú ý việc rửa tay, tránh lây vi khuẩn sang con trẻ.
Ngoài ra, tốt nhất là không giặt chung quần áo của người lớn với trẻ con, vì nhiều loại bệnh có thể lây nhiễm qua con đường này. Trong quá trình nuôi con, phụ huynh cần chú ý tẩy giun định kỳ, tùy theo độ tuổi cho trẻ, dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Theo Zing
Em bé được hiến tim phổi sau một cuộc phỏng vấn ANH - Suốt 2 năm chờ đợi mỏi mòn trong danh sách chờ ghép tạng, Lilly Kendall có một cuộc nói chuyện trên truyền hình, một tuần sau có người hiến tạng. Lilly Kendall mắc bệnh tim bẩm sinh, 3 tháng đầu đời trải qua trong bệnh viện. Lên 9 tuổi, sức khỏe cô bé ngày càng xấu, phương pháp duy nhất để...